.Sơ đồ quy trình vệ sinh phòng tắm

Một phần của tài liệu CHUẨN bị và THỰC HIỆN QUY TRÌNH vệ SINH BUỒNG KHÁCH tại bộ PHẬN BUỒNG THUỘC KHÁCH sạn CHICLAND HOTEL (Trang 37)

Bước 1: Chuẩn bịdụng cụ và hoá chấtvệ sinh buồng tắm

- Chuẩn bị hoá chất: Super glass cleaner, Eaude Javel, Porward DC (Vim), chất tẩy sàn, chất tẩy gỗ,Bath room duck, nước hoa xịt phòng, hóa chất diệt côn trùng...

- Chuẩn bị dụng cụ: Xe đẩy, khăn lau (khăn lau bụi các thiết bị trong phòng ngủ, khăn lau phòng vệ sinh, khăn lau dụng cụ ăn uống), chổi (chổi đót, chổi lông gà, chổi cọ cầu), cây lau sàn, cây đẩy nước, bàn chải (bàn chải mềm, bàn chải cứng), sô, chậu đựng nước, xẻng hót rác, máy hút bụi, máy lau sàn nhà, máy làm sạch thảm...

Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất vệ sinh phòng tắm

Làm thông thoáng và dọn dẹp

Kiểm tra lại tổng thể Lau sàn buồng tắm

Sắp xếp các đồ vải trong buồng tắm Lau chùi

Thu dọn đồ vải bẩn

Bước 2: Làm thông thoáng và dọn dẹp

- Bật quạt hút gió, xả nước bồn cầu, và gom rác, kiểm tra, tắt các thiết bị không cần thiết. Xịt hóa chất(Porward Vim) vào lòng bồn cầu đổ lên vành để dung dịch từ từ nhỏ xuống và đóng nắm bồn cầu lại.

Bước 3: Thu dọn đồ vải bẩn

-Thu gom tất cả các loại đồ vải bẩn bỏ vào túi đựng đồ vải bẩn và gom rác sinh hoạt của khách vào bao rác cạnh xe đẩy sau đó thay túi rác mới.Cần lưu ý để đồ vải bẩn khô và ướt

- Trong quá trình thu gom chú ý kiểm tra kỹ không để lẫn đồ đạc vật dụng cá nhân của khách vào đồ vải bẩn. Đối với buồng có khách nên thu gom đồ vải bẩn và rác sinh hoạt của khách và chỉ nên sắp xếp gọn gàng các đồ dùng của khách

Bước 4: Lau chùi

- Đeo găng tay vào, dùng dung dịch rửa ly, tách, muỗng cốc tại bồn rửa tay bằng miếng cọ mềm, xả sạch bằng nước ấm sau khi rửa sạch lấy khăn lau ly để lau sạch các vết bẩn còn đọng lại trên ly rồi úp lên 1 chiếc khăn sạch và khô. Mang hết ly, tách, muỗng sạch ra bên ngoài phòng khách

- Vệ sinh bồn rửa tay: Sử dụng chai (Cearmic cleaner) dùng miếng bọt biển có xịt nước tẩy rửa chuyên dùng để cọ sạch bồn rửa tay, xung quanh chân vòi nước, các khu vực bàn đá xung quanh bồn rửa. Dùng bàn chải đánh răng để cọ sạch lỗ thoát nước và lỗ tràn. Dùng khăn khô riêng lau sạch lại các bề mặt bồn rửa tay và khu vực xung quanh

- Vệ sinh gương kính và khu vực xung quanh tường: Dùng (Super glass cleaner) xịt trực tiếp nước tẩy rửa chuyên dùng lên cây bông con thỏ đã được giặt sạch rồi chà trực tiếp vào các bề mặt gương kính hay tường đá. Sử dụng mặt kính, gạt sạch nước trên bề mặt kính sau đó dùng khăn lau được làm từ 100% cotton, lau sạch các bề mặt và thiết bị một lần nữa để làm sạch bề mặt sao cho gương sáng, không có vết bẩn trên bề mặt. Cuối cùng, dùng khăn khô lau sạch góc cạnh của gương kính và tường đá

+ Kiểm tra và làm sạch rèm nhà tắm, thanh treo bằng cách dùng khăn ẩm lau sạch toàn bộ, đặc biệt lưu ý đến phần dưới cùng của rèm (nơi tiếp xúc với nước xà phòng và nấm mốc), đảm bảo rèm không có tóc, không mùi hôi, không ố, không rách.

