1.3.2 .Thành phố Đà Nẵng
2.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Nghệ An
2.1.1. Vị TRÍ ĐịA LÝ
Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Trung tâm Bắc Trung Bộ Việt Nam, có toạ độ địa lý từ 18o35’ đến 20o 00’10’’ vĩ độ Bắc, 103o50’25’’ đến 105o40’30’’ kinh Đông; phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 419 km đường biên giới và phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 82 km.
Tỉnh Nghệ An có diện tích 16.498,5322 (chiếm 2,8% diện tích của cả nước), gồm 20 đơn vị hành chính:Thành phố Vinh là trung tâm tỉnh lỵ (đô thị loại 1), 2 thị xã Cửa Lò (đô thị loại 4), thị xã Thái Hoà, 17 thị trấn huyện lỵ: Kỳ Sơn, Anh Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Thanh Chương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Yên Thành, Tân Kỳ, Diễn Châu và huyện Nghĩa Đàn.
Tỉnh Nghệ An có các tuyến giao thông quan trọng là đường Quốc lộ 1, Quốc lộ 7, Quốc lộ 46, Quốc lộ 48, Quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Nghệ An 132 km, đường sắt Bắc Nam, cảng Cửa Lò, cảng hàng không Vinh...Chính vị trí này đã tạo cho Nghệ An một lợi thế quan trọng trong việc giao lưu và phát triển kinh tế với cả nước và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế.
2.1.2. DÂN Số
Dân số trung bình của tỉnh Nghệ An tăng bình quân 1,14%/năm trong cả thời kỳ 1995-2007 (trong đó giai đoạn 2001-2007 tăng chậm hơn, bình quân 0,95%/năm). Mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân của vùng (1,09%) và cả nước (1,29%) nhờ thực hiện tốt công tác dân số và một bộ phận khá lớn thanh niên đi làm việc ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam, miền Trung và xuất khẩu lao động.
Bảng 2.1: Dân số phân theo các huyện thị của Nghệ An.
Địa phương Diện tích (km2) Dân số (103 ng) Mật độ (ng/km2)
Toàn tỉnh 16498,5 3104,2 188 TP Vinh 67,5 247,1 3658 TX Cửa Lò 27,8 51,4 1849 H. Diễn Châu 305,0 298,5 979 H. Yên Thành 548,5 276,3 504 H. Quỳnh Lưu 607,4 371,7 612 H. Nghi Lộc 378,9 226,2 597 H. Hưng Nguyên 165,3 123,8 749 H. Nam Đàn 294,0 160,5 546 H. Đô Lương 354,8 199,4 562 H.Thanh Chương 1128,9 243,2 215 H. Anh Sơn 603,3 113,2 188 H. Nghĩa Đàn 617,9 198,3 (*) 263 (*) TX Thái Hoà 135,1 H.Tân Kỳ 729,3 138,5 190 H. Quỳ Châu 1057,6 54,8 52 H. Quỳ Hợp 942,5 124,7 132 H. Quế Phong 1890,9 62,8 33 H. Con Cuông 1738,3 69,9 40 H. Tương Dương 2811,3 74,9 27 H. Kỳ Sơn 2094,3 66,3 32
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây, năm 2007 là 1,13%. Tổng dân số tỉnh Nghệ An năm 2007 là 3.101.239 người, là địa phương đông dân thứ tư trong cả nước (sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hoá). Có 6 dân tộc cùng sinh sống hoà thuận với nhau từ lâu đời trên đất Nghệ An, trong đó dân tộc Kinh là chủ yếu, chiếm 86,25%, Thái 9,59%, Khơ Mú 1,07%, còn lại là các dân tộc khác (Mông, Thổ, Ơ đu).
Dân cư phân bố không đồng đều, ở vùng miền núi dân cư thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng ven biển mật độ dân cư cao. Mật độ dân số bình quân trong toàn tỉnh năm 2007 là 188 người/km2, trong đó ở vùng đồng bằng, ven biển là 1117,33 người/km2 và ở vùng miền núi là 117,20 người/km2; cao nhất là thành phố Vinh (3.358 người/km2) và thị xã Cửa Lò (1.849 người/km2), thấp nhất là huyện Tương Dương (27 người/km2)
2.1.3. MÔI TRƯờNG KINH Tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh đạt 9,21% cả thời kỳ 1995-2007, trong đó giai đoạn 1995-2000 là 7,97% và giai đoạn 2001-2007 tăng 10,28%, đạt mục tiêu Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV đề ra (từ 9,5% đến 10,5%). Tốc độ tăng GDP của tỉnh trong giai đoạn 2001-2007 cao hơn mức tăng chung của cả nước (7,75%), vùng Bắc Trung Bộ (9,51%) và một số tỉnh lân cận. Số liệu năm 2007 nền kinh tế tỉnh tăng trưởng với tốc độ cũng thể hiện xu hướng tương tự: 10,52% so với mức bình quân 8,48% của cả nước. Các vùng sản xuất chuyên canh (mía, chè, dứa...) đã được hình thành và phát triển, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho phát triển công nghiệp chế biến. Một số vùng kinh tế động lực bắt đầu hình thành như vùng Vinh và phụ cận, vùng Hoàng Mai, Phủ Quỳ. Xét về mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP, trong thời kỳ 1995-2000, khu vực nông - lâm - ngư đóng góp nhiều nhất (46,42%), tiếp đó là khu vực dịch vụ (38,00%), khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ đóng góp 15,59%. Trong giai đoạn 7 năm tiếp theo, mức độ đóng góp của các ngành cho tăng trưởng GDP tỉnh đã có sự thay đổi đáng kể: khu vực công nghiệp - xây dựng có đóng góp 27,35%, khu vực dịch vụ 35,89% và cuối cùng là khu vực nông - lâm - thủy sản 36,76%. Như vậy, mức đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng lên rất nhanh (1,75 lần) trong khi mức đóng góp của khu vực nông - lâm - thuỷ sản giảm bình thường (1,26 lần).
