2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế trên đây về chất lượng tín dụng của IVB Đống Đa do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Thứ nhất, những nguyên nhân từ phía Ngân hàng:
Một là, xét về chính sách tín dụng: Sau các vụ án kinh tế lớn trong nước
như vụ án Tamexco (là một trong năm vụ án lớn nhất nước được xét xử năm 1997,
với 4 người bị tử hình, tổng số tiền liên quan đến vụ án khoảng 40 triệu đô la Mỹ, tài sản liên quan đến đất hàng trăm héc ta giá trị tới hàng ngàn tỷ đồng), vụ án
Minh Phụng - Epco (xét xử năm 2000, có 2 người bị tử hình và là vụ án giữ kỷ lục
về số tiền lên quan đến vụ án là khoảng 6000 ngàn tỷ đồng và 32,6 triệu đô la Mỹ bồi thường cho 6 ngân hàng thương mại lớn trong nước); hệ thống ngân hàng nói
chung và IVB Đống Đa nói riêng có xu hướng thận trọng trong việc cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tâm lý của các cán bộ tín dụng cho rằng, cho vay đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh là mạo hiểm, có tỷ lệ rủi ro cao do khơng có sự đảm bảo của Nhà nước, điều này làm giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác do đặc điểm riêng của kinh tế ngoài quốc doanh nên doanh số cho vay không lớn, lợi nhuận mang lại ít hơn so với cho vay các tổng cơng ty trong khi vốn tự có của nó lại thấp. Vì vậy, khách hàng thuộc các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là đối tượng cho vay chủ yếu của IVB Đống Đa từ những ngày đầu tiên thành lập.
Hai là, xét về quy trình tín dụng: Cán bộ Ngân hàng tuy đều được phổ biến
một cách cụ thể về quy trình tín dụng nhưng trong q trình thực hiện vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
(i) Công tác thu thập thông tin thường dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và có tham khảo thêm một số thơng tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều khi quy trình này được thực hiện chưa tốt, dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả
của dự án cũng như khả năng thực tế của khách hàng. Hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro tín dụng giữa IVB Đống Đa, Hội Sở chính và NHNN chưa đáp ứng được yêu cầu, sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các NHTM trong việc xét duyệt cho vay và quản lý vốn vay đối với các khách hàng vay vốn chưa tốt, thiếu các thơng tin trung thực cần thiết về tình trạng nợ nần, hiệu quả kinh doanh của khách hàng nên không tránh được rủi ro. Mặc dù chi nhánh Đống Đa đã có bộ phận chuyên trách thơng tin phịng ngừa rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng (nằm trong bộ phận quản lý tín dụng) nhưng đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa thực
sự là công cụ tốt để ngăn ngừa rủi ro, tiêu cực trong ngân hàng.
(ii) Công tác đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đơi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lượng tín dụng. Chi nhánh Đống Đa định giá tài sản thế chấp theo quy định chung, có tham khảo thêm giá tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá qua các kênh trực tiếp như hỏi giá các tài sản lân cận hoặc kênh gián tiếp như thông qua điện thoại, internet... Các tài sản thế chấp mà khách hàng sử dụng để đảm bảo tiền vay của chi nhánh Đống Đa chủ yếu là đất đai, nhà ở, máy móc thiết bị và ơ tơ. Mức giá của các loại tài sản này thường không ổn định nên việc định giá đúng là rất khó khăn. Đối với các tài sản thế chấp thuộc loại hình máy móc thiết bị thì theo quy định, ngân hàng khơng yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc này thường được mua đi bán lại nhiều lần nên các doanh nghiệp thường khơng có giấy tờ sở hữu các tài sản đó. Điều này làm ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng.
(iii) Công tác kiểm tra giám sát cho vay đơi khi cịn mang tính hình thức, trên giấy tờ, khơng phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu và triệt để. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân gây phát sinh nợ quá hạn.
Ba là, xét về hoạt động Marketing của ngân hàng: Do IVB nói chung và chi
nhánh Đống Đa nói riêng chỉ tập trung vào các khách hàng quen thuộc, các đối tác đã có mối quan hệ hoặc quen biết mà chưa tập trung vào các hoạt động quảng bá
thương hiệu, chưa biết vận dụng marketing nhằm nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, đa dạng hóa chất lượng dịch vụ và sản phẩm cịn chưa tốt. Ngân hàng cũng chưa có những biện pháp tích cực để thu hút khách hàng cả về huy động vốn và sử dụng vốn vay.
