1.2.1 .Nguồn lực tài chính
3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Agribank NinhGiang
Kể từ khi mới thành lập cho đến nay , Agribank Ninh Giang đã trải qua các giai đoạn “thăng trầm” cùng với nền kinh tế khác nhau. Agribank Ninh Giang được đánh giá là một trong những chi nhánh mạnh thuộc hệ thống Agribank trong địa bàn tỉnh Hải Dương . Có được kết quả như trên là do Agribank Ninh Giang đã sử dụng một chiến lược kinh doanh đúng đắn, biết phát huy các điểm mạnh và tranh thủ các
cơ hội của mình, phù hợp với chiến lược S-O trong mô hình SWOT đó là: Theo đuổi các cơ hội phù hợp các điểm mạnh.
Qua đây phân tích các điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức của Agribank Ninh Giang cũng như là của Agribank Việt Nam.
3.3.1 Điểm mạnh
- Agribank Ninh Giang chiếm ưu thế cạnh tranh trên địa bàn với mạng lưới các điểm giao dịch rộng khắp huyện, ngoài ra còn phối hợp với các tổ chức hội để thành lập các tổ đại lý vốn vay đến tận xã và thôn. Gần như tất cả các phiếu điều tra khảo sát để khẳng định thêm điều này 100% câu hỏi điều tra đồng ý và hoàn toàn đồng ý.
- Thương hiệu AGRIBANK là thương hiệu mạnh, gắn bó với bà con nông dân từ nhiều năm trước và luôn được sự ủng hộ của chính quyền địa phương 100% câu hỏi điều tra đồng ý.
- Agribank là Ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, do vậy có nhiều chính sách ưu đãi cho vay phục vụ sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới, khoảng 98% phiếu điều tra từ đồng ý với ý kiến này và ý kiến phỏng vấn thống nhất với nhận định này.
- Cơ sở vật chất khang trang, trên 80 % phiếu điều tra đồng ý với nhận định này. - Có đội ngũ cán bộ đông đảo và am hiểu địa phương, đây là nhận định chung của lãnh đạo và cơ cấu đội ngũ cán bộ làm việc.
- Có một lượng khách hàng truyền thống lâu đời xét trên quy mô tiền gửi, tín dụng và quan điểm của lãnh đạo chi nhánh.
3.3.2. Điểm yếu.
- Do là Ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước nên phong cách làm việc của một số cán bộ còn mang tính bao cấp, tồn tại một số cán bộ có trình độ thấp kém, tư duy chậm đổi mới. Còn nhiều ý kiến khách hàng có ý kiến về vấn đề này.
- Cơ chế chính sách không linh hoạt, chậm thay đổi, tiền lương thưởng còn thấp, chưa thực hiện phân cấp mạnh về thu nhập theo hiệu quả, năng suất công việc. Ý kiến của nhận viên nhìn chung phù hợp với nhận định này.
- Sản phẩm dịch vụ của Agribank chưa thực sự đa dạng, còn nhiều loại phí cao và cơ sơ hạ tầng về công nghệ thông tin ngân hàng còn đang trong giai đoạn phát triển. Nặng về cung cấp chủ yếu những sản phẩm cho vay và tiền gửi cơ bản. Vì vậy, khi điều tra các dịch vụ ngân hàng của Agribank không phải lĩnh vực ưu tiên.
- Thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào thu lãi tín dụng xét trên cơ cấu tài chính. - Mô hình bộ máy, và mô hình quản trị còn trong quá trình hoàn thiện, bên cạnh đó các văn bản, quy chế...vv thường xuyên thay đổi, đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
3.3.3 Cơ hội
- Nền kinh tế có nhiều triển vọng phát triển mạnh do vậy dự kiến huy động tiền gửi tăng 20%/năm và tín dụng tăng ở tốc độ 15%/năm. Bên cạnh đó, các chính sách chủ động mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển, nâng cao tốc độ phát triển của nền kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận với trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh đó, thị trường ngân hàng bán lẻ còn chưa được khai thác. Các nhu cầu xây dựng và phát triển nhà ở, vay tiêu dùng hàng hóa, thẻ tín dụng… tăng đáng kể. Sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn cần có sự hỗ trợ vốn vay và giao dịch thương mại rất lớn từ phía ngân hàng. Do đó, tiềm năng phát triển của ngân hàng trong đó có Agribank Ninh Giang còn rất lớn.
3.3.4 Thách thức.
Thứ nhất, Agribank Ninh Giang ngày càng chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình. Các NHTM trên địa bàn có khả năng gia tăng đáng kể thị phần nhờ khả năng quản lý và cung cấp các sản phẩm, tiện ích đa dạng cho khách hàng. Bên cạnh đó phải chịu áp lực cạnh tranh từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng như quỹ hỗ trợ phát triển, công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, quỹ đầu tư ...vv trong việc huy động nguồn vốn trong xã hội.
Thứ hai, cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì
dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh vào tạo thị phần cho mình. Do đó, các NHTM cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho ngân hàng mình, tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.
Thứ ba, cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt. Mọi sự thành công của một doanh nghiệp đều xuất phát từ yếu tố con người. Hiện nay, chế độ đãi ngộ cho lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao ở Agribank chưa đủ sức thuyết phục để lôi kéo những lao động có trình độ chuyên môn cao. Hiện tượng chảy máu chất xám là căn bệnh nan y không chỉ đối với ngành tài chính - ngân hàng mà đối với tất cả các ngành kinh tế ở VN
Như vậy, mặc dù còn nhiều hạn chế về năng lực cạnh tranh, tuy nhiên Agribank Ninh Giang đã xây dựng cho mình một nền tảng phát triển khá tốt, không ít các cơ hội cũng như thử thách đang ở phía trước. Do vậy, Agribank Ninh Giang cần phải lựa chọn một chiến lược cạnh tranh hoàn toàn đúng đắn và phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định nhằm khai thác tối đa những điểm mạnh, khắc phục hoàn toàn những điểm yếu, tranh thủ những thời cơ sẵn có và vượt qua mọi thử thách với mục tiêu ngày một nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của Agribank Ninh Giang trên toàn hệ thống cũng như địa bàn hoạt động.