3.2. Định hướng xuất khẩu hàng nông sản sang Liên minh châu Âu trong thờ
3.2.1. Định hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam
Định hướng chung của hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm, GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.Đối với nông nghiệp, mục tiêu là khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, tăng nhanh sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nông sản, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành theo Quyết định số 124/QĐ-TTg, đến năm 2020, nông nghiệp chiếm 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%; tốc độ tăng trưởng GDP nơng lâm thủy sản bình qn 3,5-4%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 - 4,7%/năm. Giai đoạn 2011- 2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nơng nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD. Đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng lên 60 tỷ USD, trong đó nơng nghiệp 30 tỷ USD, lâm nghiệp 10 tỷ USD, thủy sản 20 tỷ USD. Như vậy, so với giá trị xuất khẩu nông nghiệp năm 2010 là 10,6 tỷ USD, mục tiêu xuất khẩu nông sản là tăng hơn gấp đôi đến năm 2020 và gần gấp ba đến năm 2030.
Việc thực hiện hiệu quả mục tiêu trên đòi hỏi sự thống nhất, nỗ lực trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện tối đa cho
các doanh nghiệp Việt Nam vươn mình chiếm lĩnh thị trường thế giới, trong đó đặc biệt là thị trường EU.
Định hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam được thể hiện ở các điểm chính như sau:
Một là, phát triển sản xuất nơng sản hướng đến xuất khẩu, tạo động lực cho
tăng trưởng, đi đôi với đảm bảo an ninh lương thực. Xuất phát điểm của Việt Nam là một nước nông nghiệp nên việc phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản luôn luôn được coi trọng như một động lực để phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, sản xuất và xuất khẩu nông sản cũng cần đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới cịn nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Hai là, phát triển sản xuất và xuất khẩu nông sản theo hướng chuyên canh,
hiện đại hóa dựa trên lợi thế của từng vùng, tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng và năng suất sản phẩm, tạo điều kiện gia tăng xuất khẩu nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn sử dụng nhiều lao động thủ cơng theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, tạo động lực cho xuất khẩu.
Ba là, cải thiện cơ cấu xuất khẩu nông sản theo hướng tập trung phát triển
mạnh công nghiệp chế biến, giảm xuất khẩu thô, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản xuất khẩu. Đây là một vấn đề tương đối bức thiết khi một khối lượng lớn nông sản xuất khẩu của ta hiện nay vẫn là xuất khẩu thơ, ít giá trị gia tăng.
Bốn là, chiếm lĩnh, duy trì và mở rộng các thị trường xuất khẩu theo hướng
đa dạng hóa căn cứ nhu cầu từng thị trường, chú trọng các thị trường trọng điểm, tiềm năng. Thị trường là yếu tố quyết định cho sự thành bại của một mặt hàng, do đó, đây là yếu tố quan trọng cần được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng.
Năm là, đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất
khẩu nơng sản, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, huy động mọi người lực ở trong và ngoài nước để đầu tư phát triển lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Sự tham gia
của nhiều thành phần kinh tế, sự đóng góp của nhiều nguồn lực xã hội sẽ tạo ra sức bật cho phát triển nông sản xuất khẩu cũng như tạo ra cạnh tranh, thúc đẩy hiệu quả.