1.3.2 .Thành phố Đà Nẵng
3.1. Giải pháp chung
Việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), quan trọng hơn đó là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Nghệ An phải được xem là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và đòi hỏi có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của những người đứng đầu.
Một số giải pháp nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cụ thể như sau: 3.1.1. TUYÊN TRUYềN
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua tiếp xúc, gặp gỡ, qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và đặc biệt là nhân dân trong vùng dự án.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, thông thoáng và nhất quán trước sau với nhà đầu tư, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển của Nghệ An, lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng. Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
- Chủ động gặp gỡ, trao đổi và lắng nghe các phản hồi, phản ánh từ cơ sở, doanh nghiệp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp và hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh. Các doanh nghiệp cũng có thể phản ánh, đối thoại, trao đổi cởi mở và nêu câu hỏi để được giải đáp qua trang web Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư tại Nghệ An tại địa chỉ http://www.nghean.vn hoặc http://khdt.nghean.gov.vn . 3.1.2. CÔNG TÁC QUY HOạCH
- Làm tốt xây dựng, rà soát, bổ sung quy hoạch và quản lý quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch của các địa phương, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu.
- Chú trọng công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư; rà soát, kiểm tra, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
- Ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng khu kinh tế, các khu khu công nghiệp tập trung, các lĩnh vực cảng biển, sân bay, đường giao thông, cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải,...); nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin.
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; sử dụng hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (PPP).
3.1.4. CảI CÁCH THủ TụC HÀNH CHÍNH
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục đầu tư. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tư. Thí điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu qua mạng.
3.1.5. PHÁT TRIểN NGUồN NHÂN LựC
- Đào tạo nghề gắn với đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tư. Phát triển hệ thống dạy nghề đa cấp (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề), chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
- Nghiên cứu, dự báo nhu cầu lao động cả về số lượng, cơ cấu ngành nghề để có kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án đầu tư.
3.1.6. Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư
- Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút đầu tư các đối tác, nhà đầu tư trọng điểm phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singpore... Gắn hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, các bộ ngành trung ương, các địa phương trong cùng khu vực.
- Hoàn thiện nội dung và chất lượng tài liệu xúc tiến đầu tư để quảng bá thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh nhằm thu hút đầu tư.
- Tăng cường tỉnh chủ động và phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong hoạt động xúc tiến đầu tư. Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm xúc tiến đầu tư) là cơ quan đầu mối (đối với các dự án ngoài khu kinh tế và các khu công nghiệp tập trung),
các khu công nghiệp tập trung). Gắn kết chặt chẽ, tranh thu sự hỗ trợ của các cơ quan Trung ương; các sở quản lý ngành, các địa phương theo chức năng nhiệm vụ quản lý phải chủ động trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư các dự án thuộc ngành lĩnh vực, địa phương quản lý.
- Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư. 3.1.7. QUảN LÝ NHÀ NƯớC
- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương liên quan cũng như với các cơ quan Trung ương trong việc thẩm tra, cấp phép các dự án đầu tư và theo dõi, đôn đốc các dự án đầu tư sau cấp phép. Một mặt, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đầu tư thực hiện đúng cam kết. Mặt khác, kiên quyết thu hồi các dự án triển khai chậm tiến độ, các dự án treo.
- Nâng cao năng lực thực thi và hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư của các cơ quan chức năng. Chú trọng việc thẩm tra chặt chẽ các dự án đầu tư, chọn lựa được các đối tác tin cậy, đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án đầu tư.
3.1.8. NÂNG CAO NHậN THứC, KIếN THứC Về PHÁP LUậT
Nâng cao nhận thức, kiến thức về pháp luật cho các doanh nghiệp cũng như chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh thông qua các cuộc tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức các lớp đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho bộ phận doanh nghiệp mới thành lập; liên kết đào tạo nghề, tổ chức các hội chợ việc làm gắn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Cụ thể:
* Giai đoạn ngắn hạn:
- Việc trước tiên cần tuyên truyền, phổ biến nội dung của PCI tới các cơ quan hành chính Nhà nước từ các Sở, ban, ngành; địa phương từ cấp huyện tới cấp phường, xã. Việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chỉ số năng lực cạnh tranh PCI sẽ là cơ sở để từng cơ quan xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc cải thiện điểm số PCI và thực tế chính là cải thiện môi trường cạnh tranh của tỉnh. Cụ thể hơn, các ngành, địa phương cần căn cứ vào tình hình chung, vào từng chỉ số cấu thành PCI để có kế hoạch cụ thể để triển khai, thực hiện nghiêm túc trên cơ sở phản ảnh của cộng đồng doanh nghiệp và sự giám sát của lãnh đạo tỉnh (Hội đồng nhân dân tỉnh).
