Các yếu tố ảnh hƣởng tới năng lực của giáo viên dạy nghề lái xe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực giáo viên dậy nghề ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải bộ giao thông vận tải (Trang 25)

1.4.1. Các yếu tố xuất phát từ bản thân giáo viên

Khả năng truyền đạt kiến thức một phần do năng khiếu bẩm sinh. Khả năng truyền đạt do khả năng tƣ duy, khả năng nói và khả năng mô hình hóa. Một khả năng tƣ duy tốt đƣợc biểu hiện sự nghiên cứu logic về đối tƣợng, sâu chuỗi các vấn đề liên quan, khả năng liên hệ thực tế vấn đề liên quan. Khả năng tƣ duy tốt giúp ngƣời giáo viên hiểu rõ bản chất về đối tƣợng kiến thức.

Khả năng tƣ duy sẽ đi liền với khả năng nói. Ngƣời giáo viên trƣớc hết là ngƣời có khả năng nói lƣu loát, có vốn từ nhiều, có khả năng diễn tả kiến thức dƣới nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ khoa học.

Lòng yêu nghề sâu sắc. Nhƣ đã trình bày ở trên ngƣời giáo viên phải có tình yêu với nghề giáo, với học viên thì mới toàn tâm toàn ý cho nghề nghiệp của mình. Lòng yêu nghề đƣợc in đậm trong tâm trí thành động cơ thúc đẩy ngƣời giáo viên hăng say học tập, lao động, cống hiến.

Thể trạng cả về thể lực và tinh thần. Một giáo viên có thể trạng tốt mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Động cơ làm việc là một nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất, hiệu quả, chất lƣợng công việc của giáo viên.

1.4.2. Từ cơ chế, chính sách của Nhà nước

Nhà nƣớc có cơ chế, chính sách động viên, phát triển tài năng nhằm nâng cao chất lƣợng chuyên môn. Chính sách khuyến khích có thể thực hiện bằng hình thức vật chất hoặc tinh thần hoặc biểu dƣơng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và giảng dạy. Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi để khuyến khích giáo viên phát huy năng lực của mình trong vấn đề dạy học.

1.4.3. Từ phía cơ sở đào tạo

Cơ chế quản lý của cơ sở đào tạo, thu hẹp lại từ tổ, có kế hoạch phân công cụ thể: giáo viên đƣợc bố trí đúng chuyên môn đƣợc đào tạo, đƣợc lựa chọn phƣơng pháp và phƣơng tiện dạy học thích hợp sẽ phát huy tối đa năng lực cá nhân, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. Đánh giá kết quả thực hiện công việc theo quy định và chính xác, có chế độ thù lao và đãi ngộ … Cơ chế quản lý có tác động và là điều kiện để phát triển năng lực của giáo viên.

1.4.4. Các yếu tố thuộc về đối tượng giảng dạy

Trình độ, thái độ học tập của học viên cũng có tác động lớn đến năng lực giảng dạy của giáo viên. Nếu trình độ của học viên đồng đều, tích cực và sáng tạo trong học tập thì sẽ thúc đẩy đƣợc năng lực giảng dạy của giáo viên

1.4.5. Nhu cầu của xã hội

Nền kinh tế Việt Nam đang từng bƣớc hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Sự phát triển kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển giáo dục nghề nghiệp. Chất lƣợng của đào tạo sẽ đƣợc đánh giá thông qua yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Xã hội phát triển ngành nào thì ngành đó cũng sẽ phát

triển và chất lƣợng ngành đó cũng đạt đƣợc chất lƣợng tốt hơn. Giáo viên của ngành đó sẽ có nhiều cơ hội để học tập, nghiên cứu, sẽ phát huy đƣợc năng lực của mình

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRUNG TÂM BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VẬN TẢI - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 2.1. Khái quát chung về - Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vận tải - Bộ Giao thông vận tải

2.1.1.Khái quát về Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Vận tải.

