Chỉ tiêu doanh số cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 002 (Trang 77 - 81)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.2.3.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay

Nhìn chung, trong mấy năm gần đây tín dụng tăng trưởng khá nhanh so với những năm đầu thành lập của Chi nhánh, đặc biệt là năm 2011 với mức doanh số cho vay cao nhất từ trước đến nay, khoảng 2.784 tỷ đồng, tăng 114% so với mức cho vay năm 2010. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Chính sách thắt chặt tiền tệ trong năm 2011 của Chính Phủ, đến cuối năm 2012, tổng doanh số của cả Chi nhánh chỉ còn khoảng 1.785 tỷ đồng (giảm 36% so với năm trước đó). Chi tiết kết cấu doanh số cho vay được mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.4: Kết cấu doanh số cho vay Đơn vị: Triệu đồng Doanh số cho vay Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %

- Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.006.997 2.472.613 1.653.273 1.465.616 245 819.340 67 Trung,dài hạn 295.243 311.809 131.297 16.566 106 -180.512 42 - Theo thành phần kinh tế Kinh tế quốc doanh 847.661 1.876.555 1.376.292 1.028.894 221 500.263 162 Kinh tế ngoài quốc doanh 454.579 907.867 408.278 453.288 200 -499.589 45 - Theo tiền tệ VNĐ 943.682 1.609.193 550.352 665.511 171 389.439 34 Ngoại tệ quy đổi 358.558 1.175.229 1.234.218 1.058.875 328 58.989 105 Tổng 1.302.240 2.784.422 1.784.570 1.482.182 214 -999.852 64

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TNHH Indovina - CN Đống Đa qua các năm).

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy:

- Khi xem xét doanh số cho vay theo kỳ hạn, năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn là 1.006.997 triệu đồng chiếm 77% tổng doanh số cho vay, đến năm 2011 tỷ lệ này là xấp xỉ 89% và đến năm 2011 là 93%. So sánh với nguồn huy động ngắn hạn ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn ở IVB Đống Đa như vậy là phù hợp, bởi nguồn ngắn hạn được sử dụng chủ yếu cho vay ngắn hạn. Mặt khác, với bất kỳ một ngân hàng thương mại nào, yếu tố vòng quay vốn nhanh là rất cần thiết, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn là tốt. Mặc dù cho vay trung dài hạn theo các năm đã tăng lên nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp. Tuy nhiên, do thời gian gần đây hoạt động tín dụng tại

nhiều Ngân hàng trong cả nước mắc phải một số sai lầm như đầu tư quá lớn vào một số khách hàng, cán bộ tín dụng nói riêng và lãnh đạo Ngân hàng móc ngoặc cho vay xuất phát từ lợi ích cá nhân đã làm thất thốt hàng tỷ đồng. Từ thực trạng đó, IVB Đống Đa đã rút ra một số bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. IVB Đống Đa đã lấy hiệu quả an toàn làm mục tiêu hàng đầu với phương châm cho vay ít mà an tồn cịn hơn chạy theo số lượng.

Tuy nhiên, chính sách thận trọng q mức đó của IVB Đống Đa cũng đã làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng bởi lẽ: Chất lượng tín dụng được đánh giá là tốt khi nó thỏa mãn cả ba chủ thể: Ngân hàng, khách hàng và Chính phủ. Ở đây, để an toàn trong thời kỳ kinh tế suy thối và lạm phát cao, IVB Đống Đa đã khơng mở rộng tín dụng mà chủ yếu gửi các ngân hàng nước ngồi có uy tín và giữ ổn định cơ sở khách hàng hiện có. Điều này giúp an tồn cho Ngân hàng nhưng khách hàng sẽ khơng hài lịng vì khơng được Ngân hàng cấp vốn, thành phố sẽ không hài lịng vì tiền huy động được từ người dân thành phố lại bị gửi ở nước ngoài và cho vay đi nơi khác thay vì đầu tư phát triển ở thành phố. Chính vì thế, IVB Đống Đa cần đào tạo chuyên sâu cho cán bộ để nâng cao khả năng tư vấn để hỗ trợ cho doanh nghiệp các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Có như vậy, hiệu quả tín dụng mới được nâng cao cả về chất và lượng theo đúng nghĩa của nó.