- Phối hợp với VCCI nhằm mục tiêu cung cấp, làm rõ và tư vấn các cách thức cải thiện chỉ số PCI của tỉnh trong các năm tiếp theo:
+ Hàng năm, tổ chức các cuộc tiếp xúc, làm việc với VCCI để nắm bắt được nhu cầu, thông tin và kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp để có giải pháp thiết thực và hiệu quả nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Nghệ An.
+ Mời các chuyên gia trao đổi, tập huấn, đào tạo, nâng cao nhận thức, kiến thức về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cho các sở, ban, ngành và địa phương để từ đó có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả trong cải thiện môi trường đầu tư Nghệ An.
- Một trong những vấn đề cốt lõi còn tồn tại như đã nêu trong các chỉ số thành phần đó chính là cải cách thủ tục hành chính. Trong thời gian ngắn, việc có thể làm ngay đó là yêu cầu các cơ quan hành chính trong tỉnh niêm yết công khai tất cả các thủ tục hành chính và các chính sách liên quan đến phạm vi quản lý Nhà nước của mình theo hướng mà người dân dễ dàng nhất trong việc tiếp cận và thực hiện. Hiện nay, các ngành và địa phương về cơ bản đã thực hiện xong việc thống kê và rà soát các thủ tục hành chính theo yêu cầu của Đề án 30 do đó việc niêm yết các thủ tục này cần triển khai sớm.
Việc công khai các thủ tục và chính sách cũng chỉ là điều kiện cần, để thực hiện CCHC không thể thành công nếu không đảm bảo điều kiện đủ, đó chính là việc cam kết thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, chính sách đó của từng cơ quan; cụ thể hơn chính là ở từng đồng chí lãnh đạo và từng CBCC giải quyết trực tiếp. Do đó, cần đề cao hơn nữa trách nhiệm và thái độ “phục vụ” của đội ngũ CBCC trong các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, cần có các biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của cán bộ công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức.
- Các ngành, địa phương cần rà soát, điều chỉnh và bổ sung các chính sách theo hướng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
- Trước mắt, tập hợp các báo cáo của VCCI nói chung và các báo cáo đặc thù của tỉnh Nghệ An liên quan đến chỉ số PCI để công bố trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh. Bên cạnh đó, nghiên cứu xây dựng công cụ để cộng đồng doanh nghiệp, người dân có thể
như cách thức điều tra của VCCI. Việc làm này sẽ đảm bảo các kết quả điều tra năng lực cạnh tranh của tỉnh được chính xác, công khai và dân chủ hơn.
* Giai đoạn trung và dài hạn.
- Những chỉ số cần có thời gian dài hơn để khắc phục như: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, đầu tư cho đội ngũ CBCC, trang bị công nghệ cho các cơ quan, xây dựng thiết chế pháp lý…
- Tập trung tạo quỹ đất sạch: Triển khai xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương, tạo thuận lợi về thủ tục hành chính, đất đai để các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai nhanh.
- Tăng tính ổn định của việc cung cấp điện, nước, viễn thông, hạ tầng giao thông… vì đây cũng là một trong những nguyên nhân tác động thường xuyên đến cảm nhận của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của tỉnh.
- Chú trọng đầu tư và quy hoạch về giao thông và cơ sở hạ tầng tạo sự thuận tiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Tỉnh cần tiếp tục có những giải pháp mang tính đột phá trong đầu tư kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ, đạt tiêu chuẩn.
- Hoàn thiện các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại các địa phương và công bố công khai.
- Đối với đội ngũ CBCC, ngoài các yêu cầu về trình độ, năng lực công tác, một yêu cầu rất quan trọng đó là đạo đức nghề nghiệp và tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ. Liên quan đến vấn đề này, đòi hòi phải có những giải pháp đồng bộ về tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch, sử dụng cán bộ… cho đến các cơ chế, chính sách nâng cao thu nhập, đời sống cho CBCC và thu hút nhân tài của tỉnh.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác rà soát, thống kê lại diện tích đất đai toàn tỉnh, hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, khu đất sạch cho các dự án, đất xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN. Việc kiểm tra các dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng cũng cần tiếp tục được quan tâm thực hiện để đôn đốc, yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo dự án được duyệt như đầu tư kết cấu hạ tầng, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, thực hiện theo đúng tiến độ được duyệt.