Thời gian qua, tỉnh đã tiếp tục ban hành và bổ sung kịp thời nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2013 ước 31539 tỷ đồng (giá thực tế), tăng gấp 2,127 lần so năm 2009; tốc độ tăng bình quân mỗi năm 12,7%. Cơ cấu vốn đầu tư biến động theo hướng: tăng dần vốn huy động từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước và từ nguồn vốn nước ngoài, giảm tỷ lệ vốn từ ngân sách Nhà nước (Năm 2009, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chiếm 17,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội; năm 2013, giảm còn chiếm 10,6%). Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chủ yếu tăng cường cho các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội. Nguồn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong dân cư chủ yếu cho phát triển cơ sở mới và mở rộng qui mô SXKD. Qui mô các cơ sở SXKD liên tục được mở rộng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, nhất là trong khu vực CN – XD và các ngành DV.
2.1.5. KếT CấU Hạ TầNG VÀ ĐÔ THị
Những năm qua kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, bộ mặt đô thị và nông thôn được thay đổi nhanh chóng, nhất là vùng miền núi.
2.1.5.1. Thủy lợi
Công tác thuỷ lợi có bước phát triển khá toàn diện, năng lực tưới tiêu được nâng lên đáng kể; thuỷ lợi cho cây trồng cạn, cây công nghiệp, hệ thống đê sông, đê biển đã được chú trọng đầu tư, đặc biệt là trong 5 năm gần đây, do vậy góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất và đời sống người dân. Trong những năm qua các hệ thống, công trình thuỷ lợi trên địa bàn Nghệ An đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, điển hình là: hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam, hệ thống các trạm bơm ở huyện Thanh Chương, tiêu Sông Bùng... Nhiều hồ đập (hồ sông Sào,...), một số trạm bơm điện được đầu tư xây dựng mới.
2.1.5.2. Điện
Hệ thống phân phối điện được quan tâm đầu tư, tính đến năm 2007, 19/19 huyện đã có điện lưới quốc gia đi qua (tăng thêm 2 huyện so với thời kỳ 1996-2000), số xã có điện lưới quốc gia đạt 431/473 xã (91,1%), số hộ dùng điện đạt 92,8%; công
1995). Một số công trình lớn được đầu tư xây dựng và đã đưa vào sử dụng như: Đường dây 110 KV Vinh - Cửa Lò, Vinh - Diễn Châu- Hoàng Mai; các đường dây 35 KV Cửa Rào - Kỳ Sơn,... Các công trình chống quá tải lưới điện và đưa điện về xã được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên, phần lớn mạng lưới đường dây 35 KV trở xuống do xây dựng đã lâu nay đã xuống cấp, quá tải; mạng lưới điện được xây dựng trước đây có nhiều cấp điện áp, gây khó khăn cho việc chuyển đổi về một cấp điện áp chuẩn (theo chuẩn 22 KV); ở vùng nông thôn các tuyến đường dây 10 KV, 0,4 KV chất lượng kém, nhiều nơi không đảm bảo quy cách, an toàn và yêu cầu phải đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Cung cấp điện cho hoạt động của các cơ sở sản xuất chưa ổn định, số lần mất điện trong năm còn lớn, là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới thu hút đầu tư của tỉnh.
2.1.5.3. Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
Việc xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân ngày càng
được quan tâm. Tính đến năm 2007, tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch đạt 71,3%.
- Cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị: Việc xây dựng các nhà máy nước ở đô thị được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đến năm 2005, nhà máy nước Vinh đã được đầu tư nâng công suất từ 2,6 vạn lên 6 vạn m3/ngày đêm; đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng 14 nhà máy nước ở Thị xã Cửa Lò và các thị trấn huyện; đang triển khai xây dựng 03 nhà máy cấp nước ở thị trấn các huyện còn lại, dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2007. lệ dân đô thị được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,84%.
- Nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn: Việc đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn được thực hiện đều khắp cả tỉnh thông qua việc lồng ghép các chương trình đầu tư trên địa bàn tỉnh, đến năm 2007, có 22 nhà máy, trạm cấp nước sạch ở nông thôn được xây dựng, với công suất đầu nguồn 4.000 m3/ngày đêm.
2.1.5.4. Hệ thống bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin - Bưu chính viễn thông
Hệ thống hạ tầng của ngành được quan tâm đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của người dân, sóng điện thoại di động đã phủ đến tất cả trung tâm các huyện. Đến năm 2007, 100% số xã có điện thoại, tỷ lệ máy điện thoại/100 dân đạt 11,2 máy (trong
đó điện thoại cố định là 6,01 máy). Số thuê bao Internet tăng nhanh trong vài năm gần đây, năm 2007 số thuê bao Internet quy đổi đạt 22.317 thuê bao, đạt mật độ 0,74 thuê bao trên 100 dân.
- Công nghệ thông tin
Hạ tầng công nghệ thông tin nhìn chung còn yếu về quy mô, chất lượng; hệ thống cơ sở dữ liệu còn manh mún, nghèo nàn và thiếu cập nhật.Nguồn nhân lực cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế, vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Đầu tư cho đào tạo công nghệ thông tin chưa được quan tâm đúng mức