Lao động của các DNNVV tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 67)

TT Loại hình Năm

2011 2012 2013 2014

1 Doanh nghiệp có vốn Nhà nước 1079 1514 1656 1408

2 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 11068 13796 21673 24416

3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - - - 8

Cộng 12.147 15.310 23.329 25.832

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang

Trong khi đó, số lượng lớn lao động giản đơn đặt gánh nặng giải quyết việc làm lên các cơ quan chức năng. Hơn nữa, việc cung lớn hơn cầu đối với lao động giản đơn đang đẩy tiền công có xu hướng ngày càng thấp và lợi thế luôn thuộc về chủ sử dụng lao động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng thiếu hụt nhân lực chất lượng cao là đào tạo chưa gắn với thực tế. Nói cách khác, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp chưa thực sự gắn kết, hầu hết lao động được đào tạo sau khi tốt nghiệp tay nghề còn non yếu, khả năng đáp ứng yêu cầu chung của đại bộ phận các DN còn rất ít.

3.2.1.4. Về trình độ công nghệ trong các DNCNNVV

Cũng giống như tình trạng của cả nước, ở Hà Giang hiện nay DNCNNVV chiếm khoảng trên 98% tổng số doanh nghiệp nhưng hầu hết sử dụng công nghệ lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với thế giới đa số là công nghệ của những năm 80 của thập kỷ trước. Đa phần doanh nghiệp lựa chọn giải pháp mua lại thiết bị đã sử dụng khi còn khoảng 50% - 90% giá trị về mặt kỹ thuật. Cá biệt có những doanh nghiệp mua lại thiết bị và công nghệ khi giá trị kỹ thuật chỉ còn dưới 50%. Cũng chính vì thế mà nhiều dây chuyền sản xuất hiện tại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tuổi đời rất cao.Năng lực nghiên cứu đổi mới công nghệ cũng rất hạn chế, chỉ có 0.1% doanh thu hàng năm được dành cho đổi mới công nghệ thiết bị và 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa không có chiến lược đầu tư cho khoa học công nghệ. Trong khi đó ở Châu Âu người ta thường dành 3-4% GDP để đầu tư đổi mới công nghệ còn các chuyên gia của Thái Lan và Singapore cho rằng việc đổi mới công nghệ cần phải biết đi tắt đón đầu và không nên rập khuân theo cách làm của một quốc gia khác.

Các chuyên gia cho rằng, có 2 luồng chuyển giao công nghệ chính vào nước ta hiện nay: hoặc là qua hình thức liên doanh với nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hoặc mang tính thương mại thuần túy thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường. Song luồng thứ hai chiếm tỷ lệ rất ít; còn luồng thứ nhất tuy chiếm tới 90% số hợp đồng chuyển giao, nhưng trong đó cũng có không ít những hợp đồng có trình độ công nghệ không cao, mà chủ yếu là khai thác nhân công giá rẻ và trốn tránh các tiêu chuẩn về môi trường ở chính quốc.

Có thể nói sự lạc hậu về công nghệ chính là thủ phạm của tình trạng làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm thấp và mẫu mã chậm đổi mới làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà khoa học cho biết, để sản xuất 1m3 bia, các nhà máy của Việt Nam phải tốn từ 10-20m3 nước, 200-285 kWh điện, trong khi công nghệ tốt nhất được sử dụng tại một số nước Đông Nam Á hiện thời là 4-6 m3 nước và 120 kwh điện. Nguyên nhân của tình trạng công nghệ lạc hậu như trên một phần là do thiếu vốn nên các doanh nghiệp không có lực để đâu tư đổi mới công nghệ hoặc nhập công nghệ mới, tuy nhiên một phần cũng còn do nhiều doanh nghiệpchưa chú ý đến việc mua sắm trang thiết bị, trang bị những dây chuyền sản xuất hiện đại, đội ngũ nhân lực chưa tương xứng với thiết bị, việc sử dụng thông tin trong các hoạt động quản lý và sản xuất của DN còn nhiều hạn chế.

Để góp phần thúc đẩy và phát triển việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa về phương diện quản lý nhà nước: phải có nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ lập một số dự án thí điểm chuyển giao công nghệ cho một số doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực ngành nghề khác nhau tạo ra hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tiên tiến là động lực cho công cuộc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp khác.

