7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
- Xu thế tồn cầu hóa và khu vực hố là xu thế khách quan ngày càng tác động mạnh hơn, thậm chí chi phối sự phát triển kinh tế của các ngành kinh tế nói chung và ngành cơng nghiệp nói riêng. Xu thế này đƣợc thể hiện rõ thơng qua việc quốc tế hố thƣơng mại, vốn và sản xuất.
Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi đến các nƣớc đang phát triển có suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính khu vực Châu Á nhƣng từ năm 2000 trở lại đây đang đƣợc phục hồi. Song vấn đề cạnh tranh để thu hút nguồn vốn FDI trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt. Dịng
vốn hỗ trợ chính thức với các điều kiện ƣu đãi (ODA) đến các nƣớc đang phát triển có xu thế giảm dần.
Qúa trình tự do hố thƣơng mại đặt ra cho các quốc gia vấn đề về cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp trong nƣớc sẽ không cịn đƣợc nhận sự trợ giúp của Chính phủ thơng qua các chính sách bảo hộ và nếu doanh nghiệp khơng có sức cạnh tranh thì sẽ khơng tồn tại đƣợc.
Xu thế toàn cầu hố, khu vực hố cịn dẫn đến sự phân công lại lao động trên tồn thế giới, theo chiều hƣớng là các nƣớc cơng nghiệp phát triển sẽ chiếm giữ quyền độc tôn sản xuất và làm chủ các sản phẩm công nghệ kỹ thuật cao, các nƣớc đang phát triển sẽ sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, giá trị thấp, tốn nguyên liệu. Tuy nhiên, xu hƣớng này cũng đem lại lợi thế cho những nƣớc biết tận dụng cơ hội này thực hiện phân công lao động theo hƣớng chun mơn hố cao, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển. Nếu một nƣớc đang phát triển biết “đi tắt đón đầu”, tận dụng đƣợc khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất thì có thể nƣớc đó sẽ sản xuất đƣợc những mặt hàng có hàm lƣợng khoa học cao, chiếm đƣợc vị trí trên thị trƣờng thế giới.
- Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới tiếp tục diễn ra sôi động. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cách mạng khoa học cơng nghệ có bƣớc phát triển nhảy vọt. Trong điều kiện đó, việc phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành cơng nghiệp của Hải Phịng nói riêng cần phải đƣợc triển khai theo tƣ duy mới, phù hợp với giai đoạn mới. Hải Phịng có những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và dồi dào về nhân lực, kể cả tiềm năng về trí tuệ. Vì vậy, nếu cơng nghiệp Hải Phòng phát huy đƣợc những lợi thế này, tiếp nhận đƣợc những thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới thì có thể nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, chủ động tạo ra những lợi thế
mới trong quá trình hội nhập quốc tế để vƣơn lên đạt trình độ phát triển cao hơn.