Về các nhân tố nội bộ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

6. Kết cấu của luận văn:

1.2. Các điều kiện và nhân tố tác động đến sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp

1.2.2.2. Về các nhân tố nội bộ doanh nghiệp

* Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính của DN: So với DN lớn như DNNN,

thì khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại của DNNVV tư nhân là rất hạn chế. Tỷ trọng DNNVV tư nhân được các ngân hàng cho vay vốn chỉ chiếm có 62,5% tổng số DNNVV tư nhân điều tra, trong khi đó 100% các DNNN điều tra có qui mô vốn lớn đều được vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, xét về qui mô các khoản vay, mức vay bình quân cho một DNNN điều tra lớn hơn gần 10 lần mức vay bình quân của một DN tư nhân[10]. Ngoài các ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, tại VN còn có các quỹ tín dụng Nhà nước

cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DN thuộc diện ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư và ngành nghề kinh doanh. Nguồn vốn vay của DN lớn nhận tín dụng ưu đãi gồm cả vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nay là Ngân hàng Phát triển VN và cả vay từ các ngân hàng thương mại. Nguồn vốn vay ưu đãi và vay thương mại của các DN lớn (nhóm DN nhận tín dụng ưu đãi) cao hơn hơn các DN nhỏ (DN không được nhận tín dụng ưu đãi) cả về qui mô vay và tỷ trọng nguồn vốn vay trong tổng vốn hoạt động. Tóm lại, các DNNVV VN gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn tài chính so với các DN lớn, chủ yếu là DNNN, khó khăn không chỉ tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi cho các DN thuộc ngành nghề được nhận tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp, mà còn khó khăn trong cả tiếp cận tín dụng thương mại.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn

thị trường mục tiêu: Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các DN: Theo số liệu

của Tổng cục Thống kê, có 16% số DN tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% số DN còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ chưa đầy 10% số DN là thường xuyên thăm thị trường nước ngoài, chủ yếu là những DN lớn, DN Nhà nước, 42% số DN thỉnh thoảng mới có cuộc đì thăm thị trường nước ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước. Các DN nhỏ và các DN tư nhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài hầu như không có[29].

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều DN đã phải chịu thua lỗ lớn và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều DN đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí.

Hoạt động nghiên cứu thị trường của các DN chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các DN còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Đa số các DN trên cơ sở thông tin thu thập được, họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các DN kinh doanh thụ động, không chắc chắn.

Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý và điều hành: Theo kết quả điều tra, có

40,6% DN đã áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý, giảm tối đa biên chế quản lý là 48,4%, tiết kiệm các chi phí gây lãng phí 73,7%, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO: 9000 sẽ giúp cho DN chủ động trong việc xây dựng qui trình công tác cho từng lao động và mối quan hệ dây chuyền giữa các lao động và bộ phận công tác nhằm hợp lý hóa sản xuất và quản lý, giảm biên chế hành chính, góp phần giảm chi phí quản lý, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, việc thuê chuyên gia và đào tạo để ứng dụng ISO có thể đòi hỏi một số chi phí tương đối lớn ban đầu, coi như một khoản đầu tư để cải tiến quản lý. Có 32,0% DN đã quản lý DN theo tiêu chuẩn ISO[29].

Thứ tư, tăng cường chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Đối với hầu

hết các DN trên thế giới hiện nay, nhất là tại các nước phát triển, chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh và tạo một vị trí vững chắc trên thị trường.

Thứ năm, nâng cao trình độ công nghệ: Trong những năm qua, nhiều DN đã

có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều DN các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.

* Chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thứ nhất, Chiến lược sản phẩm của các DN. Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các DN Việt Nam đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Thứ hai, Chiến lược phân phối của các DN. Do các DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu đã làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối. Nhiều DN vẫn áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối dùng.

Thứ ba, Chiến lược truyền tin và xúc tiên hỗn hợp của các DN.

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của các DN còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều DN mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về DN.

* Trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực

Về trình độ quản lý trước hết phải kể đến trình độ và năng lực của chủ DN và các cán bộ quản lý. Đây thường là khâu yếu của các DNNVV so với các DN khác. Tuy vậy, yếu tố này lại có tác động lớn đến các chủ trương, định hướng phát triển; đến hiệu quả hoạt động và đến năng lực hoạt động và ứng phó của các DN này trên thị trường ; đến hoạt động liên kết kinh tế để phát huy thế mạnh và cùng phát triển của các loại hình DN trên địa bàn…

Liên kết kinh tế là một phương thức đã xuất hiện từ lâu trong hoạt động kinh tế, là sự hợp tác của hai hay nhiều bên và trong quá trình hoạt động, cùng mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế hiện nay, liên kết kinh tế đang ngày càng trở thành nhu cầu bức xúc, xuất hiện ở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Lợi ích của liên kết kinh tế rất đa dạng và có thể được khái quát như sau: Liên kết kinh tế giúp DN khắc phục những bất lợi về quy mô: “To không phải là tốt”- Đó là câu châm ngôn mà chúng ta vẫn thường gặp trong đời sống hàng ngày. Câu nói có vẻ hài hước này, thực ra lại rất đúng trong tổ chức SX-KD công nghiệp.

Liên kết kinh tế giúp DN phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường: Như trên đã nói, liên kết kinh tế giúp DN khắc phục được những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho DN phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Điều đó được thể hiện ở những nội dung sau:

Liên kết kinh tế còn giúp cho các DN có thể tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới, nhờ sự phối hợp với các nhà nghiên cứu ở các trường đại học hay cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngược lại, sự thay đổi của thị trường cũng thúc đẩy liên kết kinh tế. Trong thực tế, khi những thay đổi của thị trường vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của DN, buộc các DN phải tìm cách liên kết với các đối tác khác để tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và công nghệ, kể cả việc tiến hành đặt gia công sản xuất ở bên ngoài những phụ kiện phục vụ cho sản phẩm chính của mình, như đã nói ở trên. Liên kết kinh tế giúp DN giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh: Ngoài hai lợi ích cơ bản của liên kết kinh tế, được nói ở trên, liên kết kinh tế còn giúp cho DN giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)