Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các Làng nghề tại Hà Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 67)

Trong thời kỳ bao cấp hoạt động cung ứng nguyên liệu vật liệu, sản phẩm trên thị trường đều chịu sự điều tiết của Nhà nước không phải do người sản xuất và người tiêu dùng tự quyết định. Những sản phẩm có nhu cầu rất lớn, cần thiết đối với đời sống tại thị trường trong nước và quốc tế như: lụa, lương thực, len, đồ gỗ chạm khảm... cũng không thể phát triển được do chính sách ngăn sông cấm chợ. Chính vì vậy đã không khuyến khích được sản xuất của các Làng nghề phát triển, sản xuất phụ thuộc bởi các chỉ tiêu kế hoạch và nguồn vốn từ trên cao xuống, không phụ thuộc vào thị trường là nguyên nhân triệt tiêu khả năng phát triển của các Làng nghề.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sự tác động của thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của Làng nghề. Sản xuất của Làng nghề giờ đây đã trở thành sản xuất hàng hoá, chịu sự tác động mạnh mẽ và khách quan của các quy luật cung cầu, quy luật giá cả, lợi nhuận và cạnh tranh giữa các nhà sản xuất với nhau. Sản phẩm của Làng nghề được bán tự do trên thị trường trong nước và nước ngoài với tư cách là hàng hoá. Chính sự tự do hoá thương mại toàn cầu đã điều tiết quan hệ cung cầu và trở thành nhân tố kích thích sản xuất của các Làng nghề của Hà Tây phát

triển. Người sản xuất muốn có chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế phải có ý thức đổi mới công nghệ, mẫu mã sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm do mình sản xuất ra. Thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới sẽ giúp nhà sản xuất trong các Làng nghề quyết định được việc đầu tư bao nhiêu, đầu tư như thế nào để sản xuất được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, phù hợp với xã hội hiện đại vừa đảm bảo được lợi nhuận cho người sản xuất vừa có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường về giá cả cũng như hình thức, chất lượng. Hà Tây có sự đa dạng về các Làng nghề cũng như số lượng nghề vì vậy sản phẩm được tiêu thụ ở cả 3 khu vực: tại thị trường địa phương, thị trường trong cả nước và thị trường quốc tế. Tiêu dùng tại địa phương và trong nước chủ yếu là nhóm hàng: lương thực, thực phẩm, chế biến thực phẩm, đồ gỗ, nguyên vật liệu xây dựng....Nhóm hàng chế biến lương thực thực phẩm đặc biệt là rau, bánh phở, bún, miến... của Hà Tây cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nội. Có thể nhận thấy sự gia tăng không ngừng về sản xuất của các Làng nghề qua bảng số liệu sau:

Biểu 2.4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các Làng nghề Hà Tây

STT Sản phẩm ĐV 2003 2004 2005 2006

1 Mây tre giang đan Tỷ đ 107 169,5 170 200 2 Hàng sơn mài, khảm trai Tỷ đ 63 72 80 94

3 Đồ mộc cao cấp 1000sp 230 240 250 300

4 Hàng tiện các loại 1000 sp 3.906 4.582 4.600 5.400 5 Hoa gỗ các loại 1000bông 1.000 1.400 1.500 1.600 6 Tăm hương, tăm mành 1000 tấn 17 17,5 19 22 7 Vải lụa các loại 1000m 7.418 7.676 7.700 8.800

9 Quần áo dệt kim Tr. Sp 26,5 27 30 35 10 Khăn mặt các loại Tr. Sp 100,9 191 250 280 11 Khâu bóng 1000 quả 200 235 193 200 12 Tinh bột các loại 1000 tấn 55,7 56 60 67 13 Bún bánh các loại 1000 tấn 20,1 20,2 25 28 14 Chè búp khô Tấn 629 640 650 720