Công ty cổ phần Đầu tƣ và phát triển Vận tải đƣợc cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nƣớc Công ty vận tải ô tô số 3 (Quyết định số 4248/QĐ - BGTVT ngày 09/11/2005 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt phƣơng án và chuyển Công ty vận tải ô tô số 3 thành Công ty cổ phần Đầu tƣ và phát triển Vận tải)

Trụ sở Công ty: 65 Phố Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trƣng, Hà Nội

Ngành nghề chủ yếu:

- Vận tải hàng hoá, hành khách đƣờng bộ trong và ngoài nƣớc; Đại lý vận tải hàng hoá;

- Sửa chữa, hoán cải, cải tạo phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ; Lắp ráp các phƣơng tiện cơ giới đƣờng bộ, đóng mới thùng bệ xe chở khách, xe tải;

- Xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá phục vụ ngành Giao thông vận tải; - Dịch vụ nhà khách, trông giữ xe ô tô;

- Đại lý xăng dầu;

- Thiết kế cải tạo, thiết kế mới các cụm tổng thành ô tô và các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành giao thông vận tải;

- Đào tạo lái xe cơ giới đƣờng bộ;

- Cho thuê nhà ở; Cho thuê nhà phục vụ các mục đích kinh doanh; Cho thuê kho bãi, bãi đỗ xe;

- Cho thuê phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ;

- Kinh doanh nhà văn phòng, nhà chung cƣ, siêu thị./.

Cơ cấu tổ chức:

- Hội đồng quản trị; Ban Giám đốc Công ty; Ban kiểm soát

- Các phòng tham mƣu: 04 phòng gôm Phòng Quản trị Nhân sự; Kế hoạch thị trƣờng; Tái chính Kế toán; Văn phòng

- Các đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc: 06 đơn vị gồm: Xí nghiệp kinh doanh thƣơng mại; Xí nghiệp cơ khí ô tô; Xí nghiệp vận tải Kiến Hƣng; Chi nhánh Vận tải Bắc Nam; Trung tâm Tƣ vấn Thiết kế; Trung tâm đào tạo và Bồi dƣỡng Nghiệp vụ

2.1.2. Khái quát về Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ.

 Tên cơ sở đào tạo: Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng Nghiệp vụ - Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vận tải.

Địa chỉ:

- Văn phòng làm việc:65 Phố Cảm Hội, Đống Mác, Hai Bà Trƣng, Hà Nội - Cơ sở đào tạo: Thôn Đạc Tài, xã Mai Đình, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Điện thoại: 04.22132905 Fax: 04.8210198

 Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vận tải – Bộ Giao thông vận tải

Địa chỉ: 65 Cảm Hội - P. Đống Mác – Q. Hai Bà Trƣng – TP Hà Nội. Điện thoại: 04.22132905 Fax: 04.8210198

 Quyết định thành lập Trung tâm: Số 2828/2002/QĐ - BGTVT ngày 06 tháng 09 năm 2002 của Bộ Giao thông vận tải cấp.

 Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: Số 0100109025- 07 ngày 20 tháng 09 năm 2012 của Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp.

Với nghành nghề kinh doanh: Đào tạo ngắn hạn các nghề: sửa chữa điện dân dụng, công nghiệp, sửa chữa ôtô, xe máy, cơ khí chế tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ, đào tạo lái xe cơ giới đƣờng bộ và một số nghành nghề khác phục vụ chuyên nghành ôtô.

Giấy chứng nhận dạy nghề: Số 33/CNĐKHĐ - SLĐTBXH ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Sở lao động thƣơng binh và xã hội Hà Nội cấp cho Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng Nghiệp vụ.

Giấy phép đào tạo lái xe:

- Môtô: Số 1611/GP - GTVT cấp ngày 28 tháng 06 năm 2010 thời hiệu 03 năm, lƣu lƣợng đào tạo 120 học viên.

- Ôtô: Số 100/TCĐBVN - QLPT&NL cấp ngày 24 tháng 12 năn 2012 lƣu lƣợng 650 đào tạo hạng B1, B2 và C. Do Tổng Cục đƣờng bộ Việt Nam cấp.

Cơ cấu tổ chức bộ máy

* Giám đốc Trung tâm: 01 ngƣời. Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác đào tạo lái xe mô tô, ô tô của Trung tâm.

* Phó giám đốc Trung tâm: 01 ngƣời. Quản lý bộ máy hoạt động của Trung tâm. Giám đốc P. Giám đốc Bộ phận kế hoạch Bộ phận tuyển sinh Bộ phận kế toán Bộ phận QL xe Bộ phận giáo vụ

* Bộ phận kế hoạch: 01 ngƣời. Lập kế hoạch mở lớp, kế hoạch giảng dạy, tiến độ giảng dạy.

* Bộ phận tuyển sinh: 02 ngƣời. Lập hồ sơ tiếp nhận học viên học lái xe mô tô, ô tô, ghi sổ theo dõi hợp đồng học nghề, hoàn thiện hồ sơ.

* Bộ phận kế toán: 02 ngƣời. Viết phiếu thu, chi học phí đào tạo đúng quy định hiện hành.

