Bảng 3.1: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh từ năm 2016 - 2018
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
1 Than sản xuất 40.930.000 37.785.000 38.165.000
Than Nguyên khai Tấn 39.875.000 37.785.000 36.365.000 Than nhập khẩu Tấn 1.055.000 - 1.800.000
2 Than TP sản xuất Tấn 36.632.350 34.951.125 33.812.177
3 Than tiêu thụ Tấn 38.855.000 36.455.000 37.645.000
4 Doanh thu Tỷ đồng 110.016.306 106.865.000 113.805.600
Doanh thu than Tỷ đồng 56.658.398 54.287.420 56.902.800 Doanh thu khoáng sản Tỷ đồng 8.801.304 11.648.285 16.501.812 Doanh thu khác Tỷ đồng 44.556.604 40.929.295 40.400.988
5 Lợi nhuận Tỷ đồng 3.365.000 3.428.250 3.702.510
6 Tiền lương bình quân đ/ng/th 9.109.000 9.314.000 10.711.100
Sản xuất than đ/ng/th 9.794.000 10.874.000 12.505.100 Khai thác hầm lò đ/ng/th 13.221.900 14.897.380 16.881.885
7 Lao động bình quân Người 124.738 116.760 110.088
Lao động SX than 84.785 79.610 75.041 Lao động hầm lò 76.306 71.649 67.537 (Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính, báo cáo công tác khoán quản trị chi phí, báo cáo tình hình lao động tiền lượng của ngành than từ năm
2016-2018)
Qua số liệu các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh từ năm 2016 đến 2018 ta thấy rằng.
+ Đối với than nguyên khai sản xuất: Sản lượng năm 2017 và năm 2018 giảm so với năm 2016, cụ thể năm 2017 giảm 2.090 ngàn tấn, năm 2018 giảm 3.510 ngàn tấn, nguyên nhân chủ yếu than hiện nay khai thác hầm lò, việc khai thác than lộ thiên trữ lượng ngày càng hạn hẹp, đặc biệt là việc khai thác than lộ thiên không được khuyến khích do ảnh hưởng nhiều đến môi trường, mặt khác trữ lượng vỉa than tại các mỏ than không có nhiều, công nghệ khai thác ngày càng xuống sâu trong lòng đất dẫn đến khó khăn trong việc tăng sản lượng sản xuất.
+ Do than nguyên khai sản xuất giảm, dẫn đến than thành phẩm chế biến cùng giảm tương ứng so với khối lượng than sản xuất. Cụ thể Năm 2017 giảm 1.681,225 ngàn tấn so với năm 2016, năm 2018 giảm 2.820,173 ngàn tấn giảm so với năm 2016.
+ Khối lượng than tiêu thụ cũng giảm so với năm 2016, cụ thể năm 2017 giảm 2.400 ngàn tấn, năm 2018 giảm 1.210 ngàn tấn. Nguyên nhân là do ngành than không sản xuất kịp thời phục vụ nhu cầu cho sản xuất, đặc biệt là cho các Nhà máy Điện, Đạm, Giấy và Xi măng.
+ Tổng số lao động toàn ngành than năm 2016 là 124.738 người, trong đó Lao động cho sản xuất than là 84.785 tấn chiếm 67,8% số lao động của ngành Năm 2017 giảm 7.978 người so với năm 2016, trong đó lao động cho sản xuất than giảm 5.175 người, năm 2018 giảm 14.670 người, lao động sản xuất than giảm 9.744 người. Nguyên nhân giảm trên do năm 2017 ngành than đối mặt với khó khăn chung của nền kinh tế, mặt khác khai thác than ngày càng xuống sâu khiến cho lao động thợ lò bỏ nghề, đặc biệt từ năm 2017 đến nay ngành than thực hiện tái cơ cấu tổ chức lao động cũng là nguyên nhân làm giảm số lao động.
Năm 2017 tăng 205.000 đồng/người/tháng, trong đó lao động khai thác than tăng 1.080.000 đồng/người/tháng, lao động khai thác hầm lò tăng 1.675.480 đồng/người/tháng.
Năm 2018 tăng 1.602.000 đồng/người/tháng, trong đó lao động khai thác than tăng 2.711.100 đồng/người/tháng, lao động khai thác hầm lò tăng 3.659.985 đồng/người/tháng.
Tiền lương bình quân chung tăng do chính sách tiền lượng các vùng miền của Nhà nước quy định tăng cao, mặt khác nhằm khuyến khích công nhân, đặc biệt là thọ lò sản xuất trong điều kiện diện khai thác ngày càng xuống sâu. Tiền lương bình quân so với mặt bằng của người lao động trong các ngành nghề khác nhau là khá cao, tuy nhiên so với công sức mà người lao động bỏ ra với những điều kiện khắc nghiệt của ngành như: Khai thác ngày càng xuống sâu, khí độc hại nhiều, nguy cơ xảy ra tai nạn có thể không thể lường hết mặc dù ngành than ngày càng chú trọng đến vấn đề an toàn lao động…thì vẫn chưa tương xứng với sức lao động bỏ ra, do đó việc thu hút nhân lực vẫn còn nhiểu bất cập.
Lợi nhuận của ngành than năm 2017 tăng so với năm 2016 là 163,250 tỷ, năm 2018 tăng so với năm 2016 là 437,510 tỷ do nguyên nhân Giá than thế giới tăng cao, dẫn đến giá than nội địa cũng tăng, than tồn kho giảm, số vòng quay vốn phục vụ cho sản xuất than ngày càng nhanh Mặt khác công tác quản trị chi phí của ngành than ngày càng nâng cao khoa học trong điều kiện giá cả vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng không giảm…..