3.2.1.5. Đóng góp của DNCNNVV vào giá trị sản xuất, thu ngân sách trên địa bàn

Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Toàn bộ các Doanh nghiệp công nghiệp

nhỏ và vừa (cả Nhà nước cũng như ngoài quốc doanh) tạo ra khoảng 60% giá trị tổng sản lượng công nghiệp hàng năm. Trong đó, bộ phận Doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh tạo ra 40% giá trị sản lượng công nghiệp.

Bảng 3.4. Đóng góp của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực Công nghiệp ở tỉnh Hà Giang

Nội dung Đvt 2010 2011 2012 2013 2014

- Số lượng cơ sở sản xuất lĩnh vực Công

nghiệp

DN 3.241 3.326 3.673 3.882 3.912

- Giá trị sản xuất lĩnh vực Công nghiệp

Triệu đồng 366.358 535.633 717.462 631.165 724.073 Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014 - Tổng số trong tỉnh tỉ đồng 4.320,5 5..261,2 6.667,9 8.353,2 10.111,9 Trong đó kinh tế

ngoài nhà nước tỉ đồng 3.021,9 3.715,2 4.764,9 5.875,4 7.123,1 Tỷ lệ kinh tế ngoài

nhà nước trong tổng giá trị sản xuất

% 69,94 70,62 71,46 70,34 70,44

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Giang

Căn cứ những con số nêu trên cho thấy sự phát triển về quy mô và giá trị của các Doanh nghiệp trong ngành Công nghiệp tăng rất nhanh về số lượng và giá trị SXCN. Việc tăng trưởng về quy mô như vậy hoàn toàn phù hợp với chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước và định hướng phát triển của tỉnh.

3.2.2. Các biện pháp đã thực hiện để phát triển các DNCNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Giang Hà Giang

3.2.2.1. Công tác xây dựng và thực hiên định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển DNCNNVV triển DNCNNVV

khắp trong cả nước, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách Nhà nước”.

Trong thời gian qua thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, DNCNNVV tỉnh Hà Giang (gồm: DNNN, Công ty cổ phần, DN tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn) đã có những bước phát triển vượt bậc. Đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của huyện nhà, huy động các nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cùng với các thành phần kinh tế khác sự phát triển của DNCNNVV sẽ góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và DN, làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển thị trường vốn, thị trường bất động sản, khoa học công nghệ… Vì vậy DNCNNVV Hà Giang đóng một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy DNCNNVV cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém hiệu quả, sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, còn có nhiều khó khăn về vốn, về mặt bằng sản xuất kinh doanh, về môi trường pháp lý, về môi trường tâm lý xã hội.

3.2.2.2. Phát triển các hoạt động liên kết giữa các DNCNNVV ở Hà Giang với các doanh nghiệp khác doanh nghiệp khác

Trong những năm 2005 trở về trước khi có Luật doanh nghiệp ra đời, DNCNNVV ở Hà Giang đã có bước phát triển qua hàng năm. Mặc dầu đã có xu hướng phát triển tăng qua từng năm từ 2008- 2014, nhưng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN chưa có sự liên kết , phối hợp lẫn nhau , chủ yếu mạnh ai người nấy làm , không những không có mối quan hệ liên kết với các DN ngoài tỉnh , ngoài huyện , mà ngay cả trong nội bộ huyện mối liên kết giữa các DNCNNVV cũng hạn chế, dẫn đến tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh độc

lập, hiệu quả kinh tế không cao, sản phẩm sản xuất ra thiếu thông tin thị trường tiêu thụ, do đó sản phảm tồn kho hàng năm của các DNCNNVV lớn. Từ năm 2005 khi có chủ trương thành lập Hội DNNVV từ tỉnh đến các huyện. Thông qua Hội DNNVV huyện đã tạo ra được mối trung gian để các DNNVV xích lại gần nhau, tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh, trong tìm kiếm thị trường nhờ đó các DNNVV từng bước phát triển tăng quy mô sản xuất, áp dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến , sản xuất kinh doanh ngày một hiệu quả , tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn nô ̣p ngân sách nhà nước hàng năm . Đặc biệt là thông qua hoạt động của Hội DNNVV đã tạo điều kiện cho các ngành, các cấp nắm bắt thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, về những khó khăn vướng mắc trong quá trình kinh doanh như: đất đai, vay vốn, thực hiện chính sách thuế… nhờ đó các ngành, các cấp đã kịp thời có những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DNNVV hoạt động từng bước góp phần tạo điều kiện cho DN phát triển và tạo ra sự gắn bó giữa DN với các ngành, các cấp thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với DNNVV từng bước có hiệu quả hơn[16].