15 Dao kéo các loại Tr. Cái 14,5 17 19 21

Nguồn: Cục Thống kê Hà Tây

Số liệu về giá trị sản xuất của các Làng nghề cho ta thấy tất cả các nhóm hàng chính hầu hết đều tăng cả về số lượng và giá trị. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm hàng khăn mặt xuất khẩu tăng 2,8 lần từ năm 2003-2006 kế đó là nhóm hàng mây tre đan tăng gần 2 lần

Ngoài ra các Làng nghề của Hà Tây đã và đang xuất khẩu ra nước ngoài rất nhiều như hàng thêu ren ở Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Oai ... xuất khẩu đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ý....Hàng mây tre đan ở Chương Mỹ, Hoài Đức... xuất khẩu vào các thị trường: Đức, các nước SNG, Pháp, Mỹ, Nhật, Ấn Độ. Hàng dệt kim xuất khẩu đi các nước SNG, Nga. Hàng sơn mài, khảm trai mỹ nghệ ở Phú Xuyên, Thường Tín... xuất khẩu đi các nước: Mỹ, Nhật, Anh, Đài Loan. Hàng mộc dân dụng ở Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì, Phú Xuyên, Thường Tín... xuất khẩu đi Đài Loan, Nhật, Singapore..Hàng nón, mũ là ở Thanh Oai xuất khẩu đi các nước ở Châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Hàng trạm khảm xuất khẩu đi các nước Đài Loan, Trung Quốc.

Các sản phẩm ở Hà Tây có thể xâm nhập và đứng vững taị thị trường nước ngoài là do mẫu mã ngày càng được cải tiến, đa dạng và phong phú đã góp phần làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hà Tây. Một số sản phẩm của các Làng nghề đã có uy tín và trở thành thương hiệu trên thị trường

quốc tế. Có thể thấy được điều này qua con số thống kê các mặt hàng xuất khẩu chính của các Làng nghề như sau:

Biểu 2.5 Giá trị xuất khẩu của các Làng nghề Hà Tây

TT Mặt hàng ĐVT 2003 2004 2005 2006

Tổng GT xuất khẩu Tỷ đ 105,1 133,8 483 572

Tr.đó: GTXK của Làng nghề Tỷ đ 92 124,4 458,8 554

Mặt hàng chủ yếu

1 Lụa tơ tằm 1000m 300 185 800 850

2 Quần áo dệt kim 1000sp 2.987 3.515 25.000 28.500 3 Hàng may mặc 1000sp 1.533 1.704 6.500 7.400

4 Hàng thêu 1000sp 700 500 600 680

5 Mây tre đan Tỷ đ 10,8 19,4 80 100

6 Guột, cỏ tế Tỷ đ 3,4 36 40

7 Hàng tiện, gỗ, sừng, xương 1000sp 780 4.100 4.800

8 Đồ mộc cao cấp 1000sp 80 90 150 200

9 Hàng sơn mài, điêu khắc Tỷ đ 50,2 26,5 65 76

10 Nón, mũ lá 1000sp 530 1.600 1.800

11 Tăm hương Tấn 7.000 5.050 9.375 11.000

Nguồn: Cục Thống kê Hà Tây

Từ bảng phân tích trên có thể thấy rõ các sản phẩm của Làng nghề đã đóng góp phần lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Hà Tây. Năm 2003 giá trị xuất khẩu của các Làng nghề là 92 tỷ đồng chiếm 87% thì năm 2006 con số này đã chiếm 97% tương đương 554 tỷ trong giá trị xuất khẩu của tỉnh. Hầu hết các nhóm sản phẩm xuất khẩu qua các năm đều tăng và tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt là nhóm hàng quần áo dệt kim tăng gần 10 lần, mây tre đan tăng gần 10 lần, hàng may mặc tăng gần 5 lần....Một số mặt hàng năm 2003 chưa tìm được thị trường xuất khẩu, năm 2004 đã bắt đầu xuất khẩu

được: guột, nón, mũ lá, hàng tiện nhất là nhóm hàng guột năm 2004 chỉ có 3,4 tỷ đồng thì năm 2006 là 40 tỷ đồng thương đương với tốc độ tăng 11,8 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)