Các lĩnh vực kinh doanh của ngành than việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách phát triển bền vững nguồn nhân lực ngành than ở việt nam (Trang 33 - 37)

Từ năm 2014 ngành than có 02 đơn vị thực hiện việc khai thác kinh doanh than bao gồm: Tập đoàn CN than – khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc (than ĐB) Bộ quốc phòng.

Hình 3.1: Sơ đồ đơn vị trực thuộc ngành than Việt Nam

Than Đông Bắc tách ra khỏi Tập đoàn Công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam và chịu sự quản lý toàn diện của Bộ Quốc phòng từ đầu năm 2014.

Nhà nước làm chủ sở hữu và chiếm 100% vốn điều lệ tại hai cơ quan chủ quản của ngành than Việt Nam bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp Than- khoáng sản Việt nam và Tổng công ty Đông Bắc- Bộ Quốc phòng

Công nghiệp sản xuất than: là quá trình SXKD gồm các công đoạn sản xuất bao gồm khảo sát thăm dò địa chất, đầu tư xây dựng, khai thác đất đá và than, vận tải đất đá và than, sàng tuyển, chế biến than và tiêu thụ than.

Đơn vị thuộc ngành than Việt Nam

Tổng công ty than Đông Bắc – Bộ Quốc Phòng

Tập đoàn CN Than – khoáng sản Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh

Khai thác than – khoáng sản Công nghiệp Điện

Vật liệu nổ công nghiệp Các ngành nghề khác

Ngành nghề kinh doanh

Khai thác than – khoáng sản Công nghiệp vật liệu xây dựng Công nghiệp sửa chữ, chế tạo Các ngành nghề khác

Quy trình khai thác và tiêu thụ than tại các DN than ở Việt Nam như sau:

Hình 3.2: Quy trình sản xuất than tại các Doanh nghiệp thuộc ngành than Việt nam

Thăm dò địa chất và tài nguyên: Các đơn vị thuộc TKV hoặc Tổng công ty than Đông Bắc có chức năng thăm dò tìm nguồn than mới (các đơn vị địa chất mỏ) chủ động thăm dò địa chất theo chỉ đạo của TKV hoặc Tổng công ty than Đông Bắc.

Thiết kế khai thác và đầu tư xây dựng: Sau khi thăm dò thành công nguồn than, hoặc Tổng công ty than Đông Bắc sẽ giao cho đơn vị có chức

Thăm dò địa chất và tài nguyên

Thiết kế khai thác và đầu tư xây dựng

Vận tải đất đá và than nguyên khai Khoan nổ mìn

Vận chuyển than về các kho của TKV Sàng tuyển, chế biến than

năng khai thác theo địa bàn danh giới mỏ quy định . Đơn vị được giao khai thác sẽ chủ động xây dựng thiết kế kế hoạch khai thác than, cũng như xây dựng phương án xây dựng cơ bản trình TKV, hoặc Tổng công ty phê duyệt bao gồm: Đối với khai thác hầm lò thi công đào đường mở vỉa, hình thành các lò chợ khấu than; xây dựng cơ bản đối với khai thác lộ thiên: mở vỉa bằng đường hào để tiếp cận các vỉa than, hình thành các gương xúc than.

Khoan nổ mìn: Nguồn than nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi công ty phải khoan nổ bằng mìn để bóc tách lớp đất đá bao phủ. Bốc xúc đất đá, than nguyên khai: Sau khi công đoạn khoan nổ, lớp đất đá bóc tách sẽ được bốc xúc để lộ ra nguồn than

Vận tải đất đá và than nguyên khai: + Đất đá sẽ được vận chuyển về những nơi đổ thải theo quy định của TKV, Nhà nước tại các bãi thải .

Than nguyên khai sẽ được vận chuyển về các đơn vị sàng tuyển theo quy định của TKV, tổng công ty than Đông Bắc.

Sàng tuyển, chế biến than:

+ Than sản xuất (than nguyên khai) sẽ được các đơn vị (các mỏ) trực tiếp sàng tuyển, chế biến phân loại thành than thành phẩm để tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, hoặc Than sản xuất (than nguyên khai) sẽ được vận chuyển đến các Nhà máy sàng tuyển của TKV, hoặc Tổng công ty than Đông Bắc (tuyển than Cửa Ông, Tuyển than Hòn Gai, Xí nghiệp sang tuyển..) để tiến hành sàng tuyển ra các sản phẩm than than thành phẩm.

Vận chuyển than về các kho của TKV: Các sản phẩm than thành phẩm, hoặc các sản phẩm khác sẽ được vận chuyển về các kho bãi do TKV, hoặc Tổng Công ty Đông Bắc quản lý để tiến hành bốc rót xuống phương tiện để vận chuyển đưa về kho của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chính sách phát triển bền vững nguồn nhân lực ngành than ở việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)