1.2. QUÁ TRÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN VAY ODA
1.2.2. Quy trình giải ngân nguồn vốn vay ODA
1.2.2.1. Giai đoạn tiếp nhận ODA
Giai đoạn này được tính kể từ khi nhà tài trợ xác nhận bằng văn bản về việc sẽ chuyển ODA cho quốc gia tiếp nhận và kết thúc khi vốn đã về đến tài khoản quốc gia tiếp nhận viện trợ.
Ở Việt Nam, Bộ Tài chính cơ quan đại diện cho “người vay” và là người trực tiếp chịu trách nhiệm vấn đề tiếp nhận ODA ở giai đoạn này.
Thời gian ODA được chuyển từ nhà tài trợ tới nước tiếp nhận nhanh hay chậm hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố như hình thức viện trợ, thái độ tiếp nhận và sử dụng ODA của quốc gia tiếp nhận. Nhà tài trợ hoàn toàn chủ động về mặt thời gian ở giai đoạn này và họ có thể kéo dài hay chấm dứt việc chuyển tiền nếu phát hiện bên nhận tiếp nhận không thực hiện đúng theo cam kết đã đề ra.
26
1.2.2.2. Giai đoạn lập kế hoạch vốn đầu tư
Việc lập kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách được thực hiện bởi các Ban quản lý dự án, các Chủ dự án phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước của nước tiếp nhận viện trợ. Hàng năm. dự toán ngân sách đuợc phê duyệt bởi Quốc Hội. Do vậy đây là mắt xích quan trọng nhằm chuẩn bị nguồn vốn để tiến hành chi tiêu trong thời gian tiếp theo.
Ban quản lý dự án và Chủ đầu tư sẽ căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án để lập kế hoạch vốn đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự toán ngân sách đối với câc dự án hành chính sự nghiệp. Sau đó trình lên bộ chủ quản hoặc UBND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung trình Chính phủ và Quốc hội phê duyêt.
Sau khi lập kế hoạch vốn đầu tư, căn cứ vào các hình thức rút vốn được quy định trong các điều ước quốc tế, các Ban quản lý dự án và chủ đầu tư phải xây dựng kế hoạch rút vốn ODA năm sau và gửi lên các cơ quan có liên quan để tổng hợp kế hoạch rút vốn ODA chung. Đồng thời theo dõi tình hình rút và sử dụng vốn ODA của dự án trong năm kế hoạch. Trong kế hoạch này phải phân rõ từng nguồn cung cấp và phân theo từng quý.
1.2.2.3. Mở tài khoản tại Ngân hàng
Để có thể rút vốn và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi Ban quản lý dự án và các Chủ đầu tư phải có tài khoản giao dịch thích hợp mở tại các ngân hàng thương mại theo đúng quy định của nước tiếp nhận ODA. Ví dụ như tài khoản tạm ứng đối với các khoản viện trợ của ADB, tài khoản đặc biệt đối với các khoản viện trợ của WB.
Khi tài khoản được mở tại ngân hàng được chọn làm ngân hàng phục vụ thì ngân hàng này sẽ phải có trách nhiệm thông báo tình hình rút vốn về tài khoản tạm ứng hay tài khoản đặc biệt cho cơ quan quản lý vốn của chủ dự án – Bộ Tài chính hay Ngân hàng Nhà nước và Chủ dự án.
27
1.2.2.4. Lập hồ sơ rút vốn
Mỗi một hình thực rút vốn khác nhau sẽ có một hồ sơ rút vốn tương ứng. Tuy nhiên một bộ hồ sơ rút vốn ODA cần đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau:
- Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền
- Điều ước quốc tế về ODA kí giữa nước nhận tài trợ và nước tài trợ - Kê hoạch vốn đầu tư hoạc dự toán ngân sách năm
- Hợp đồng với các nhà thầu. - Đơn xin rút vốn.
- Chứng từ thanh toán hợp lệ
- Phiếu giá thanh toán đã được cơ quan kiểm soát chi xác nhận
Bộ hồ sơ rút vốn sẽ được lập bởi Ban quản lý dự án. Trong một số trường hợp cần thiết, Cơ quan quản lý Nhà nước có thể yêu cầu ban quản lý dự án cung cấp các tài liệu giải trình bổ sung.
1.2.2.5. Báo cáo, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng vốn vay ODA
Ban quản lý dự án phải có những báo cáo giải trình các công việc đã làm để trình lên các Cơ quan quản lý Nhà nước. Tài khoản tiếp nhận ODA phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, giám sát để đảm bảo cho các khoản chi tiêu được sử dụng đúng mục đích, đúng những điều khoản đã cam kết với nhà tài trợ và theo các quy định của pháp luật. Khi sản phẩm của dự án sử dụng vốn ODA được hoàn thành và bàn giao, có thể coi quá trình giải ngân kết thúc.