Những khó khăn đối với phát triển Làng nghề Hà Tây khi Hà Tây sát nhập vào thủ đô Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 91)

Tây sát nhập vào thủ đô Hà Nội

Khi sát nhập vào thủ đô Hà Nội, số Làng nghề của Hà Nội lên tới 1.264 Làng, là thành phố có số Làng nghề nhiều nhất cả nước, mảnh đất trăm nghề. Làng nghề của Hà Nội mở rộng đối mặt với một số vấn đề:

Thứ nhất: Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm là vấn đề nan giải của các Làng nghề. Từ các Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, thủ công mỹ nghệ.... đều gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân trong các Làng nghề và khu vực xung quanh. Với trên 1000 Làng nghề, trong đó có những Làng nghề ô nhiễm đã ở mức báo động, nhiên liệu sử dụng chủ yếu là than củi, than đá cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường. Các chất thải trong sản xuất của Làng nghề hầu hết đều không qua xử lý, xả trực tiếp ra mương, sông. Đây là nguồn có thể truyền bệnh dịch cho người dân sống xung quanh khi có dịch. Năm 2008 người dân sống ven sông Nhuệ của Hà Tây đã phải chịu dịch tiêu chảy cấp lây truyền qua nguồn nước.

So với nhiều địa phương khác, Hà Tây là tỉnh có chú trọng đến việc phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp và Làng nghề nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên việc phát triển đó còn mang tính tự phát, đặc biệt là các Làng nghề. Chính việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa thỏa đáng đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, gây nhiều bức xúc, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường và sức khỏe của nhân dân.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tây, các chứng bệnh: đau cột sống, đau dạ dày, viêm phế quản, viêm phổi, viêm da, đau mắt hột và đỏ, viêm đường ruột, phụ khoa, ỉa chảy, đặc biệt là viêm đường hô hấp ở trẻ em trong các hộ gia đình Làng nghề xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho những người làm công tác y tế.

Theo số liệu 2005 của ngành Y tế, Hà Tây có tới 92% số dân có trứng giun đũa, tỷ lệ mắc tiêu chảy, kiết lỵ rất cao. Riêng Làng nghề Dương Liễu có đến 37% số dân mắc bệnh về mắt và đường tiêu hoá, 31% số dân mắc bệnh về da, 19% mắc bệnh hô hấp và 13% là các bệnh khác.

Ô nhiễm môi trường khiến cho khách du lịch đã một lần đến Làng nghề sẽ không muốn quay trở lại dù có thể tìm thấy ở đấy những điều thù vị.

Thứ hai: Năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước chưa theo kịp sự thay đổi, nguy cơ biến mất các Làng nghề.

Mở rộng Hà Nội là cần thiết, nhưng nếu mở rộng to gấp 3 lần và về phía Tây sẽ tạo ra một áp lực rất lớn trong việc quản lý đô thị. Theo kiến trúc sư Nghiêm Vĩnh Hải: Việc mở rộng diện tích thủ đô như hiện nay thì sẽ phải làm lại quy hoạch về kinh tế cho Thủ đô mới. Việc này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề trong quản lý đô thị của Hà Nội. Thủ đô Hà Nội mở rộng sẽ có diện tích 3.324,92 km2, dân số gần 6 triệu người, có 29 đơn vị hành chính quận, huyện, 575 đơn vị xã, phường, thị trấn. Bộ máy quản lý chưa thích ứng được với

những thay đổi này. Với bộ máy quản lý còn đang trong giai đoạn chuyển đổi, sát nhập giữa Hà Tây và Hà Nội, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ và cấp ủy cơ sở còn hạn chế. Bộ máy quản lý nhà nước ở cấp xã hiện nay chỉ có biên chế cho quản lý và xã hội và nông nghiệp. Nhiều Làng nghề, xã nghề có doanh thu hàng trăm tỷ đồng với hàng trăm hộ sản xuất, hàng chục doanh nghiệp nhưng không có người chuyên phụ trách quản lý nhà nước về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy, việc truyền đạt, phổ biến, thực thi cơ chế chính sách, việc hướng dẫn, kiểm tra kinh tế kỹ thuật, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ ở các Làng nghề phụ thuộc vào nhiệt tình với khả năng ít chuyên môn của lãnh đạo xã, thôn. Ở cấp huyện với vài chục Làng nghề và hàng trăm doanh nghiệp... cũng chỉ có tối đa là 2 biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp điện năng. Những người lãnh đạo cấp cao của Thành phố lại không thường xuyên có mặt, tiếp xúc với địa phương nên khó có khả năng bao quát hết tới tất cả các Làng, xã của Hà Tây đặc biệt là việc phát triển các Làng nghề. Một số nhà lãnh đạo chỉ chú trọng tới vùng nội thành, ít quan tâm tới khu vực ngoại thành chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới các Làng nghề.