* Bộ phận xe: 01 ngƣời. Theo dõi xe, tập hợp giấy tờ xe để làm giấy phép xe tập lái cho các xe sắp hết hạn, kiểm định.

* Bộ phận giáo vụ: 02 ngƣời. Theo dõi các lớp đào tạo, lập sổ sách cho các lớp đang học, hoàn thiện các sổ sách có liên quan đến khóa học.

2.1.3. Công tác đào tạo lái xe ô tô, mô tô từ năm 2008 - 2013

2.1.3.1. Tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn của Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ

* Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo lái xe

Hệ thống phòng học chuyên môn: với cơ sở vật chất hiện có 07 phòng học trong đó 01 xƣởng thực hành sửa chữa với tổng diện tích 580m2 gồm:

- Phòng học Pháp luật giao thông đƣờng bộ gồm 02 phòng tổng diện tích là 200 m2, có đủ bàn ghế, đèn, quạt, micô, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đƣờng bộ, sa hình, sa bàn, đèn chiếu, đủ đảm bảo chất lƣợng dạy và học các môn học luật giao thông đƣờng bộ.

- Phòng học máy tính diện tích là 40m2, có đầy đủ trang thiết bị gồm 01 máy chủ, 01 máy in và 20 máy trạm nối mạng , sử dụng đúng phần mềm học lý thuyết do Tổng Cục Đƣờng bộ Việt Nam chuyển giao.

- Phòng học Nghiệp vụ vận tải diện tích là 60m2, có các bảng biểu phục vụ giảng dạy các nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hoá, hành khách, các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng biểu trƣng hàng nguy hiểm, dể vỡ, hàng chống mƣa, chống nắng.

- Phòng học cấu tạo và sửa chữa thông thƣờng diện tích là 70m2, có đủ bàn ghế, quạt, đèn, động cơ cắt bổ, có các hình vẽ cấu tạo các hệ thống của ô tô, có các hệ thống truyền lực, có các tổng thành gầm máy và các cụm chi tiết tháo rời của của ôtô, ly hợp, hộp số, truyền động các đăng, vi sai và bán trục, hệ thống treo, hệ thống điện, hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống sa bàn điện dàn trải ô tô đời mới, đủ đảm bảo cho giáo viên dạy kết cấu ôtô.

- Phòng học Kỹ thuật lái xe tổng diện tích là 60m2, có ô tô hạng kê kích bảo đảm an toàn để tập số nóng, số nguội, có các tranh ảnh minh hoạ các thao tác lái xe cơ bản nhƣ : Các động tác khi nổ máy và không nổ máy, các động tác kỹ thuật lái, điều chỉnh ghế ngồi, tƣ thế ngồi lái, vị trí giữ vô lăng, có các phƣơng tiện nghe nhìn, băng đĩa, đèn sáng, quạt điện, phục vụ giảng dạy.

- Phòng học thực tập bảo dƣỡng sửa chữa là 100m2, Có hệ thống thông gió và đèn chiếu sáng có các bộ phận chi tiết và tổng thành của ôtô nhƣ động cơ tổng thành, hệ thống truyền động, hệ thống lái, hệ thống điện, có bàn tháo lắp để dạy học sinh thực hành, có các dụng cụ đồ nghề để dạy học sinh sửa chữa, pan bệnh thông thƣờng của xe ôtô, và tủ đựng đồ nghề của học viên.

- Phòng điều hành giảng dạy có diện tích là 50m2, có bảng ghi chƣơng trình đào tạo, tiến độ đào tạo năm học, bàn ghế, tủ đựng giáo án, giáo trình.

- Phòng chuẩn bị giảng dạy của giáo viên chung với phòng điều hành giảng dạy.

- Phòng học đạo đức ngƣời lái xe chung với phòng học nghiệp vụ vận tải. * Hệ thống xe tập lỏi

-Mô tô: Có 02 xe mang tên chính chủ.

- Ô tô: Tổng số xe dạy lái hiện nay: 67 xe. Trong đó có 61 xe hạng B, 06 xe hạng C.

Bảng 2.1. Phân loại xe ô tô tại Trung tâm

Loại xe Số lƣợng Tỷ lệ

Xe dạy lái hạng B 61 91%

Xe dạy lái hạng C 06 9%

Trong số 67 xe tại trung tâm xe đời mới dƣới 10 tuổi là 41 xe chiếm tỷ lệ 61%, xe hơn 10 năm là 39%. Có 14 xe đăng ký theo hình thức hợp đồng, chiếm tỷ lệ 21%.