+ Thực hiện thay rèm mới nếu quá bẩn hoặc không thể làm sạch

- Khu vực bồn tắm: Dọn và làm vệ sinh vòi hoa sen: dùng vòi hoa sen xịt nước để làm ướt tường và bồm tắm, kiểm tra vòi hoa sen có còn hoạt động không, có bị tắc không, tháo ra và làm sạch bằng chất tẩy đa năng

+ Dùng hóa chất (Steel shine)inox và bản chải đánh bóng mọi góc cạnh của vòi nước, rửa sạch hóa chất bằng nước và lau khô sao cho mọi góc cạnh của vòi nước phải sạch bóng và không còn dính hóa chất

+ Dùng miếng mút cọ rửa đã được xịt háo chất cọ đều từ trên xuống dưới, từ tường ốp gạch lát đến miệng trên của bồn tắm, lòng bồn tắm, nút đậy lỗ xả nước, lỗ xả tràn

- Khu vựcbồn cầu: Dùng chổi sạch cọ bồn cầu theo thứ tự từ bên trong, bên dưới và bên trên thành bồn cầu. Thực hiện cọ theo hình vòng tròn xung quanh bồn cầu dưới vành, bao gồm cả bên dưới mực nước (chỗ cong)

+ Xả nước trong bồn cầu và rửa luôn chổi cọ sau khi cọ rửa bên trong xong, đặt chổi cọ trong hộp đựng dụng cụ chuyên biệt

+ Dùng (Eaude Javel) bình xịt xịt hóa chất lên bệ ngồi, năp đậy và thân bồn cầu. Sử dụng mút cọ rửa dùng cho bồn cầu để vệ sinh bên ngoài bồn cầu gồm: bồn chứa nước, cần giật nước, nắp đậy, chỗ ngồi, bản lề, phần trên của bồ cầu, bên ngoài và đằng sau bồn cầu

+ Xịt nước và dùng khăn khô lau bụi và kiểm tra lần cuối đảm bảo mọi thứ đã được làm sạch

Bước 5: Sắp xếp đồ vải trong phòng tắm

- Trải dài khăn theo bề ngang,gấp đôi khăn để lấy đường tâm,mở ra, gấp 2 cạnh bên của khăn vào cho khớp với đường tâm của khăn sau đó cuộn tròn lại và xếp chồng lên nhau theo 1 cách logic. Đựng trong chiếc giỏ (Đối với khăn mặt,khăn tay)

- Đối với khăn tắm(treo lên thanh treo ngay ngắn, thẳng thớm,không có vết nhăn. Khăn chân đặt ngay ngắn trên nắp bồn cầu, đặt biệt là để hiện rõ tên của khách sạn lên trên.

Bước 6: Bổ sung các vật phẩm trong buồng tắm

- Đặt các đồ dùng phục vụ khách bao gồm: bàn chải, lược, dao cạo râu, chụp tóc, tăm bông, sữa tắm, dầu gội, kim chỉ, khăn các loại,.(mỗi loại 2 cái) được sắp xếp gọn gàng vào khay để trên khu vực bồn rửa tay

Kiểm tra vàthay cuộn giấy vệ sinh mới Bước 7: Lau sàn buồng tắm

- Vệ sinh khu vực sàn tắm: Bước vệ sinh sàn buồng tắm khách sạn thường làm vệ sinh cuối cùng của quy, sau khi đã mang xô đựng các công, dụng cụ vệ sinh ra ngoài, sử dụng cây lau và nước lau sàn(Sunlight), vệ sinh kỹ ở khe kẽ sàn, lau từ phía trong ra ngoài cửa để đảm bảo sàn sạch tuyệt đối, không bám bụi bẩn hay vết bẩn từ chân người làm phòng.

