Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của tổ chức hợp tác quốc tế nhật bản (JICA) tại việt nam (Trang 90 - 100)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.3. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Là Ngân hàng phục vụ bên vay nhưng cho đến nay vai trò của các NHTM này vẫn chưa thực sự rõ nét trong toàn bộ quá trình giải ngân vốn ODA-JICA. Để thúc đẩy quá trình giải ngân nhanh hơn nữa, các Ngân hàng

này cần lưu ý một số điểm như sau:

Thứ nhất, nên có những văn bản trình lên BTC và Nhà tài trợ để JICA đề

84

quyền hạn của mình, một số nghiệp vụ này đang được Bank of Tokyo Misubishi hoặc Bộ Tài chính đảm nhiệm. Như vậy sẽ giảm bớt một khâu trong quá tình tiếp nhận giải ngân ODA của JICA.

Thứ hai, nên tham gia ý kiến ngay từ khâu thẩm định tài chính đối với

các dự án sừ dụng vốn vay ODA-JICA nhằm tránh được những rủi ro gây ra trong sự chậm trễ khi tiến hành tiêp nhận giải ngân.

Thứ ba, nên có những quy định rõ ràng về các mức phạt thỏa đáng cho

những chủ dự án không chấp hành đúng yêu cầu của Ngân hàng và của Nhà tài trợ JICA.

Trên đây là một số những giải pháp và kiến nghị nhằm giải ngân nhanh chóng và hiệu quả nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA. Đây chỉ là những giải pháp và kiến nghị cơ bản, chưa thực sự đầy đủ. Song nếu được thực hiện đồng thời thì chắc chắn việc giải ngân nguồn vốn quan trọng này sẽ được cải thiện một cách tích cực trong thời gian tới.

85

KẾT LUẬN

Vốn ODA của Nhật tuy đa phần là vốn vay phải hoàn trả lại với lãi suất và các điều kiện ràng buộc chặt chẽ khác nhưng có tác động khá lớn đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đáng kể các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Nguồn vốn này còn đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển ở châu Á nói chung khi nó là nguồn vốn bổ sung quý báu và quan trọng cho phát triển vào những giai đoạn khó khăn, khủng hoảng kinh tế ở những nước này.

Thời gian qua Việt Nam đã đạt được những kết quả trong thu hút ODA của JICA là cũng như trong quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn này. Tuy nhiên vẫn còn có những nguyên nhân làm cho quá trình tiếp nhận vốn ODA của JICA trở nên khó khăn và tốc độ giải ngân còn chậm. Trong khi đó việc thực hiện giải ngân ODA không chỉ là vấn đề hết sức quan trọng đối với không chỉ riêng nguồn ODA của JICA mà còn của các nhà tài trợ khác cho Việt Nam. Thời gian tới, với khối lượng cam kết ODA của JICA ngày càng tăng thì việc giải ngân nhanh chóng nguồn vốn này là vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm. Điều này đặt ra yêu cầu đối với Việt Nam là phải có các giải pháp hữu hiệu và đồng thời thực hiện tốt các giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân để đẩy mạnh thu hút ODA của JICA và tăng nhanh tốc độ giải ngân.

Theo tính toán, hiện nay nhu cầu vốn đầu tư phát triển là rất lớn, dự tính đến hết năm 2010 nếu Chính phủ kêu gọi được khoảng hơn 20 tỉ đô la từ nguồn ODA thì mới có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu. Tuy nhiên, để đạt được con số này là rất khó, vì năm 2008, năm mà Việt Nam thu hút được nhiều nguồn vốn cam kết viện trợ nhất, cũng mới chỉ đạt hơn 5.426 tỉ đô la. Năm 2009 con số này đạt được thấp hơn (5.015 tỷ USD).

86

Hơn nữa, Việt Nam vẫn là một nước nghèo vì vậy rất cần vốn để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đó, để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam cần tranh thủ nguồn vốn ODA từ JICA nói riêng cũng như từ các nguồn tài trợ khác nói chung để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, phát triển bền vững của Việt Nam.

Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị tốt cho thời kỳ “hậu ODA”, đặc biệt khi mà các nguồn tài trợ nước ngoài đang có xu hướng giảm như hiện nay đã đến lúc chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện và tỉnh táo hơn về vai trò của nguồn vốn vay nợ nước ngoài nói chung và nguồn vốn vay ODA-JICA nói riêng để từ đó hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp. Và trên hết, cần nhận thức rằng phải giảm dần sự lệ thuộc vào ODA, đồng thời phát huy nguồn vốn trong nước, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, nhằm góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong các năm tới ở Việt Nam.

87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2008), Đề án Hoàn thiện khuôn khổ thể chế quản lý nợ của Việt Nam, Hà Nội.

2. Phan Trung Chính (2008), “Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng

quản lý nguồn vốn này ở nước ta”, Tạp chí Ngân hàng, 7 (4), tr. 18-25. 3. Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản-JICA (2009), Annual Report. 4. Tấn Đức (2008), “ODA: Hiệu quả chưa phải là mục tiêu quản lý”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Viện Kinh tế Thành phố Hồ chí Minh.

5. Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 – 2010, http://oda.mpi.gov.vn.

6. Nguyễn Thanh Hà (2008), “Quản lý ODA: Bài học từ kinh nghiệm

các nước”, Tạp chí Tài chính, 9 (527), tr. 54-57.

7. TS. Lê Quốc Hội (2009), "Định hướng sử dụng ODA”, Website Viện nghiên cứu, Diễn đàn phát triển Việt Nam.

8. Lan Hương (2009), “Nhật cấp 900 triệu USD vốn ODA cho Việt

Nam”, Báo Dân Trí.

9. ThS. Hồ Công Lưu (2009), Mấy nét về nguồn viện trợ ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam, Khoa Việt Nam học, Đại học SP.Hà Nội.

10. Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản-JBIC, Hướng dẫn chuẩn bị các dự án vay vốn ODA của Nhật Bản.

11. “Quản lý và sử dụng vốn ODA: phân cấp cho ai, quản lý thế nào?”,

http://www.ketnoibanbe.org 24/10/2007.

12. TS. Cao Viết Sinh (2009), Tổng quan ODA ở Việt Nam 15 năm (1993 – 2008), Bộ Kế Hoạch và đầu tư.

88

ODA của Nhật", Thời báo kinh tế Sài Gòn.

14. Thanh tra, Tình hình vận động và sử dụng ODA thời kỳ 2001- 2006 và những bài học rút ra, http://thanh tra.gov.vn.

15. GS.TS. Võ Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, Nxb Thống

Kê, Hà Nội.

16. Lê Diệu Thúy (2009), "ODA Nhật Bản- Hướng tiếp cận triển vọng

để đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường", Tạp chí Bảo Vệ Môi trường, (07) 17. Hồ Hữu Tiến (2009), Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 2 (31).

18. Phan Thanh Tịnh (2009), " Chuẩn bị gì cho thời kỳ hậu ODA", Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

19. Tạp chí phát triển kinh tế, Tạp chí kinh tế thế giới, Thời báo Ngân Hàng các số 2006, 2007,2008,2009,2010

20. Dương Đức Ưng (2006), Hiệu quả viện trợ có thể đạt được bằng cách thay đổi hành vi, Hội thảo cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ và các

mô hình viện trợ mới, Hà Nội.

21. Đức Vương (2007), “ Định hướng vốn ODA giai đoạn 2006-2010”,

Thời báo Kinh tế Việt Nam.

22. TS. Hoàng Văn Xô (2008), "Những bài học kinh nghiệm trong quản

lý dự án ODA tại Việt Nam", Đặc san: ODA – 15 năm Hợp tác và phát triển,

Bộ Kế hoạch và đầu tư.

23. Các Website: - http://www.thoibaokinhte.com.vn - http://www.jica.go.jp/vietnam/english/index.html - http://www.mpi.gov.vn - http://www.sbv.gov.vn - http://www.vietbao.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

Sơ đồ 1: Thanh toán theo hình thức thư cam kết

(7) (4) (5) (7) (1) (6) (6) (2) (3)

(1) BQL gửi hợp đồng đã được JICA phê duyệt cho BTC để BTC xem xét chấp nhận các điều kiện thanh toán.

