KINH TẾ TƢ NHÂN
Nguyên tắc chủ đạo trong quản lý nhà nước đối với hệ thống các doanh nghiệp là xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các giải pháp cần đạt mục tiêu:
- Sử dụng các chính sách kinh tễ vĩ mô (tài khoá, tiền tệ…) để tạo lập hạ tầng hiệu lực điều hành của các cơ quan công quyền;
- Thiết lập hệ thống luật pháp, hệ thống trao đổi thông tin phù hợp để xây dựng thể chế kinh tế lành mạnh, tăng cường đối thoại hiệu quả với khu vực kinh tế tư nhân nhằm đưa ra những chính sách hỗ trợ kịp thời;
- Đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế;
- Phối hợp, liên kết, đa dạng hoá các loại hình đào tạo và tìm các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng nguồn lao động;
- Tăng cường trao đổi và thực hiện chuyển giao công nghệ, đặc biệt là các công nghệ ứng dụng phù hợp với điều kiện trình độ tiếp nhận của hệ thống các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng;
- Thực hiện việc đại chúng hoá, minh bạch hoá thông tin, đặc biệt là các thông tin liên quan đến nguồn lực phát triển của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam (quy hoạch đô thị, các văn bản luật đang soạn thảo, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế quốc gia, vùng…) và thông tin thị trường;
- Thực hiện việc tạo ra các ngành kinh tế hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bằng cách quy hoạch lại các doanh nghiệp nhà nước, liên kết các thành phần kinh tế và kêu gọi nguồn lực từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
- Thúc đẩy cạnh tranh nội địa thông qua các đòn bẩy kinh tế vĩ mô hoặc thông qua các chương trình hành động quốc gia vì quyền lợi người tiêu dùng.