Bước 8: Kiểm tra lại tổng thể

- Kiểm tra lại một lần cuối toàn bộ phòng tắm, đảm bảo mọi thứ đều sạch sẽ và đúng quy định trước khi thực hiện những công việc làm phòng khác.

c. Điều kiện và các yêu cầu khi thực hiện công việc Điều kiện:

- Các dụng cụ vệ sinh: khăn dùng để vệ sinh, cây cọ bồn cầu, bàn chải nhỏ, mút cọ rửa, bộ gạt gương kính, găng tay. Còn các loại hóa chất vệ sinh: hóa chất tẩy bồn cầu, chất tẩy đa năng, chất tẩy gương kính, chất vệ sinh cốc tách, xịt thơm

- Các đồ dùng và vật phẩm đặt buồng: khăn tắm, khăn tay, khăn mặt, khăn chân, bàn chải, lược, dao cạo râu, chụp tóc, tăm bông, sữa tắm, dầu gội,nước rửa tay, giấy

Yêu cầu:

- Nắm rõ số lượng buồng, số lượng khách, hạng buồng loại buồng để thực hiện bổ sung các vật phẩm cho đúng. Các bề mặt đảm bảo không ẩm, không mùi hôi, không bụi bẩn

- Các đồ dùng phải đặt đúng vị trí, được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, đúng – đủ theo quy định của khách sạn và đạt độ thẩm mỹ cao. Thực hiện làm vệ sinh nhanh, đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn

d. Nhận xét

- Bước 2: Xịt hóa chất và đậy nắm bồn cầu rồi quay lại vệ sinh sau – bước này rất phụ hợp và hiệu quả. Vì khi xịt hóa chất trước rồi làm những công việc từ sạch nhất đến bẩn nhất là bồn cầu thì hóa chất bồn cầu sẽ diệt trừ các loại vi khuẩn ở đó và làm tan chảy các vết ố vàng bên trong bồn cầu, thuận tiện cho việc đánh và vệ sinh bên trong bồn cầu.

- Bước 7: Vệ sinh sàn nhà tắm – khi chỉ sử dụng cây lau sàn thôi sẽ không thể lau hết nước và cát ở sàn nhà, nên xịt nước lau sàn lên sàn rồi dùng bàn chải đánh sàn,đánh kỹ mọi góc cạnh, xịt nước cho trôi hết cát và xà phòng, sau đó sử dụng cây gạt nước gạt sạch nước, cát rồi dùng khăn kho lau lại những chỗ còn váng nước.

e. Kết quả

- Thực hiện thành thạo các bước làm vệ sinh nhà tắm. Phân loại và sử đụng đúng hóa chất và công cụ, dụng cụ vệ sinh

2.3. Đánh giá về công tác chuẩn bị và thực hiện quy trình vệ sinh buồng tại kháchsạn Chicland Hotel sạn Chicland Hotel

2.3.1. Ưu điểm

Quá trình tham gia vào công tác chuẩn vị và vệ sinh phòng cho khách tại khách sạn Chicland em nhận thấy có một số ưu điểm sau:

Về quy trình vệ sinh :

- Tương đối thực hiện theo đúng quy trình,có đảm bảo về mặt thẩm mĩ,chất lượng. - Có đảm bảo sạch sẽ từng vật dụng,từng ngóc ngách,từng loại đồ vải.

- Đầy đủ dụng cụ,thiết bị hỗ trợ vệ sinh Về nhân viên trong khách sạn:

-Trưởng bộ phận thường xuyên kiểm tra,giám sát nhân viên trong quá trình tham gia vào lao động.

- Các nhân viên thực hiện công việc nhanh chóng, nghiêm túc,tác phong gọn gàng luôn hoàn thành tốt các công việc được giao, hay giúp đỡ nhân viên khác. Luôn niềm nở thân thiện với khách hàng,nhiệt tình giúp đỡ khi khách cần một cách tận tình chu đáo.

- Các bộ phận phối hợp chặc chẽ, ăn ý với nhau để công việc diễn ra suông sẽ đặc biệt là bộ phận buồng với bộ phận lễ tân trong công tác về buồng phòng.

