Đội ngũ CBVC phân chia theo chức danh, trình độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 42 - 63)

(chỉ tính từ trình độ Thạc sĩ trở lên) Thời điểm Tổng số CBVC cơ hữu Tổng số CBKH GS PGS Tỷ lệ GS,PGS/ CBKH TSKH TS Ths Tỷ lệ TS,TSKH/ CBKH 2000 1988 1339 58 178 17.63% 52 435 322 36.37% 2001 2004 1343 46 168 15.93% 47 426 323 35.22% 2005 2590 1651 48 184 14.05% 23 522 908 33.01% 2008 2359 1576 42 193 14.91% 21 514 867 33.95% 2009 2572 1745 42 256 17.08% 20 633 960 37.42% 2010 2399 1932 41 254 15.27% 20 667 899 35.56% 2011 2280 1439 46 249 20.50% 19 653 872 46.70% 2012 2431 1865 43 245 15.44% 22 756 1193 41.72% 7/2013 2588 1876 44 274 16.95% 21 806 1330 44.08%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 17 năm phát triển theo mô hình đại học quốc gia và tổng kết năm 2012-2013 của ĐHQGHN)

Các đơn vị của ĐHQGHN đƣợc tổ chức và hoạt động theo cơ chế mở và liên thông, liên kết, sử dụng nguồn lực chung của toàn ĐHQGHN và phát huy lợi thế chuyên môn hóa của đơn vị.

1.6.3. Bài học kinh nghiệm

Từ những kinh nghiệm thành công trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN của một số quốc gia và đơn vị trong nƣớc có thể rút ra một số bài học nhƣ sau:

Thứ nhất: Xây dựng quy trình khoa học để tuyển dụng nhân tài. Quy trình này phải hƣớng tới việc xây dựng nguồn nhân lực tài năng cho một chƣơng trình dài hạn, đảm bảo tính kế thừa, liên tục chứ không chỉ là cho nhu cầu phát triển hiện tại của đơn vị. Bên cạnh đó cần lập một đội ngũ chuyên trách có chức năng

tìm kiếm, tuyển chọn nhân tài cho bộ máy đơn vị, tạo cơ hội để nhân tài có thể đƣợc tuyển dụng và thể hiện năng lực vƣợt trội của họ.

Thứ hai: Chính sách nhân tài cần phải linh hoạt, bởi nhân tài là một bộ phận đặc biệt, tinh hoa trong lực lƣợng lao động xã hội, tuyển đƣợc ngƣời tài đã khó, nhƣng duy trì và phát triển nhân tài lại càng khó hơn. Linh hoạt trong chính sách nhân tài không chỉ ở khía cạnh trả lƣơng, mà còn ở sự linh hoạt trong việc bổ nhiệm, giao trọng trách cho họ.

Thứ ba: Trong tuyển dụng và sử dụng nhân tài phải đảm bảo công bằng, bình đẳng, minh bạch, chẳng hạn nhƣ không phân biệt loại hình đào tạo, lý lịch cá nhân hay dân tộc, tôn giáo, giới tính,… Điều đó sẽ góp phần tạo dự luận tốt trong xã hội, làm cho nguồn thu hút trở nên phong phú, trách việc bỏ sót nhân tài.

Thứ tư: Tạo môi trƣờng làm việc phù hợp, thuận lợi thì nhân tài, đặc biệt là các nhà khoa học sẽ phát triển nhanh chóng, mang lại những thành quả hữu ích, đóng góp cho công tác KH&CN nói riêng và nên KH&CN nƣớc nhà nói chung.

Trong điều kiện hiện nay, việc thực hiện một quy trình thu hút những cá nhân tài năng một cách khoa học, một chính sách nhân tài khoa học, minh bạch, bình đẳng, công bằng là cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc. Bên cạnh đó, cần phải hình thành môi trƣờng làm việc cởi mở, dân chủ, khuyến khích và coi trọng sáng tạo, tính vƣợt trội, tôn trọng, đánh giá đúng mức thành quả lao động, để nhân tài có thể yên tâm cống hiến hết mình cho công việc.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu bao gồm 7 bƣớc sau : Bƣớc 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.

