CHƯƠNG 4 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
4.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại MSB
4.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ
4.2.3.1. Tăng cường và nâng cao công tác quản trị điều hành.
Maritime bank cần xác định rõ định hướng phát triển đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh các dịch vụ điện tử, đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn hệ thống về định hướng phát triển, về chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh các dịch vụ điện tử. Maritime bank cần xác lập cơ cấu, giới hạn cụ thể trong điều hành kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển và an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử, xây dựng và chuẩn hoá các thể chế, quy chế, quy định trong quản lý và kinh doanh ngân hàng điện tử, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu phát triển và khai thác thông tin phục vụ quản lý, điều hành.
Bên cạnh đó, cần xác định ngân hàng điện tử là xu hướng tất yếu mang tính toàn cầu của hệ thống các ngân hàng và dần thay thế toàn bộ cách thức giao dịch theo kiểu truyền thống tại các ngân hàng, do vậy Maritime bank cũng cần thiết phải xây dụng cơ chế động lực trong quá trình triển khai sản phẩm mới, phát triển dịch vụ. Đó là các cơ chế thưởng kinh doanh cho chi nhánh, cơ chế thưởng cho cán bộ bán hàng, các chương trình thi đua phát triển, mở rộng tại các chi nhánh, đơn vị của Maritime bank.
Thêm vào đó, để tăng cường và nâng cao hơn nữa năng lực quản trị điều hành thì cần hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngân hàng điện tử. Maritime bank cần xác định rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, cá nhân trong bộ máy hoạt động của mình.
4.2.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ
Maritime bank có thể nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên bằng cách tổ chức các lớp học nghiệp vụ ngắn hạn cho nhân viên, mở các lớp tập huấn hướng dẫn khi áp dụng các sản phẩm, dịch vụ mới, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên nâng cao chuyên môn, trình độ như tu nghiệp ngắn hạn, dài hạn tại nước ngoài... Maritime bank cũng nên bố trí các cán bộ, nhân viên có
trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức vào những vị trí phù hợp để họ phát huy được hết khả năng của mình làm cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.
Bên cạnh nghiệp vụ chuyên môn, Maritime bank cũng cần đào tạo những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp khách hàng, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán… cho cán bộ, nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Với kiến thức chuyên môn và kỹ năng phục vụ khách hàng tốt, đội ngũ cán bộ, nhân viên sẽ giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng truyền thống và phát triển thêm nhiều khách hàng mới.
Tiếp tục xây dựng các chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài
Ngoài việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, Maritime bank cần tiếp tục xây dựng các chính sách thu hút nhân tài có hiệu quả. Việc trọng dụng sẽ là động lực quan trọng nhằm thu hút nhân tài cho ngân hàng kèm theo sự trả công xứng đáng cho đóng góp của nhân tài đối với cơ quan sử dụng. Thêm vào đó, Maritime bank cũng cần phải tích cực hơn nữa trong việc tạo môi trường để thu hút nhân tài. Vì vậy ngân hàng cần quan tâm tới các yếu tố như: điều kiện làm việc tốt, nhân tài được quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình, tạo môi trường lành mạnh trong công tác tuyển dụng…
Mặt khác, chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực phải mang tính chất toàn diện. Cần phải có một chiến lược, một tầm nhìn đúng hướng, đủ lớn, đủ rộng: phải có tính thống nhất và cam kết cao của toàn bộ hệ thống. Ngân hàng phải xây dựng một cơ cấu nhân lực hợp lý nhằm tạo ra nhân tài cho từng hoạt động kinh doanh của mình.
Để có được chính sách đãi ngộ hiệu quả, Maritime bank có thể xem xét thực hiện các biện pháp như:
Xây dựng chính sách khuyến khích khen thưởng có liên hệ chặt chẽ với mục tiêu ngân hàng đề ra theo từng thời kỳ.
Đưa ra các phúc lợi phù hợp với đội ngũ cán bộ, nhân viên. Lĩnh vực tài chính ngân hàng luôn có sự cạnh tranh khốc liệt nên nếu ngân hàng nào không đưa ra các chế
độ phúc lợi tương đương hay hậu hĩnh hơn các đối thủ của mình thì sẽ khó mà thu hút và giữ chân những nhân viên xuất sắc.
Sử dụng nhân viên đúng người, đúng việc, sắp xếp công việc phù hợp với khả năng ngành nghề và chuyên môn của họ.
Chế độ thưởng phạt nghiêm minh, cơ chế đánh giá nhân viên công bằng, khách quan. Đặc biệt, ngân hàng cần chú ý đến vấn đề ghi nhận công lao và biểu dương khen ngợi vì thiếu nó sẽ không thể tạo nên một chương trình đãi ngộ hoàn chỉnh và hiệu quả được. Nhân viên luôn muốn biết liệu họ đang làm việc tốt, khá hay là tồi, vì vậy việc cho họ biết là hết sức quan trọng và cúng là động lực khuyến khích họ làm việc tốt hơn.
Chính sách tiền lương được trả phù hợp với trình độ, năng lực của nhân viên và tương xứng với mức độ công việc được giao bởi nếu không nhận được mức lương xứng đáng cho công sức đã bỏ ra, họ sẽ chuyển sang làm việc tại những ngân hàng có chế độ lương thưởng hấp dẫn hơn.