- Nhìn chungcả 3 quy trìnhtại khách sạn tương đối đầy đủ,đảm bảo

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh ưu điểm trên thì còn có 1 số mặt hạn chế sau: Về quy trình vệ sinh:

- Công tác chuẩn bị đôi lúc còn rườm rà,chậm chạp

- Quá trình chuẩn bị xe đẩy của khách sạn còn hời hợt, các ngăn chất đồ vải bị thiếu chỗ cho khăn tắm. Nên khăn tắm phải chất chồng lên tầng một của xe. Gây khó khăn khi lấy các vật phẩm và duy chuyển

- Sàn nhà rất khó vệ sinh sạch Về nhân viên trong khách sạn:

- Đôi lúc quá tảicông việc trong các ngày lễ còn chưa được nhiệt tình do kiệt sức,còn bỏ sót nhiều công đoạn trong quá trình thực hiện công việc.

CHƯƠNGIII: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH VỆ SINH BUỒNG TẠI KHÁCH SẠN CHICLAND HOTEL

3.1. Những điểm giống và khác nhau giữa lý thuyết và thực tiễn khi chuẩn bị và thựchiện quy trình vệ sinh buồng của khách tại khách sạn. hiện quy trình vệ sinh buồng của khách tại khách sạn.

3.1.1. Những điểm giống nhau

a. Quy trình thực hiện

- Quy trình chuẩn bị: Quy trình chuẩn bị qua thực tế trải nghiệm cơ bản là giống với lý thuyết, đáp ứng đầy đủ những yếu tố cần thiết khi làm vệ sinh

Về cá nhân cũng giống như yêu cầu về:Trang phục,mùi cơ thể,tóc,trang điểm.. Về tại khách sạn: Sử dụng hoá chất và dụng cụ tương đối giống nhau

- Quy trình vệ sinh buồng khách: Về các bước vệ sinh các thiết bị, bổ sung vật phẩm, lau chùi,lồng và đặt gối trên cơ sở lý thuyết thì đều khágiống với các thao đã họctại khách sạn. Áp dụngtrên lý thuyết là bước lồng và đặt gối, bổ sung vật phẩm giúp nhân viên buồng phòngthực hiện một cách nhanh chóng hơn.

Đều thu gom tất cả các đồ vải bẩn trên giường bỏ vào bao đựng đồ bẩn

- Quy trình vệ sinh buồng tắm: Thực hiện vệ sinh buồng tắm quy trình chuẩn bị hoá chất và dụng cụ vệ sinh của khách sạngiống với quá trình chuẩn bị hoá chất và dụng cụ vệ sinh trên cơ sở lý thuyết.

Đổ dung dịch hoá chất vào bồn cầu đậy nắp lạixong rồi mới tiến hành thực hiện các công việc khác, công việc này tại khách sạn đều giống với trên các cơ sở lý thuyết.

b. Các yêu cầu và điều kiện thực hiện

- Quy trình chuẩn bị: Nắm rõ số lượng khách,số lượng buồng để bố trí sắp xếp các vật phẩm,đồ vải cho đầy đủ trong quá trình thực hiện một các nhanh chóng,thành thục

- Quy trình vệ sinh buồng khách: Vệ sinh buồng đúng theo quy trình của khách sạn đảm bảo an toàn,sạch sẽ ở mức độ đạt chuẩn để bàn giao cho trưởng bộ phận.

- Quy trình vệ sinh buồng tắm:Thực hiện theo đúng quy trình,đảm bảo an toàn về sử dụng hoá chất về liều lượng mức độ cho phép đảm bảo không để lại mùi,bổ dung đầy đủ vật phẩm trong buồng tắm hạn chế thiếu sót.

c. Kết quả

Về quy trình chuẩn bị ở lý thuyết cũng giống tại khách sạn đều chuẩn bị vật phẩmcho buồng khách và buồng tắm,sắp xếp gọn gàng ngăn nắp,không quá chồng lên cao để thuận tiện cho quá trình di chuyển. Hai quy trình vệ sinh buồng khách và buồng tắm đều thực hiện đảm bảo theo quy trình vệ sinh, sắp xếp đầy đủ các loại vật phẩm đúng vị trí.Tất cả đều đạt mức theo tiêu chuẩn của khách sạn.