Bƣớc 2: Tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Bƣớc 3: Xây dựng giả thiết nghiên cứu.

Bƣớc 4: Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu. Bƣớc 5: Thu thập dữ liệu.

Bƣớc 6: Phân tích dữ liệu. Bƣớc 7: Giải pháp và kiến nghị

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia

Nghiên cứu các khái niệm, lý thuyết Xây dựng giả thiết nghiên cứu Tìm hiểu các nghiên cứu trƣớc đây Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu Thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu Giải pháp và kiến nghị

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp:

- Thu thập thông tin qua điều tra thông qua thiết kế sử dụng bảng điều tra, khảo sát đối với 84/152 cán bộ của Cục Thông tin KH&CN quốc gia dựa trên các vấn đề liên quan đến tuyển dụng cán bộ; sử dụng cán bộ; đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ; thu hút, trọng dụng và đãi ngộ cán bộ và điều kiện làm việc của cán bộ.

+ Địa điểm điều tra: Tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia, 24-26 Lý Thƣờng Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ Thời gian điều tra: Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2015.

+ Mục đích điều tra: Nhằm đánh giá thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan.

+ Nội dung thiết kế điều tra:

Nhóm câu hỏi khảo sát thông tin cá nhân: Đề cập đến họ tên, đơn vị, giới tính, trình độ chuyên môn, số điện thoại.

Nhóm câu hỏi khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại Cục Thông tin KH&CN quốc gia: Trên cơ sở các tiêu chí phát triển nguồn nhân lực KH&CN tại Cục, đề tài khảo sát nội dung liên quan đến công tác thu hút cán bộ (được trả lương cao, điều kiện và môi trường làm việc tạo cho cán bộ có hưng phấn làm việc, …), đào tạo cán bộ (Được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Được tham gia các hội nghị, hội thảo, … trong và ngoài nước; Được cử đi đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học,…) và sử dụng cán bộ (Cơ quan khuyến khích sáng tạo, đề xuất cải tiến công việc; Bố trí

đúng người, đúng việc; Có sự hỗ trợ đối với người mới từ lãnh đạo, người có kinh nghiệm, người lâu năm trong cơ quan,…)

- Thu thập thông tin qua phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia: tác giả đã có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia về cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn vấn đề nghiên cứu, qua đó làm rõ hơn các vấn đề và nội dung nghiên cứu qua đó có những định hƣớng để triển khai thu thập và xử lý dữ liệu một cách có hiệu quả hơn

2.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp:

Thu thập thông tin qua nghiên cứu tài liệu từ các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngành có liên quan ban hành kết hợp với thu thập qua sách, báo, tạp chí, kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố và các số liệu của đơn vị để xây dựng khái niệm, phân tích, so sánh và đánh giá thông tin từ tài liệu thu thập đƣợc.

2.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

2.2.2.1. Xử lý nguồn dữ liệu sơ cấp:

Thông qua kết quả khảo sát thực tế, các số liệu đƣợc thu thập đƣợc nhập, xử lý và phân tích dựa trên phần mềm microsoft excel 2013 và phần mềm SPSS phiên bản 22.0 (là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng).

Phương thức xử lý: Trong quá trình thu thập, chúng ta đƣợc một số lƣợng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lƣợng của chúng phải đƣợc giảm bớt xuống đến một số lƣợng mà chúng ta có thể sử dụng đƣợc, vì vậy chúng ta sử dụng phân tích nhân tố, qua đó liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau.

Sự phát triển của khoa học thống kê cùng các khoa học ứng dụng các phƣơng pháp thống kê khác có thể nói vắn tắt là sự phát triển các phƣơng pháp và công cụ phân tích kiểm nghiệm phù hợp với tính chất của các loại dữ liệu khác nhau với mức độ thoả mãn các giả thiết (điều kiện biên) khác nhau. Phân tích nhân tố (factor analysis) là một trong những kỹ thuật đƣợc sử dụng trong các phân tích định lƣợng khi có nhiều biến. Phƣơng pháp này đặc biệt hữu ích trong khoa học xã hội bởi nó cho phép ngƣời nghiên cứu có thể giảm tối đa số lƣợng biến từ các dữ liệu thu đƣợc trong điều tra.

Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu điều tra phản ánh năng lực của cán bộ đang công tác. Phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Al pha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0.

Do một số hạn chế trên về mặt phƣơng pháp luận cũng nhƣ số liệu thu đƣợc, chính vì vậy phần phân tích nhân tố của đề tài này chỉ dừng lại ở việc thu nhỏ và tóm tắt các yếu tố (chủ yếu là đào tạo, thu hút và sử dụng) khả dĩ ảnh hƣởng tới việc phát triển cán bộ tại Cục một cách chung nhất dựa trên số liệu thu thập đƣợc qua điều tra. Những kết quả dựa trên phân tích nhân tố này cũng rất cần thiết và hữu ích có tính gợi suy, tham khảo cho đề xuất chính sách cho đề tài.

Phƣơng trình phân tích nhân tố cơ bản dƣới dạng ma trận nhƣ sau:

F = λV + ε, trong đó F là vector nhân tố; V là vector biến; λ là ma trận hệ số tải nhân tố; và ε là vector sai số.

Trƣớc khi đƣa các yếu tố vào phân tích nhân tố, cần thiết phải kiểm định độ tin cậy của các thang đo các yếu tố này. Phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22.0. Tiêu chuẩn chọn là các các biến phải có hệ số tƣơng quan biến – tổng > 0.3 ; hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6; hệ số tải nhân tố (factor loading) > 0.5; thang đo đạt yêu cầu khi tổng phƣơng sai trích ≥ 50%.

2.2.2.2. Xử lý nguồn dữ liệu thứ cấp:

Các tài liệu báo cáo của cơ quan tiến hành rà soát lại quy trình thực hiện, sau đó dùng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận nhằm phân tích và đánh giá thực trạng, nắm bắt đƣợc kết quả công tác phát triển nguồn nhân lực, tình hình biến động nhân sự trong giai đoạn thu thập.

Các tài liệu từ tạp chí, sách, báo và kết quả nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố sẽ phân tích, so sánh để đƣa ra ý kiến và nhận định, qua đó phân tích điểm mạnh và hạn chế của cơ quan để qua đó đƣa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại cơ quan.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

3.1. Tổng quan về Cục Thông tin KH&CN quốc gia

3.1.1. Lịch sử hình thành

Cùng với sự phát triển của Bộ KH&CN (KH&CN), ngành thông tin KH&CN Việt Nam cũng có một bề dày lịch sử phát triển 50 năm. Đề tài tóm tắt quá trình phát triển ngành thông tin KH&CN Việt Nam đƣợc thể hiện qua các thời kỳ xây dựng và phát triển củaThƣ viện Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) Trung ƣơng, của Viện Thông tin KH&PT Trung ƣơng, của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, và hiện nay là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.

Thư Viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương

Giai đoạn 1959-1965

Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng bắt đầu hoạt động từ đầu năm 1959. Ngày 06/02/1960, Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng đã đƣợc Hội đồng Chính phủ ra Quyết định thành lập. Trong giai đoạn này, kho tài liệu của Thƣ viện đã đƣợc hình thành theo hƣớng một thƣ viện khoa học tổng hợp, gồm các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Các hoạt động nghiệp vụ của Thƣ viện từng bƣớc đƣợc đƣa vào nề nếp. Công tác nghiên cứu nghiệp vụ và đào tạo đội ngũ cán bộ luôn đƣợc Thƣ viện coi trọng.

