CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Vài nét về Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered tại Việt Nam
Ngân hàng Standard Chartered là một ngân hàng toàn cầu có trụ sở chính tại Thủ đô London, Vương Quốc Anh. Từ chi nhánh đầu tiên mở cửa vào năm 1853, Ngân hàng Standard Chartered đã và đang hoạt động và cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tại hầu hết các thị trường, đặc biệt là các thị trường đang phát triển trên thế giới.
Ở nhiều thị trường, Ngân hàng Standard Chartered là ngân hàng nước ngoài đầu tiên thiết lập chi nhánh, văn phòng đại diện và có lịch sử hoạt động lâu nhất – kỷ niệm 150 năm ở Ấn Độ và Trung Quốc trong năm 2008, và Hồng Kông và Singapore vào năm 2009. Và là một trong số các ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới, với hơn 1.700 văn phòng tại 70 quốc gia.
Ngân hàng Standard Chartered được thành lập vào năm 1969 thông qua việc sáp nhập của hai ngân hàng riêng biệt, Ngân hàng Standard của Anh, Nam Phi và Ngân hàng Chartered của Ấn Độ, Úc và Trung Quốc
Theo báo cáo của tập đoàn thì Ngân hàng Standard Chartered có trên 90% thu nhập và lợi nhuận thu được đến từ các thị trường Châu Á, Châu Phi và Trung Đông. Trong đó, hai mươi lăm thị trường hiện tại mang lại thu nhập
trên 100 triệu USD và trên hai mươi bảy thị trường khác mang lại trên 100 triệu USD lợi nhuận.
Cổ phiếu của Ngân hàng Standard Chartered hiện tại niêm yết trên các sàn giao dịch London (STAN), Hongkong (STHK) và Mumbai (STAN); đồng thời đứng trong top 20 doanh nghiệp trong bảng xếp hạng FTSE – 100 (xếp hạng bởi market capitalization).
Ngân hàng Standard Chartered tập trung vào việc xây dựng và phát triển dài hạn với khách hàng; và luôn cải tiến, hoàn thiện, nâng cao và đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời Ngân hàng Standard Chartered vẫn được biết đến là một ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt, phát triển bền vững, luôn cân bằng giữ lợi nhuận và chi phí; có hệ thống kiểm soát rủi ro được xếp vào hạng tốt nhất.
Ngân hàng Standard Chartered thành lập văn phòng tại Việt Nam từ năm 1904, tại Sài Gòn, nay là thành phố Hồ Chí Minh và đến nay là tròn 110 năm Ngân hàng Standard Chartered có mặt tại Việt Nam. Tính đến thời điểm năm 1994, Ngân hàng Standard Chartered là ngân hàng đầu tiên của nước Anh mở lại chi nhánh tại Hà Nội; và là một trong các ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép kinh doanh dưới dạng ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên (1/8/2009). Hiện tại, Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam có 850 nhân viên; Trụ sở chính tại tầng 18 tòa nhà Keangnam Hà Nội Landmark Tower, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội, với ba chi nhánh giao dịch, gồm hai ở Hà Nội và một ở Hồ Chí Minh.
Thƣơng hiệu và giá trị
Biểu tượng của ngân hàng: với ý nghĩa là tập đoàn STANDARD CHARTERED phát triển bền vững.
Ngân hàng Standard Chartered mang theo lời hứa thương hiệu Here for Good, với mục tiêu cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất nhằm tăng
thêm các giá trị sống cho các khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng địa phương. Thương hiệu được thống nhất theo hệ thống và đồng bộ giữa các chi nhánh tại các quốc gia, điều này đảm bảo cho việc nhận diện thương hiệu của khách hàng, đối tác khi giao dịch tại bất cứ chi nhánh nào của trên thế giới; thêm vào đó, Ngân hàng Standard Chartered cũng thiết lập các Nhóm thương hiệu và Marketing theo chức năng mới tập trung vào việc tạo ra và tận dụng một cách tiếp cận một ngân hàng hoàn toàn mới cho khách hàng.
Here for Good vừa là thương hiệu, vừa là tiêu chí, cũng như trong hành động hàng ngày thể hiện qua cách mà ngân hàng làm việc với khách hàng, giữa các đồng nghiệp và với cộng đồng địa phương.
Mọi nhân viên của Ngân hàng luôn phấn đấu cho tốt hơn của ngân hàng bằng sự hiểu biết và sống với thương hiệu trong mọi hành động của họ.
Tham vọng của Ngân hàng Standard Chartered
Tham vọng của Ngân hàng Standard Chartered là trở thành Ngân hàng quốc tế tốt nhất thế giới: Là ngân hàng toàn cầu dẫn đầu với việc thúc đẩy đầu tư, thương mại và tạo ra của cải trên toàn châu Á, châu Phi và Trung Đông. Ưu tiên hàng đầu là sự cân bằng tốt giữa việc tiếp tục xây dựng doanh nghiệp trong dài hạn, trong khi việc lựa chọn cách ứng phó phù hợp để đáp ứng với những thách thức phải đối mặt ngay hiện tại.