3.1.2. Những điểm khác nhau

a. Quy trình thực hiện - Quy trình chuẩn bị

+Về lý thuyết thì được trưởng bộ phận phân công công việc trên phiếu khi vào thực tế thì nhân viên tự bố trí sắp xếp thực hiện buồng nào cần vệ sinh trước

+ Tủ đồ vải ngay cuối cầu thang mỗi tầng sẽ đến lấy thay vì sắp xếp lên xe dẩy như lý thuyết Về chuẩn bị trên xe đẩy giữa lý thuyết và khách sạn:

Bảng 2.4. So sánh về quy trình chuẩn bị xe đẩy

Lý thuyết Tại khách sạn

Tầng 1: Nơi đểcác loại ga. Tầng 1: Nơi để các loại vật phẩmcủa buồng khách và buồng tắm

Tầng 2: Đặt các đồ dùng như khăn chân,

khăn mặt, khăn tay, khăn tắm… Tầng 2: Nơi để các loại đồ vải như khănlau khô,lau ướt,khăn vệ sinh phòng khách,khăn vệ sinh buồng tắm

Tầng 3: Sắp xếp các vật phẩm đặt buồng và khay hoá chất làm vệ sinh đặt buồng.

Tầng 3:Nơi để các loại khăn như khăn chân, khăn tay, khăn mặt, khăn tắm.

-Quy trình vệ sinh buồng khách

+ Để có phòng trống sạch kịp thời gian khách nhận phòng, đôi khi nhân viên buồng sẽ bỏ qua các bước như mở cửa sổ, kéo rèm hay những khu vực vệ sinh không thường xuyên như trần nhà, tường, cánh con công, tủ đồ trên cao, kính bên ngoài.

+ Nhân viên buồng chỉ hướng dẫn phòng trống, khu vực cho nhân viên phun hóa chất diệt côn trùng (nhân viên không phải là người phun hóa chất diệt côn trùng ) + Kiểm tra đồ thất lạc, hiện tại khách sạn chưa có biểu mẫu Lost and Found và túi riêng biệt đựng vật dụng, tài sản của khách bỏ quên nên thường được bỏ vào túi rác và ghi chú vào

+ Tại khách sạn ga giường và bọc đệm được nhân viên vệ sinh buồng lấy từ tủ đựng đồ vải ngay cuối cầu thang của khách sạn chứ không phải lấy từ xe đẩy

+ Làm giường trên thực tế của khách sạn đơn giả hơn so với lý thuyết đã được học. Trên thực tế nhân viên buồng chỉ áp dụng cách bung ga về đuôi giường của khách sạn cũng khá đơn giản vìcó phần ga đắp đặt lên nên không yêu cầu tính thẫm mỹ cao như lý thuyết.

-Quy trình vệ sinh buồng tắm

+ Về gang tay bảo hộ trên lý thiết thì cócòn tại khách sạn công việc giữa buồng khách và buồng tắm xem kẽ nhau nên trong thực tế nhân viên vệ sinh buồng không mang

+ Ở lý thuyết sau khi hoàn thành xong quy trình nhân viên sẽ dùng danh mục kiểm tra buồng tắm một lượt bao quát tất cả mọi thứ đã đầy đủhay chưa và đánh dấu vào đó xem đúng yêu cầu chưa và đóng cửa phòng. Nhưng tại khách sạn nhân viên chỉ kiểm tra bằng mắt

b. Yêu cầu và điều kiện thực hiện

-Quy trình chuẩn bị: Ở thực tế nhân viên buồng chỉ cần cầm bảng danh sách buồng cần vệ sinh trong ca làm việc khác ở lý thuyết sẽ nhận phiếu phân công công việc từ trưởng bộ phận.

-Quy trình vệ sinh buồng khách: . Khi thực hiện quy trình ở khách sạn nhân viên buồng

Một phần của tài liệu CHUẨN bị và THỰC HIỆN QUY TRÌNH vệ SINH BUỒNG KHÁCH tại bộ PHẬN BUỒNG THUỘC KHÁCH sạn CHICLAND HOTEL (Trang 37)