1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN KINH TẾ TƢ NHÂN
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định: - Phát triển các thành phần kinh tế, trong đó coi “kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân”.
- Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tiếp tục “đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
- “Khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm”.
- Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của nền kinh tế tư nhân.
Như vậy, phát triển nhanh chóng và hiệu quả khu vực kinh tế tư nhân là đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn trong cuộc sống và cũng là quyết tâm lớn của Đảng, Nhà nước. Quá trình này cần quán triệt các quan điểm và phương hướng sau:
1.1. Phát triển kinh tế tƣ nhân phải xuất phát từ tình hình thực tiễn của đất nƣớc đồng thời phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối đổi mới toàn diện của Đảng, tuân thủ pháp luật của Nhà nƣớc, các nguyên tắc của cơ chế thị trƣờng, cũng nhƣ các cam kết và thông lệ quốc tế trong xu hƣớng mở cửa, tăng cƣờng hội nhập kinh tế quốc tế
Để đảm bảo phát triển kinh tế tư nhân nhất quán, liên tục và triệt để, cần thống nhất nhận thức cả trong nghiên cứu, xây dựng, cũng như trong tổ chức
thực hiện các giải pháp cụ thể trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, các chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, phù hợp với các nguyên tắc và cơ chế quản lý kinh tế thị trường, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế và thông lệ quốc tế. Trước hết, cần xuất phát từ chủ trương cốt lõi của Đảng và Nhà nước ta coi kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành và động lực phát triển ngày càng quan trọng của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và định hướng quản lý sự phát triển của kinh tế tư nhân theo pháp luật, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cả về pháp lý, chính sách và tâm lý xã hội, cũng như về cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng rãi, không hạn chế về quy mô, trong những ngành, nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm, nhất là trên những định hướng ưu tiên của nhà nước. Khuyến khích quá trình tái kết cấu lại khu vực doanh nghiệp trong phạm vi cả nước, từng bước tham gia vững chắc và hiệu quả vào phân công và hợp tác kinh tế quốc tế thông qua các doanh nghiệp cổ phần, những tập đoàn kinh doanh đa sở hữu, những công ty mẹ - con; kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế - chính trị - xã hội và môi trường. Quan tâm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Tạo sự đồng thuận, đoàn kết tương thân tương ái trong quan hệ kinh doanh và lao động trên cơ sở pháp luật và truyền thống dân tộc. Giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và bản lĩnh kinh doanh cho các doanh nhân, người lao động trong kinh tế tư nhân. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội và các hiệp hội nghề nghiệp đối với khu vực kinh tế tư nhân, cũng như đối với từng doanh nghiệp.
Để những giải pháp đột phá, ngắn hạn hoặc dài hạn trong phát triển kinh tế tư nhân phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước đang hoàn thiện, đòi hỏi một mặt, phải bám sát và tuân thủ các văn bản pháp luật hiện hành “ từ trên xuống”; triệt để khai thác các quy phạm pháp luật có lợi cho phát triển kinh tế tư nhân nói chung và giải quyết các vấn đề bức xúc nói riêng… Mặt khác, cần trân trọng các sáng tạo, đề xuất và ý kiến phản hồi “từ dưới lên” để chủ động không ngừng và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm và hệ thống luật định, phòng tránh các tác hại của việc luật pháp thiếu tính khả thi…
Ngoài ra, quá trình phát triển kinh tế tư nhân cần tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, đặc biệt là các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà nhà nước tham gia… Trong đó, trước hết cần đảm bảo sự tự do hoá ngày càng cao, đầy đủ và rộng rãi các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cho phép các thành phần kinh tế tham gia. Đặt khu vực kinh tế nhà nước ngày càng bình đẳng với các khu vực kinh tế ngoài nhà nước về pháp luật và điều kiện tiếp cận, sử dụng các yếu tố đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp trong sự cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật và nguyên tắc thị trường; xây dựng, triển khai các công cụ quản lý và hỗ trợ mới đối với khu vực kinh tế tư nhân, chuyển từ mục đích “quản chặt doanh nghiệp” sang “hỗ trợ doanh nghiệp” bằng định hướng chính sách, thông tin thị trường và những khuyến khích tài chính cũng như tinh thần theo ngành, sản phẩm địa bàn chứ không theo từng doanh nghiệp, dự án cụ thể hoặc tính chất sở hữu. Xây dựng hệ thống lý lịch tư pháp công dân, hệ thống thông tin doanh nghiệp, hệ thống đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản… được nối mạng nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, cũng như quản lý nhà nước. Phòng tránh, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, các hành vi vi phạm sở hữu thương hiệu, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các vi phạm bản quyền, an ninh, trật tự an toàn, văn minh thương mại và thị trường khác. Tăng cường phân cấp quản lý kinh tế - xã hội cho các cấp chính quyền địa phương
theo phương châm việc nào mà cấp nào, đơn vị nào làm nhanh, hiệu quả nhất thì giao cho cấp đó, đơn vị đó đảm nhận. Thúc đẩy cải cách hành chính nhằm thống nhất, đơn giản hoá và hiện đại hoá các quy trình, thủ tục, công nghệ và tiêu chuẩn quản lý kinh tế - xã hội, trong đó có quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân, tiếp cận với yêu cầu và trình độ quốc tế. Cải cách, tăng cường năng lực và hiệu lực của các định chế và chế tài kinh tế, hành chính, cũng như bộ máy tư pháp quốc gia và địa phương nhằm bảo vệ có hiệu quả lợi ích của nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân và người lao động. Phát triển hệ thống an sinh xã hội, hệ thống phòng ngừa rủi ro, cảnh báo sớm các nguy cơ và giải quyết kịp thời các chấn động kinh tế - xã hội do quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra.