- Khi xem xét doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, ta thấy doanh số cho vay vẫn tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế quốc doanh và tỷ trọng của nó tăng dần qua các năm. Đặc biệt năm 2012 chiếm 77% tổng dư nợ, tương ứng với đó là tỷ trọng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh giảm dần và chiếm tỷ lệ rất nhỏ (từ 35% năm 2010 xuống còn 23% năm 2012).

Qua đó ta thấy các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là khách hàng truyền thống của chi nhánh là do: Các doanh nghiệp quốc doanh vẫn được nhà nước bảo đảm và quan điểm của ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn chưa được cải thiện nhiều. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp Nhà nước đã bị thu hẹp nhiều do chính sách cổ phần hóa, do chuyển sang mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên; Tương ứng với nó là sự tăng dần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

nhưng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do gặp nhiều khó khăn về chứng minh tài sản bảo đảm và còn yếu kém trong việc đưa ra các phương án kinh doanh hiệu quả.

Có thể thấy, mặc dù việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đồng ý tuân theo các quy tắc thương mại của WTO nhằm đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ, và Nhà nước ta cũng đã có rất nhiều chính sách u cầu các NHTM hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, song thực tế mức bảo hộ đối với các doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn rất lớn và họ tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn nhiều so với thành phần kinh tế tư nhân. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh theo thành phần kinh tế do vậy vẫn nghiêng về các thành phần kinh tế nhà nước.

- Khi xem xét kết cấu doanh số cho vay theo tiền tệ, ta thấy doanh số cho vay bằng ngoại tệ (chủ yếu là Đô la Mỹ) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong ba năm qua. Cụ

thể, doanh số cho vay bằng ngoại tệ đã tăng từ 27,5% vào năm 2010 lên mức 42% vào năm 2011 và đạt đỉnh ở 69% khi kết thúc năm 2012.

Nguyên nhân của thực trạng này là do từ năm 2011, các ngân hàng thiếu tiền đồng nên việc cho vay khó, lãi suất lại lên rất cao (từ 18% đến 25%/ năm); trong

khi đó với bản chất là một ngân hàng liên doanh, vốn ngoại tệ của IVB Đống Đa khá ổn định và dồi dào, nên việc IVB Đống Đa mở rộng cho vay bằng ngoại tệ là điều tất yếu. Thực trạng này cũng diễn ra ở nhiều ngân hàng có nguồn vốn ngoại tệ lớn tương tự như Chi nhánh Đống Đa. Như vậy, nhờ có các cam kết mở rộng lĩnh vực ngân hàng trong tiến trình hội nhập KTQT trong lĩnh vực ngân hàng đối với các ngân hàng có vốn nước ngồi tại Việt Nam, doanh số cho vay bằng ngoại tệ của chi nhánh ngày càng tăng trưởng. Điều này đã tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam do đưa được nguồn ngoại tệ từ bên ngoài vào một quốc gia đang phát triển với cán cân thương mại nghiêng về nhập siêu. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức với các NHTM trong nước khi cạnh tranh với các ngân hàng có vốn nước ngồi về tăng trưởng dư nợ ngoại tệ.

Chính vì thế, để ổn định lại thị trường, trong năm 2011 Chính Phủ đã ban hành thông tư số 07 thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ, hạn chế các nhu cầu vay vốn để

nhập khẩu hàng hóa, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán... và thông qua quyết định yêu cầu các ngân hàng điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1% nhằm thu hẹp khoảng cách lãi suất và hãm đà tăng trưởng tín dụng ngoại tệ nóng.

Nhìn chung, chỉ tiêu doanh số cho vay của IVB Đống Đa đạt kết quả khá tốt, tăng mạnh nhất vào năm 2011 và chậm lại vào năm 2012 do ảnh hưởng chung của lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới nhưng vẫn còn tập trung chủ yếu ở cho vay ngắn hạn và kinh tế quốc doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 002 (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)