3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm, ổn định cho người lao động. Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì ngoài chủ trương, đường lối, chính sách của tỉnh, của chính doanh nghiệp thì một yếu tố quan trọng để đưa doanh nghiệp đến con đường thành công chính là pháp chế doanh nghiệp hay nói cách khác là mức độ am hiểu pháp luật của doanh nghiệp. Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tạo khung pháp lý và thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp trong việc triển khai các hình thức hỗ trợ nâng cao năng lực pháp luật cho doanh nghiệp. Nhà nước có những công cụ hỗ trợ nhằm nâng cao nền tảng pháp lý cho doanh nghiệp, còn phía doanh nghiệp phải

chủ động tìm hiểu pháp, bố trí cán bộ phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc thuê luật sư tư vấn để giúp doanh nghiệp thực thi pháp luật. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức đại diện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý để nắm bắt kịp thời các thông tin pháp luật vận dụng trong quản lý, sản xuất kinh doanh đồng thời bảo vệ chính mình trước nguy cơ rủi ro cao trong kinh doanh.Năm 2013, Sở Tư pháp phối hợp với Ban quản lý chương trình 585 Bộ Tư pháp mở 04 lớp (trong đó: 01 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp; 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp; 01 tọa đàm pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh; 01 tọa đàm pháp luật về thuế áp dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) cho hơn 113 doanh nghiệp với gần 200 lượt người tham dự. Nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp, tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phòng chống rủi ro pháp lý; và tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 2949/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2012 ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012-2015. Theo nội dung Kế hoạch thì doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ pháp lý thông qua 6 nội dung như: xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng tài liệu giới thiệu, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp; giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp; tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp về hoàn thiện pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Trong năm 2013, Sở Tư pháp tỉnh Hà Giang đã xây dựng Đề án đăng ký tham gia các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của chương trình năm 2013 và đã được Ban quản lý Chương trình 585 – Bộ Tư pháp phê duyệt. Theo Quyết định số 1177/QĐ-BQL ngày 24 tháng 5 năm 2013 của Ban quản lý Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 phê duyệt danh sách các cơ quan, tổ chức tham gia thực hiện các hoạt

động năm 2013 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014 thì Sở Tư pháp Hà Giang được tham gia 03 hoạt động trong đó: 01 tọa đàm Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh: hệ thống pháp luật, thực tiễn thi hành và đề xuất kiến nghị hoàn thiện cơ chế pháp luật tại Hà Giang; 01 lớp Pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp tỉnh Hà Giang; 01 lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp.Với những chính sách trên và sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoàn toàn có thể hy vọng rằng nhận thức về pháp luật của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian tới sẽ được nâng lên một tầm cao mới, góp phần đưa doanh nghiệp đến con đường thành công [16].

3.2.2.4. Một số giải pháp khác đã thực hiện

* Cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường và các hoạt động của DN

Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, đã thực hiện tốt việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD theo Luật DN, Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn thi hành; phối hợp với Cục Thuế và Công an tỉnh trong việc hướng dẫn hồ sơ, tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cho DN theo quy trình một cửa liên thông, thống nhất nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế trong một bộ hồ sơ duy nhất nộp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Từ tháng 8/2010, thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Đăng ký DN, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh triển khai kịp thời và đúng quy định quy trình cấp đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế liên thông trên Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia tại Sở. Bộ phận một cửa Công an tỉnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả đăng ký mẫu dấu cho DN.Nhờ làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian và chi phí gia nhập thị trường của DN đã được giảm rõ rệt. Trước đây, DN cần 15 ngày làm việc và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)