Quan niệm về phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu của luận văn:

1.1. Những vấn đề cơ bản về phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1. Quan niệm về phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

Cũng như bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế, sự phát triển của các DNCNNVV cũng được xem xét trên hai góc độ là: Sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Theo đó, sự phát triển theo chiều rộng của các DNNVV được hiểu là sự phát triển về quy mô; sự phát triển các DNNVV theo địa

giới hành chính/phát triển về không gian; và sự phát triển của các DNNVV theo ngành trên một địa phương. Còn sự phát triển theo chiều sâu của các DNNVV được hiểu theo nghĩa: việc sử dụng tối ưu các nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh và hiệu quả về xã hội từ việc phát triển các DNNVV. Ứng với mỗi góc nhìn đó, có các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của các DNNVV.

1.1.2.2. Các chỉ tiêu/tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa.

* Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển theo chiều rộng của các DNNVV

- Để đánh giá sự phát triển theo quy mô/ theo 3 tiêu chí về quy mô đã trình bày trong mục 1.1.1/ của các DNNVV có các chỉ tiêu: Số lượng các DNN và DNV hàng năm; cơ cấu của từng loại trong tổng số DNNVV hàng năm. Các chỉ tiêu này đánh giá sự thay đổi về số lượng và cơ cấu các DNNVV hàng năm trong thời kỳ nghiên cứu.

- Số lượng và cơ cấu các DNNVV theo từng khu vực địa lý /huyện, thị xã thuộc tỉnh / và cơ cấu các DNNVV so với tổng số DN trên từng khu vực địa lý.

- Số lượng và cơ cấu các DNNVV theo ngành kinh tế của tỉnh…

* Các chỉ tiêu /tiêu chí đánh giá sự phát triển các DNNVV theo chiều sâu

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV có thể kể đến: Tổng lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuân do các DNNVV tạo ra so với tổng lợi nhuận thu được trên địa bàn trong một thời kỳ; Tổng số và tỷ trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước trên địa bàn; Hiệu quả sử dụng vốn và lao động bình quan của các DNNVV trên địa bàn…

- Về hiệu quả xã hội từ phát triển các DNNVV có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: Số việc làm tạo thêm hàng năm và tổng số lao động làm việc trong các DNNVV hàng năm; Tỷ lệ lao động làm việc trong các DNNVV so với tổng số lao động làm việc trong các DN trên địa bàn ; Giải quyết đời sống, xóa đói giảm nghèo; Khai thác các tiềm năng của địa phương …

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)