(2) Căn cứ vào ý kiến của BTC và BQLDA yêu cầu mở L/C. (3) Ngân hàng phục vụ bên vay làm thủ tục yêu cầu BTM mở L/C.

(4) BTM mở L/C theo yêu cầu của Ngân hàng phục vụ bên vay và gửi JICA phê duyệt và phát hành thư cam kết thanh toán (L/COM).

(5) JICA xem xét chấp thuận phát hành L/COM cho BTM, khi đó L/C mà BTM mở trước đó mới có hiệu lực.

(6) BTM sẽ thông báo cho người thụ hưởng và Ngân hàng phục vụ bên vay để thông báo cho BQLDA.

(7) Khi người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ của mình như quy định tại hợp đồng và gửi chứng từ yêu cầu thanh toán theo quy định của L/C, JICA sẽ chuyển tiền thanh toán qua BTM và thông báo cho Ngân hàng

phục vụ bên vay để theo dõi nhận nợ vay.

Bộ Tài Chính (Vụ TC đối ngoại) Bank of Tokyo Mitsubishi (BTM) Ban quản lý Dự án (BQLDA) Ngân hàng phục vụ bên vay (NHTMVN) JICA

Sơ đồ 2: Thanh toán theo hình thức chuyển tiền (3) (3) (5) (6) (4) (2) (5) (7) (1)

(1) Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề nghị thanh toán.

(2) BQLDA xem xét, chấp nhận thanh toán và đề nghị BTC rút vốn thanh toán.

(3) BTC sau khi kiểm tra thấy phù hợp sẽ lập thư yêu cầu rút vốn (bằng VND) đính kèm bản chỉ thị thanh toán, yêu cầu thanh toán của nhà thầu, bảng tổng hợp thanh toán của dự án gửi JICA đồng thời gửi Ngân hàng phục vụ bên vay một bộ hồ sơ để phối hợp điều tra, theo dõi tiền về.

(4) BTM gửi điện thông báo cho Ngân hàng phục vụ bên vay các khoản tiền được JICA chấp nhận thanh toán thuộc từng khoản vay cụ thể. (5) Trên cơ sở đó Ngân hàng phục vụ bên vay thông báo cho JICA qua

BTM, xác định tỷ giá mua bán VND/JPY và số tiền JPY tương đương được rút vốn.

(6) JICA yêu cầu BTM chuyển tiền JPY cho Ngân hàng phục vụ bên vay. (7) Khi nhận được tiền Ngân hàng phục vụ bên vay sẽ tiến hành thanh

toán VND theo chỉ thị của BTC và yêu cầu thanh toán của nhà thầu.

Bộ Tài Chính (Vụ TC đối ngoại) Bank of Tokyo Mitsubishi (BTM) Ban quản lý Dự án (BQLDA) Ngân hàng phục vụ bên vay (NHTMVN) JICA Nhà thầu

Sơ đồ 3: Thanh toán theo hình thức hoàn trả (3) (3) (4) (4) (2) (1)

(1) BQLDA ký hợp đồng với nhà thầu. Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề nghị thanh toán.

(2) Sau khi tiền được trích từ NSNN hay nguồn vốn tự có của chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu. BQLDA tập hợp tài liệu, làm yêu cầu thanh toán để gửi BTC.

(3) BTC lập thư yêu cầu rút vốn (bằng JPY) gửi JICA đồng thời gửi Ngân hàng phục vụ bên vay một bản để theo dõi nhận tiền.

(4) JICA xem xét yêu cầu rút vốn và chuyển tiền cho Ngân hàng phục vụ bên vay thông qua BTM. Sau khi nhận được tiền từ BTM, Ngân hàng phục vụ bên vay sẽ chuyển số tiền đó theo yêu cầu của BTC.

Bộ Tài Chính (Vụ TC đối ngoại) Bank of Tokyo Mitsubishi (BTM) Ban quản lý Dự án (BQLDA) Ngân hàng phục vụ bên vay (NHTMVN) JICA Nhà thầu

Phụ lục 2:

Biểu đồ cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1996-2011

Phụ lục 3:

Phân tích các khoản vay cam kết theo năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nguồn vốn ODA có hoàn lại của tổ chức hợp tác quốc tế nhật bản (JICA) tại việt nam (Trang 90 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)