Số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại: Chất lƣợng các xe đều tƣơng đối tốt, 100% xe có giấy chứng nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng, có bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi tham gia giao thông, có đủ hệ thống phanh phụ, có đủ giấy phép xe tập lái do Sở giao thông Vận tải Hà Nội cấp.

- Đánh giá xe dạy lái: tất cả các xe đảm bảo yêu cầu theo quy định của Bộ giao thông Vận Tải, xe có đầy đủ thiết kế, phanh phụ, giấy phép dạy lái, có dán lôgô ở hai bên cánh cửa xe, có biển tập lái trƣớc và sau xe. Trung tâm dự kiến tiếp tục đầu tƣ phƣơng tiện xe dạy lái đời cao dƣới 10 tuổi để thay thế những xe cũ đã hao mòn.

* Sân tập lái xe trung tâm: Sân bãi tập hợp đồng 10 năm với xã Mai Đình - Sóc Sơn - Hà Nội với tổng diện tích 11.281m2, bố trí đƣờng chạy 10 bài tập liên hoàn đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Giao thông vận tải ban hành tại Thông tƣ số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đƣờng bộ. Sân tập đƣợc trang bị hệ thống biển báo hiệu đƣờng bộ, đủ tình huống các bài học theo nội dung chƣơng trình đào tạo quy định, có hệ thống đèn chiếu sáng, mặt sân đổ bê tông có độ cao và hệ thống thoát nƣớc không để ngập nƣớc, có đầy đủ vạch sơn kẻ đƣờng, có nhà chờ cho học viên.

Tại Trung tâm đã đăng ký 02 lộ trình đƣờng tập lái với Sở Giao thông Hà Nội nhƣ sau:

Lộ trình 1: Hà Nội – Đại lộ Thăng Long – Đƣờng 21 – Sơn Tây - Đƣờng 32.

Lộ trình 2: Hà Nội – Sóc Sơn – Quốc Lộ 5 – Hải Dƣơng.

* Lƣu lƣợng đào tạo lái xe: Hàng năm tại trung tâm đã tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đƣờng bộ nhƣ sau:

- Mô tô (hạng A1): Lƣu lƣợng 3.320 học viên/ năm

- Ô tô (hạng B1, B2 và C): Lƣu lƣợng 2.300 học viên/ năm

2.1.3.2. Nội dung, chương trình đào tạo lái xe

 Kết quả đào tạo từ tháng 01/07/2012 đến 31/03/2014

Bảng 2.2. Tình hình đào tạo lái xe tại trung tâm Đào tạo theo hạng

xe Số lớp Số học viên Số học viên đạt yêu cầu

Môtô (hạng A1) 36 3.846 2.976

Ô tô (hạng B2) 36 4.908 3.124

Ô tô (hạng C) 10 1.118 508

Hiện nay tại trung tâm đang và sẽ tiếp tục đào tạo nghề lái xe với các hạng A1, B1, B2 và C theo giấy phép đào tạo.

2.2. Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên của Trung tâm Đào tạo và Bồi dƣỡng nghiệp vụ - Công ty cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Vận tải – Bộ Giao thông vận tải

2.2.1. Giáo viên lý thuyết

100% tốt nghiệp ĐH, CĐ, Trung cấp tƣơng ứng với môn học đƣợc phân công giảng dạy, 100% có chứng chỉ sƣ phạm bậc một.

Số lƣợng: 02 giáo viên, tốt nghiệp Cao Đẳng, Đại học. Có chứng chỉ sƣ phạm bậc 1, chứng chỉ tin học, có Giấy phép lái xe mô tô và Ô tô.

- Giáo viên dạy lái Ô tô:

Số lƣợng: 15 giáo viên, 100% tốt nghiệp ĐH, CĐ, Trung cấp tƣơng ứng với môn học đƣợc phân công giảng dạy, 100% có chứng chỉ sƣ phạm bậc một, có Chứng chỉ sƣ phạm dạy nghề và chứng chỉ tin học trình độ A. Riêng môn luật giao thông đƣờng bộ 100% có GPLX ôtô, Môn kỹ thuật lái xe có giấy phép lái xe hạng tƣơng ứng hạng xe đào tạo.

2.2.2. Giáo viên thực hành

100% giáo viên đã qua tập huấn giáo viên theo đúng quy định, có kinh nghiệm giảng dạy.

- Giáo viên dạy lái Mô tô: Số lƣợng 02 giáo viên: Đầy đủ văn bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực giáo viên dậy nghề ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển vận tải bộ giao thông vận tải (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)