CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
4.1.2. Căn cứvào thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime
hiệu quả, chú trọng phát triển bền vững, tập trung xây dựng mô hình quản trị mạnh, không ngừng đầu tư phát triển nền tảng công nghệ, bảo đảm chất lượng nhân sự, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Đặc biệt, bằng việc chính thức sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB), kết hợp sự tương đồng về văn hóa kinh doanh, cộng hưởng thế mạnh sẵn có của hai bên, Maritime Bank sẽ mở rộng quy mô tài chính và mạng lưới, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, gia tăng sức cạnh tranh để có thể phát triển mạnh mẽ hơn, hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng TMCP tốt nhất Việt Nam.
Hướng tới mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tốt nhất Việt Nam, trong những năm tới, Maritime Bank sẽ chú trọng ưu tiên những vấn đề sau:
Thứ nhất, tăng huy động tiền gửi với mức chi phí hợp lý thông qua các sản phẩm và mô hình chi phí phù hợp; Thứ hai, tập trung nâng cao hơn nữa hiệu suất quản lý vận hành kinh doanh; Thứ ba, tăng tỉ lệ thu nhập từ phí trong tổng doanh thu; Thứ tư, giảm tỉ lệ nợ xấu (NPL) trong toàn bộ danh mục; Và cuối cùng là đảm bảo những khoản tín dụng mới sẽ có chất lượng tốt.
4.1.2. Căn cứ vào thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank bank
Qua phần phân tích thực trạng, thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của Maritime bank đang tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian gần đây, việc có một lộ trình phát triển ngân hàng điện tử đúng đắn là xu thế tất yếu để tạo nên sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ, tăng lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Phân tích thực trạng cũng cho thấy những biện pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử mà Maritime bank đang áp dụng, những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp khắc phục.