Giai đoạn 1966-1975

Năm 1965, do điều kiện chiến tranh, Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng phải phân tán hoạt động: Cơ sở chính tại Hà Nội và các cơ sở sơ tán nằm rải rác tại 4 tỉnh (An toàn khu tại Tuyên Quang, Vĩnh Phú - nay là Vĩnh Phúc, Hà Bắc - nay là Bắc Ninh và Hà Sơn Bình - nay là Hoà Bình) nhƣng các cán bộ của Thƣ viện

đã cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Năm 1968, Thƣ viện đƣợc tách thành 2 đơn vị: Thƣ viện Khoa học Xã hội - thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội và Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng - thuộc Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc. Thƣ viện có khoảng trên 250.000 đầu sách và 5.000 đầu tạp chí với tỷ lệ 97% tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài và là kho tài liệu phong phú nhất cả nƣớc trong thời gian này. Cùng với việc tham gia thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thông tin KH&KT và để đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu của các cơ quan, tổ chức khoa học các cấp, các ngành và các địa phƣơng, Thƣ viện còn thực hiện các khoá đào tạo nghiệp vụ cho thƣ viện KH&KT ở các tỉnh/thành phố miền Bắc.

Giai đoạn 1976-1990

Đây là giai đoạn Thƣ viện triển khai các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ phục vụ nhu cầu thông tin phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Nhờ các chính sách đổi mới và mở cửa, phát triển hợp tác quốc tế của Nhà nƣớc trong giai đoạn này mà đội ngũ cán bộ của Thƣ viện có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ. Xu hƣớng thông tin hoá và tin học hoá Thƣ viện bƣớc đầu đƣợc xúc tiến. Ngày 21/12/1976, Lãnh đạo Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc đã phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng, trong đó có nhiệm vụ quản lý mạng lƣới thƣ viện KH&KT trong cả nƣớc. Đánh dấu chặng đƣờng 20 năm thành lập, Thƣ viện KH&KT Trung ƣơng đã vinh dự đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất.

Viện Thông tin Khoa Học Và Kỹ Thuật Trung ương

Giai đoạn 1961-1965

Ngày 18/08/1961, theo Quyết định số 64-KHH/QĐ của Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc, Phòng Thông tin khoa học thuộc Ủy ban chính thức đƣợc thành lập. Phòng đã giúp Ủy ban chỉ đạo xây dựng công tác thông tin khoa học phù hợp với

tình hình cũng nhƣ yêu cầu trong nƣớc và phổ biến những kinh nghiệm, thành tựu, tình hình phát triển KH&KT trong và ngoài nƣớc.

Giai đoạn 1966-1972

Đất nƣớc trong thời kỳ chiến tranh, Phòng Thông tin khoa học cũng nhƣ các đơn vị chức năng khác của Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc đã phải sơ tán, điều kiện làm việc không ổn định. Tuy vậy, nhằm đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống thông tin trong cả nƣớc, đƣa công tác thông tin KH&KT phục vụ phát triển kinh tế một cách hiệu quả hơn, ngày 04/03/1971, Phòng Thông tin khoa học đã tổ chức thành công Hội nghị Thông tin KH&KT toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội. Hội nghị này đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của Nghị quyết 89-CP của Hội đồng Chính phủ về “Tăng cƣờng công tác thông tin KH&KT”, đánh dấu mốc phát triển của ngành thông tin KH&KT đƣợc thể chế hóa ở mức cao nhất.

Ngày 04/10/1972, Viện Thông tin KH&KT Trung ƣơng đƣợc thành lập theo Quyết định số 187-CP của Chính phủ trên cơ sở Phòng Thông tin khoa học.

Giai đoạn 1973-1990

Sau Hội nghị Thông tin KH&KT toàn quốc lần thứ hai đƣợc tổ chức thành công vào tháng 3/1977, mạng lƣới cơ quan thông tin KH&KT đã đƣợc củng cố và mở rộng trong phạm vi cả nƣớc. Đến cuối năm 1986, mạng lƣới này đã bao quát hầu hết các ngành kinh tế và lĩnh vực KH&KT ở cả trung ƣơng và địa phƣơng với tổng số hơn 250 đơn vị. Công tác thông tin KH&KT đã trở thành một hoạt động mang tính xã hội, đạt đƣợc nhiều thành tựu và có đóng góp tích cực phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu và sản xuất. Đƣợc sự chỉ đạo của Ủy ban KH&KT Nhà nƣớc, sự hƣởng ứng của các cơ quan thông tin KH&KT trong mạng lƣới cùng lãnh đạo các ngành, địa phƣơng, Viện Thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tại cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (Trang 42 - 63)