Cuối cùng, cần không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách hiện hành để đảm bảo sự thích nghi nhanh chóng với các biến động thị trường chung trong nước và quốc tế. Đồng thời, bảo đảm tính khả thi của những giải pháp đề xuất trong thực tiễn địa phương, lấy sự phát triển nhanh kinh tế tư nhân và hiệu qủa kinh tế - xã hội chung, sự cải thiện chất lượng cuộc sống mọi mặt của nhân dân làm tiêu chuẩn đánh giá tính đúng đắn của những cơ chế, chính sách được lựa chọn.
1.2. Tạo bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế tƣ nhân từ việc tập trung ƣu tiên giải quyết những vấn đề bức xúc nhất
Cần mạnh dạn đưa ra các quyết sách mang tính đột phá như Luật Doanh nghiệp để tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân, trước hết cần tập trung tháo gỡ và xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề bức xúc, khó khăn đang tồn tại trong phát triển kinh tế tư nhân. Các vấn đề bức xúc trên không tách rời, biệt lập nhau mà giữa chúng có sự tác động qua lại “cộng hưởng” nhau, quy định và chuyển hoá nhân - quả lẫn nhau và cùng tạo ra sức cản nhiều mặt, nhiều chiều kìm hãm sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân… Bởi vậy, một mặt, việc giải
quyết đơn lẻ từng vẫn đề sẽ là không thể hoặc không hiệu quả. Nói cách khác, chỉ có thể giải quyết trọn vẹn các vấn đề bức xúc về kinh tế với các vấn đề về xã hội.
Hơn nữa, quan điểm tổng thể còn đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề đó không chỉ trong từng lĩnh vực, từng thành phần trong khu vực kinh tế tư nhân, mà còn cần giải quyết các vấn đề bức xúc đặt ra cho cả các lĩnh vực và khu vực kinh tế khác của nền kinh tế - xã hội. Mặt khác, do điều kiện khách quan và chủ quan từ nhiều phía cũng như do đặc điểm quy định, chi phối và chuyển hoá lẫn nhau của các vấn đề bức xúc, nên không thể đồng thời giải quyết ngay một lúc như nhau đối với tất cả các vấn đề đó, mà cần chọn lọc để ưu tiên tập trung xử lý những vấn đề nổi cộm nhất, đặc biệt là các vấn đề mang tính nền tảng, cốt lõi và chi phối nhiều nhất đến các vấn đề khác. Thực tế cho thấy, việc ưu tiên xử lý các vấn đề bức xúc về tiêu thụ sản phẩm hoặc vấn đề tâm lý và hoàn thiện cơ sở pháp lý… sẽ tạo tác động dây chuyền tích cực hơn hẳn vấn đề đào tạo lao động trong phát triển kinh tế tư nhân.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, dù trước hay sau, nhanh hay chậm, các vấn đề bức xúc kinh tế và xã hội, nhân văn trong phát triển kinh tế tư nhân cần được “lập trình” xử lý trong kế hoạch tổng thể dài hạn, không thể làm tuỳ tiện và tự phát, mà cần có các giải pháp đồng bộ và có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, các cấp và đơn vị có liên quan.
Các rào cản phát triển kinh tế tư nhân có biểu hiện không hoàn toàn như nhau qua các thời kỳ, trong từng lĩnh vực, thậm chí từng loại doanh nghiệp. Chúng có nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ nhiều phía và có tính đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực và các cấp, ngành, đơn vị khác nhau… Vì vậy, không thể giải quyết các vấn đề bức xúc bằng việc khoán trắng cho một đơn vị hoặc cá nhân nào, và chỉ bằng một số giải pháp hành chính hay kinh tế độc lập, tách rời nhau một cách cứng nhắc, mà cần sử dụng đồng bộ, linh hoạt, mềm dẻo, phối kết hợp các giải pháp cả về pháp lý, chính trị, hành
chính, tổ chức vận động, tuyên truyền cũng như về tài chính, tín dụng, khoa học - công nghệ v.v.. Cần lôi cuốn và phân công rõ ràng, hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong số các giải pháp, cần coi trọng sử dụng các giải pháp mang tính tạo động lực mới, mạnh mẽ và có tính quyết định, đồng thời cần có các giải pháp cần thiết để giảm thiểu, trung hoà các tác động - “mặt trái” - kèm theo của những giải pháp áp dụng. Ngoài ra, cần thường xuyên xem xét, điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp, kịp thời bãi bỏ hoặc thu hẹp các giải pháp đã trở nên lạc hậu, bất cập trước thực tiễn biến đổi nhanh chóng cả trong và ngoài nước.