Bốn là, xét về trình độ cán bộ: Như đã đề cập ở phần những hạn chế, ở chi
nhánh Đống Đa vẫn còn một bộ phận các cán bộ chưa nắm bắt được nhu cầu và sự thay đổi của thị trường, không nhanh nhạy và thiếu kinh nghiệm.
Năm là, xét về chế độ đãi ngộ: Ngân hàng chưa có chế độ đãi ngộ, thưởng
phạt hợp lý đối với các cán bộ ở các vị trí khác nhau và cường độ làm việc khác nhau. Điều này dẫn đến hiện tượng có một số cán bộ tín dụng ngại cho vay, sợ trách nhiệm và chưa tâm huyết với công việc.
Thứ hai, những nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn:
Một là, khách hàng cung cấp thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh, về tài
chính khơng đầy đủ, nếu có thì khơng kịp thời và sai lệch so với thực tế. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ sản xuất kinh doanh gia đình. Báo cáo tài chính, sổ sách kế tốn của các khách hàng này thường tự làm và nhiều sai sót, lại khơng có kiểm tốn nên khơng phản ánh đúng tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho cơng tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng. Thực tế, nếu muốn biết rõ thông tin về những khách hàng này, cán bộ tín dụng phải đi kiểm tra thực tế và thậm chí cịn phải thơng qua nhiều mối quan hệ khác nhau để có thể nắm bắt được thông tin kịp thời của khách hàng.
Hai là, vốn tự có của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh thấp. Trong khi tín dụng trung – dài hạn tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia đầu tư phải đảm bảo từ 30 – 50% tổng vốn đầu tư của dự án, ngân hàng chỉ cho vay phần vốn còn thiếu, tức là từ 50 – 70% vốn đầu tư của dự án. Do không đáp ứng đủ các điều kiện về vốn tự có, về tài sản thế chấp, về tính khả thi của dự án nên khơng đủ điều kiện để được Ngân hàng cho vay.
Thứ ba, các nguyên nhân khác:
Một là, sự không ổn định của môi trường kinh tế trên thế giới đã ảnh hưởng
đến nền kinh tế Việt Nam. Như đã phân tích ở chương một, hội nhập KTQT tuy đem lại rất nhiều cơ hội để phát triển cho nền kinh tế Việt nam nhưng song song với những cơ hội đó là rất nhiều thách thức cần phải vượt qua. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do xu thế tồn cầu hố, ảnh hưởng gần như ngay tức thì với những biến động về giá xăng dầu, giá vàng, tỷ giá hối đoái ... của thị trường thế giới cũng như những biến động trong bản thân các quốc gia khác... Ngân hàng, với vai trò là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế cũng khơng nằm ngồi những sự ảnh hưởng đó bởi lẽ ngành ngân hàng cũng phụ thuộc rất nhiều vào các ngành nghề khác trong nền kinh tế. Trong một nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp khơng có nhu cầu sử dụng vốn thì ngân hàng cũng khơng thể hoạt động có hiệu quả.
Hai là, hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa
được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng như môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa hồn thiện nên khơng đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, sự thay đổi trong cơ chế, chính sách của Nhà nước đã khiến cho hoạt động tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn. Tuy Việt Nam đã gia nhập WTO được gần năm năm nhưng chính sách của Nhà nước ban hành cịn chậm và chưa thơng thống để có thể giúp hoạt động tín dụng phát triển phù hợp với mơi trường tồn cầu hoá, quốc tế hoá ở mọi nơi, mọi lĩnh vực như hiện nay.
Những phân tích về thực trạng tín dụng tại IVB Đống Đa trong thời gian qua cho thấy những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động tín dụng. Qua đó cũng khẳng định được vai trị, những đóng góp quan trọng của IVB Đống Đa trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế trong hoạt động tín dụng. IVB Đống Đa cần có những giải pháp nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng để đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA TRONG TIẾN TRÌNH HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TNHH INDOVINA – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.
3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động tín dụng trong thời gian tới.
3.1.1.1. Xuất hiện các nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn nước ngồi.
Tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội của Việt Nam hiện nay được đánh giá là an toàn cao trong khu vực, tốc độ phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng cao liên tục qua các năm, đảm bảo các điều kiện làm ăn yên ổn lâu dài về dài hạn. Bên cạnh đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc trở thành thành viên chính thức của các tổ chức AFTA, WTO và ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã và đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực như dệt may, giày da, thuỷ sản và tài chính ngân hàng.