Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình Lớn lên

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 8, ngữ liệu ngoài sách giáo khao mới nhất (Trang 128 - 130)

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy.

3 Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình Lớn lên

bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.

Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Biện pháp tu từ: điệp ngữ.

- Cụm từ lớn lên trong các câu văn được tác giả dùng thể hiện biện pháp điệp ngữ.

- Tác dụng của biện pháp điệp: nhấn mạnh cội nguồn nuôi dưỡng sự trưởng thành cho tác giả. Đó là sự hi sinh của cha mẹ, là những vất vả tảo tần bố mẹ đã gánh chịu để đem đến cho con ấm no dù vào những mùa giáp hạt. Không chỉ nuôi dưỡng thể xác, “anh em tôi" còn được nuôi dưỡng về tâm hồn, được sống trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. Tất cả để lại trong lòng tác giả lòng biết em không thể nào quên.

4

Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm gì với gia đình?

Tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm với gia đình: sự biết ơn với cha mẹ, tình cảm anh em, nỗi niềm thương nhớ gia đình sâu sắc qua những hồi tưởng quá khứ gian khổ ngày bé

ĐỀ SỐ 74:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu.

Ôi! Văn chương. Trong văn chương dòng dòng chứa chan lòng nhân từ. Chữ chữ bao dung, thương cảm, xót xa, đầy tiếc nuối… Giọng thầy đầy trầm ấm nghe êm êm như ru như hát. Tôi còn nhớ thầy bảo rằng như thế nào mới được coi là văn chương. Như thế nào mới được xem một tác phẩm nghệ thuật hài hòa. Rồi thầy phân tích hình tượng “lúa níu anh trật dép” trong bài thơ Thăm lúa của nhà thơ Trần Hữu Thung. Lúa mà như người. Cây lúa có đời sống và dạt dào tình cảm như người. Trong tôi bắt đầu xuất hiện tình yêu văn chương từ khi đó. Ồ! Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học. Thậm chí có nhiều cách giải thông thoáng hơn toán. Đặc biệt, trong văn chương, mỗi người có một cách nhìn, một cách cảm… rất khác nhau, phong phú và đa dạng.

(Y Phương, Tôi đến đây và tôi ở lại, Văn học và tuổi trẻ, số 1(371) năm 2017)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b) Đoạn văn thể hiện nội dung gì?

c) Chỉ rõ ít nhất 02 phép tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn.

d) Theo em, vì sao tác giả viết “Thì ra văn chương cũng có lời giải như toán học”?

GỢI Ý:

Một phần của tài liệu Bộ đề đọc hiểu ngữ văn 8, ngữ liệu ngoài sách giáo khao mới nhất (Trang 128 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w