Về thủ đô, sẽ phải có các khu đô thị, các khu công nghiệp, đường sá cần mở rộng, trường lớp học cũng cần khang trang hơn... Ngay khi có thông tin Hà Tây sát nhập vào Hà Nội, hàng loạt các khu đô thị đã mọc lên như nấm: khu đô thị Mỗ Lao, An Khánh, Văn Quán, Văn Phú... đẩy giá đất của Hà Tây lên rất cao, hàng chục triệu một m2. Làm những công trình này cần phải thu hồi đất của dân trong đó có cả đất đai của các Làng nghề. Một khi đất đai bị thu hồi thì những người dân sẽ làm nghề gì để sinh sống, họ có được bố trí làm việc trong các khu công nghiệp, được đào tạo nghề mới hay họ không biết làm gì với só tiền đền bù lớn mà mình đang cầm. Khi đất đai không còn đồng nghĩa với Làng không còn, Làng nghề cũng sẽ biến mất. Nhiều Làng

nghề truyền thống sẽ bị mất đi như làng cổ Đường Lâm. Hàng loạt nông dân huyện Hoài Đức, Hà Tây đã liều bán cả đất, ruộng lúa. Mất đất, thất nghiệp và nảy sinh vô số các vấn đề xã hội, gánh vác thế nào đây? Khi Làng chuyển thành phố, khái niệm Làng nghề cũng không còn, liệu các Làng nghề có thể tồn tại khi không còn Làng? Đó là những thách thức lớn của Làng nghề Hà Tây khi sát nhập về thủ đô Hà Nội.

Thứ ba: Nguy cơ mất những nghệ nhân giỏi trong quá trình đô thị hoá, thiếu người kế cận

Sát nhập về Hà Nội, quá trình đô thị hoá nhất là quá trình công nghiệp hoá sẽ diễn ra nhanh hơn. Các doanh nghiệp nước ngoài, của Hà Nội sẽ đầu tư vào các xã, huyện của Hà Tây vào nhiều lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực Làng nghề, nhất là một số Làng nghề có thể thay thế lao động thủ công bằng máy móc hiện đại như: dệt, chế biến lương thực, thực phẩm. Họ sẽ thu hút các lao động trong các Làng nghề chuyển sang làm cho họ bằng nhiều hình thức: mức lương, vị trí công việc, chế độ làm việc và đãi ngộ...Các nghệ nhân giỏi, gắn bó với nghề rồi sẽ già trong khi người kế cận lại không có, Làng nghề một khi mất lao động liệu có tồn tại? Đây là một vấn đề khó khăn khi Hà Tây sát nhập Hà Nội mà các Làng nghề gặp phải.

Thứ tư: Nguy cơ hoả hoạn, tai nạn lao động trong các Làng nghề

Hà Nội mở rộng với hàng nghìn Làng nghề. Với đặc điểm hầu hết các Làng nghề đều vừa là nơi sản xuất, kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu vừa là nơi sinh hoạt gia đình. Các hộ gia đình trong các Làng nghề Hà Tây lại là nơi chật hẹp, hệ thống điện cũ kỹ, chắp vá, không đảm bảo an toàn lưới điện, các quy định phòng cháy chữa cháy còn hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ hoả hoạn bất cứ lúc nào. Kiến thức của người lao động, chủ những cơ sở sản xuất hạn chế, không được đào tạo, phương tiện chữa cháy hầu như không có.

Các Làng nghề thủ công phần lớn ở xa các đơn vị chữa cháy, đường vào chật hẹp, chỉ đủ ô tô tải nhỏ đi vào. Khi có hoả hoạn việc ứng cứu từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế. Trong khi phương tiện chữa cháy của các Làng nghề yếu nên nhiều vụ cháy việc chữa cháy không được kịp thời gây thiệt hại lớn về kinh tế.

Công nghệ lạc hậu, tại các cơ sở sản xuất đều không có nội quy an toàn lao động, nội quy sử dụng máy móc thiết bị. Người lao động lại chưa được đào tạo sử dụng máy thiết bị chuyên nghiệp, hệ thống điện không có dây bọc nên nguy cơ tai nạn cho người lao động rất cao. Người lao động tại các Làng nghề lại chủ yếu làm việc tự do, không ký kết hợp đồng lao động, không được các chủ hộ gia đình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nên không được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội khi về già hoặc khi nằm viện.

Thứ năm: Mẫu mã sản phẩm lạc hậu, sức cạnh tranh kém khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thời gian qua, bên cạnh một số hộ gia đình, doanh nghiệp phát triển về quy mô sản xuất, doanh thu vẫn còn nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có sự suy giảm về số lượng đơn đặt hàng hoặc không thể tiếp tục triển khai các phương án xuất khẩu đã đề ra. Công ty TNHH Tiến Động năm 2007 xuất khẩu được 1000 container với giá trị 300 tỷ đồng các sản phẩm của Làng nghề sản xuất, 9 tháng đầu năm 2008 chỉ xuất khẩu được một phần tư so với năm 2007, doanh thu chỉ còn 50 tỷ đồng.

Đối với các sản phẩm là giày dép, quần áo, mũ... đòi hỏi phải thay đổi mẫu mã liên tục mới có thể đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Các hộ gia đình trong các Làng nghề Hà Tây lại chậm chễ trong việc tiếp cận các xu hướng thời trang. Do vậy dù chất lượng sản phẩm có tốt nhưng vẫn không tiêu thụ được sản phẩm, hiệu quả kinh tế không cao. Đối với các Làng nghề thủ công, mỹ nghệ, hiện nay chủ yếu vẫn sản xuất theo mẫu có sẵn của

nước ngoài đặt hàng hoặc làm nhái mẫu mã của nước ngoài. Mẫu mã không hấp dẫn trong khi thị trường cạnh tranh ngày càng nhiều nên sản phẩm của các Làng nghề thủ công mỹ nghệ của Hà Nội rất khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Khi ký hợp đồng xuất khẩu thì giá thành sản phẩm của các Làng nghề chỉ bằng khoảng 70% giá trị so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc... Điểm yếu của các Làng nghề Hà Tây vẫn là khâu thiết kế sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề Hà Tây trong hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)