Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 002 (Trang 47 - 53)

1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ

1.2.2.3.Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng

với các nước đang phát triển.

Trong hai thập kỷ qua, nhiều quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi trên thế giới đã và đang nhanh chóng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng thông qua việc tháo bỏ các rào cản hạn chế sự đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào hệ thống tài

chính của họ. Nghiên cứu tác động của hội nhập quốc tế lên lĩnh vực ngân hàng cho thấy có tác động ở cả hai mặt: tích cực và tiêu cực, cụ thể như sau:

Tác động tích cực.

(a) Tạo ra nguồn vốn mới cho nhiều quốc gia đang phát triển đã từng trải

qua các cuộc khủng hoảng và đưa đến các thông lệ quốc tế trong hoạt động giám sát ngân hàng.

(b) Nguồn vốn đƣợc phân bổ một cách hiệu quả từ nơi dư thừa tới nơi khan

hiếm thông qua cơ chế thị trường tự do, ở phạm vi trong một quốc gia và trên toàn cầu.

(c) Cải thiện sự hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong nƣớc thông qua

việc cho phép các ngân hàng nước ngoài cải thiện chất lượng, giá cả và cung ứng các cơng cụ tài chính mới cho thị trường trong nước; cung cấp nhiều hình thức tài trợ và cho vay phù hợp hơn so với ngân hàng trong nước.

(d) Nâng cao trình độ quản lý của các ngân hàng trong nƣớc do sự có mặt

của các ngân hàng nước ngồi sẽ là điều kiện để hoạt động chuyển giao công nghệ

(bao gồm cả kĩ năng làm việc, trình độ quản lý tín dụng, khả năng đánh giá rủi ro...) diễn ra và được thực hiện.

(e) Cải thiện sự ổn định của hệ thống ngân hàng trong nƣớc bằng cách:

Thứ nhất, sự tham gia của các ngân hàng nước ngồi có thể đáp ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế và góp phần giảm các cú sốc từ bên ngồi (như khủng hoảng). Khi đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc các ngân hàng con của họ có thể có được sự trợ giúp vốn khi cần thiết từ ngân hàng mẹ trong trường hợp bất ổn. Thứ hai, các ngân hàng nước ngoài cho phép những khách hàng gửi tiền trong nước có thể mở tài khoản và chuyển sang gửi tại ngân hàng nước ngồi tại nước đó nếu những người gửi tiền không tin tưởng vào sự ổn định của các ngân hàng trong nước khi có khủng hoảng xảy ra, điều này sẽ giúp ổn định tổng số tiền gửi của cả hệ thống.

(f) Chất lƣợng dịch vụ tài chính tốt hơn với chi phí thấp hơn thông qua sự

cạnh tranh cung cấp các dịch vụ tài chính cũng như trong việc nhận được nguồn tài trợ sẽ buộc các ngân hàng trong nước phải từng bước áp dụng các thông lệ quốc tế như các chi nhánh ngân hàng nước ngồi, nhờ đó thơng tin tổng thể về tình trạng hệ thống ngân hàng sẽ được cải thiện, thị trường tài chính trong nước sẽ hoạt động có kỷ luật hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn. Kết quả là các khách hàng của ngân hàng sẽ có được các dịch vụ tài chính với chất lượng cao và chi phí thấp hơn.

Tác động tiêu cực.

(a) Tác động tiêu cực tới hệ thống tài chính và nền kinh tế trong nƣớc.

Quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng càng mạnh mẽ thì sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thị trường tài chính có thể xẩy ra với các tác động chính như sau:

- Thứ nhất, là một phần của các tập đồn tài chính ngân hàng có quy mơ hoạt động trên tồn cầu, vì vậy các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng con của họ có thể khơng bị ảnh hưởng tiêu cực trong những thời điểm mà hệ thống ngân hàng, tài chính của quốc gia nơi họ đầu tư bị rơi vào khó khăn. Tuy nhiên, do các tập đồn ngân hàng quốc tế ln áp dụng thống nhất một chính sách chung cho các ngân hàng con, chi nhánh của mình trên tồn cầu, chính vì vậy trong trường hợp có một sự kiện xảy ra tại một quốc gia nào đó hoặc để đối phó với những cú sốc từ chính quốc gia của ngân hàng mẹ, các ngân hàng nước ngồi thường áp dụng những chính sách hoặc những cơ chế có thể gây tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, tài chính của nước sở tại. Theo một nghiên cứu của Golderg (2001) đã chỉ ra rằng ảnh hưởng của các ngân hàng Mỹ đối với quốc gia đang phát triển thường phản ánh tình trạng và những biến động về điều kiện nền kinh tế của nước Mỹ hơn là sự tăng trưởng và lãi suất của các nước đang phát triển nơi mà họ có các chi nhánh hoặc ngân hàng con hoạt động.

- Thứ hai, đặc biệt khi chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng con chiếm lĩnh phần lớn trong quy mô hoạt động và vốn sở hữu trong tổng số các ngân hàng nước ngồi có mặt tại nước sở tại (quốc gia nơi mà các ngân hàng có chi

nhánh hoặc ngân hàng con) thì tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nền kinh tế

của quốc gia sở tại trong trường hợp có một cú sốc xảy ra tại quốc gia của ngân hàng mẹ.

(b) Tác động tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng trong nƣớc.

Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, ở các quốc gia đang phát triển, các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại đây thường có chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào cao hơn, có khả năng sinh lợi cao hơn so với các ngân hàng trong nước; Thêm vào đó, các tác động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài đối với hệ thống ngân hàng trong nước thường xảy ra ngay sau khi có sự gia nhập của các ngân hàng này vào thị trường trong nước và không phụ thuộc vào thị phần mà họ chiếm lĩnh sau khi gia nhập.

(c) Tác động đến danh mục tín dụng của các ngân hàng trong nƣớc.

Thực tế cho thấy, trong nhiều trường hợp, các ngân hàng nước ngoài chỉ

“chọn miếng ngon” và tình trạng này khá phổ biến ở các quốc gia kém phát triển.

Các ngân hàng nước ngoài chỉ chọn những khách hàng làm ăn có lãi, có độ tín nhiệm cao, và thông thường họ đánh giá mức độ rủi ro tốt hơn các ngân hàng trong nước, hoặc họ tìm cách để chuyển rủi ro cho phía ngân hàng trong nước như chỉ cho vay bán buôn, cho vay thông qua các ngân hàng trong nước.

(d) Tác động đến nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, khi các tập đoàn ngân hàng nước ngoài tham gia mở chi nhánh hoặc thành lập ngân hàng con ở các quốc gia đang phát triển, họ nhanh chóng thu hút một lực lượng lao động có trình độ cao vào làm việc do có chế độ tiền lương hấp dẫn (thường là họ trả cho lao động có trình độ cao gấp

khoảng 4 đến 6 lần so với các ngân hàng trong nước trả). Hiện tượng “Chảy máu chất xám” này rất phổ biến và trở thành một xu hướng tất yếu ở các quốc gia đang

phát triển khi quá trình hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc. Nếu khơng có chính sách thu hút, tuyển dụng, đãi ngộ và phát triển nguồn nhân lực đúng

đắn và phù hợp, chắc chắn các ngân hàng trong nước sẽ bị mất đi một lực lượng cán bộ tốt nhất của họ.

(e) Tác động đến hoạt động quản lý, giám sát trong hoạt động ngân hàng.

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường trong nước cũng đồng nghĩa với việc nhập khẩu công nghệ quản lý cho ít nhất một bộ phận của hệ thống ngân hàng và có thể sẽ góp phần cải thiện chất lượng cán bộ và chuẩn mực thanh tra giám sát ngân hàng. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lại cho rằng khi hoạt động ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia thì vấn đề giám sát, quản lý trở nên rất phức tạp. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia đều gắn kết chặt chẽ và phụ thuộc, chế ước lẫn nhau trong hoạt động của mình, vì vậy cần phải có những giải pháp mang tính chuẩn mực về mọi khía cạnh trong hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng.

1.2.2.4. Yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với xu hướng hội nhập và mở cửa thị trường ngân hàng mạnh mẽ như hiện nay, để tận dụng tất cả những cơ hội cũng như kiểm soát các thách thức mà hội nhập KTQT đặt ra thì nâng cao hiệu quả tín dụng - nghiệp vụ chính yếu của các

ngân hàng thƣơng mại, là yêu cầu tất yếu đặt ra cho hệ thống NHTM, là tiền đề

quan trọng để NHTM có thể phát huy đầy đủ vai trị tích cực của tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang phát triển như hiện nay. Điều này xuất phát từ những yêu cầu sau:

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả tín dụng là một trong những mục tiêu quan trọng

hàng đầu đặt ra cho hệ thống NHTM, tạo điều kiện cho hệ thống NHTM huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước, tiến hành phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho vay đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xứng đáng là một kênh dẫn nhập vốn quan trọng và hàng đầu trước yêu cầu của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả tín dụng đặt ra yêu cầu là kiểm soát và giảm đến

mức thấp nhất rủi ro tín dụng xảy ra, địi hỏi Nhà nước phải nhanh chóng đưa ra những giải pháp vĩ mơ xây dựng môi trường kinh tế và môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của NHTM. Bởi lẽ, sự ổn định của hệ thống NHTM là nền tảng vững chắc cho nền kinh tế đi vào tăng trưởng và hội nhập.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả tín dụng địi hỏi các NHTM giải quyết mối quan hệ

cung - cầu vốn, cân đối tín dụng tránh hiện tượng thừa và thiếu vốn. Các NHTM ln đặt mục tiêu hiệu quả tín dụng trên cơ sở mở rộng tín dụng hợp lý với đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh hiện tượng mở rộng tín dụng quá mức và cho vay thiếu thận trọng, trong khi năng lực quản trị của NHTM cịn hạn chế khơng kiểm sốt được các khoản vay, cơ cấu tín dụng thiếu hợp lý, đây là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến nợ khó địi gây thất thốt vốn cho NHTM.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả tín dụng đã đặt ra yêu cầu bức bách cho NHTM

phải cải tiến phương cách quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, đánh giá lựa chọn khách hàng khi cho vay.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả tín dụng cũng địi hỏi NHTM trước hết phải nâng

cao năng lực tài chính, sắp xếp lại hệ thống NHTM, tích cực thu hồi các khoản nợ khó địi, đẩy mạnh luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, NHTM cịn phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các biện pháp đổi mới công nghệ và quản lý nhân sự. Có như vậy mới có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam theo lộ trình mở cửa của WTO.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 002 (Trang 47 - 53)