Hiệu suất: Có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và vốn gia tăng
Mục tiêu: Các mối quan hệ: xây dựng mối quan hệ tin cậy với người dân, các công ty và các tổ chức trong tương lai tại thị trường mà Ngân hàng Standard Chartered đang hướng tới.
Các hoạt động cộng đồng:
Kỷ niệm 10 năm với các sáng kiến cộng đồng: sống chung với HIV (Living with HIV) và Ánh sáng niềm tin (Seeing is Believing).
Cùng các tổ chức tại các quốc gia phát động các phong trào Bảo vệ môi trường nhân các dịp: Earth day, Water day, … bằng các hoạt động cộng đồng: trồng cây, tuyên truyền bảo vệ môi trường.
Các giải thưởng được trao tặng:
- Global Finance Best Sub – Custodian Bank Awards 2011, 2012, 2013 - Global Finance Best Trade Finance Providers 2013
- Global Finance Best Treasury & Cash Managerment Providers 2013 - Global Finance World’s Best Supply Chain Finance Provide 2013 - Global Finance Best Internet Bank Awards 2013
- Global Transport Finance Awards 2013 - GTR Asia Leaders in Trade 2013
- The Banker Innovation in Technology and Transaction Banking Awards 2013
Hoạt động của Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam:
Tại thị trường Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered triển khai các sản phẩm và dịch vụ khá đa dạng, như sau:
Dịch vụ dành cho cá nhân: các loại tài khoản, thẻ thanh toán, tiền gửi; các hoạt động cho vay tín chấp, thế chấp…
Dịch vụ dành cho doanh nghiệp: tài khoản doanh nghiệp, tài trợ thương mại và vốn lưu động; dịch vụ thanh toán quốc tế
Đối với tất cả các sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp và cá nhân, Ngân hàng Standard Chartered luôn chú trọng đến các giao dịch trực tuyến, tạo sự thuận tiện tốt nhất trong các giao dịch cho khách hàng. Bằng việc thực hiện các thao tác trực tuyến qua trang web của ngân hàng, một mặt doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại, chờ đợi, và thời gian của một giao dịch, đặc biệt là với sẽ không còn khoảng cách giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Mặt khác, các hoạt động này giúp ngân hàng tiết kiệm cả về thời gian, chi phí
và nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, đồng thời bảo vệ môi trường do không hạn chế các lệnh giấy.
Hơn nữa, trong giao đoạn gần đây thì các ngân hàng liên kết với nhau trong việc thực hiện các giao dịch và thanh toán, như thu hộ, liên minh ATM… có hiệu quả rất tốt và được khách hàng đánh giá cao. Ngân hàng thu hộ có được một khoản phí nhất định, khách hàng có giao dịch thuận tiện, ngân hàng nhờ thu thì vô hình có một mạng lưới rộng khắp mà không phải mất chi phí mở chi nhánh hay phòng giao dịch. Và điều này được thể hiện rất rõ ở Ngân hàng Standard Chartered, tại Hà Nội chỉ có hai chi nhánh và một còn lại ở Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Ngân hàng Standard Chartered lại có liên kết với ngân hàng Á Châu, hệ thống ATM SmartLink với hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam, vì vậy khách hàng không cảm thấy bất tiện khi thực hiện giao dịch.
Khi nhắc đến sản phẩm tín dụng của ngân hàng, người sử dụng dịch vụ bao giờ cũng quan tâm đến thời gian của việc sử dụng vốn được ngân hàng cấp cho. Tại Ngân hàng Standard Chartered cho vay ngắn hạn được áp dụng chủ yếu cho doanh nghiệp, thông qua việc cho vay thanh toán tiền nguyên liệu trong nước, lương, công cụ sản xuất, hay việc mở L/C, bảo lãnh thanh toán, tài trợ xuất khẩu…. Phần còn lại là cho vay trung và dài hạn cho cá nhân và doanh nghiệp thông qua việc doanh nghiệp đầu tư xây mới cơ sở sản xuất, tiêu dùng, mua sắm tài sản cố định…
Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Standard Chartered trong những năm gần đây.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam: một số chỉ tiêu chính được thể hiện như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh (ĐVT: triệu VND) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 Chênh lệch Tăng trƣởng (%) 2013 Chênh lệch Tăng trƣởng (%)
Thu nhập lãi suất ròng 864,574 1,089,147 224,573 25.97 1,372,053 282,906 26.00 Thu ròng từ phí 205,675 147,665 (58,010) (28.20) 171,439 23,774 16.10 Thu ròng từ chuyển đổi ngoại tệ 537,351 161,228 (376,123) (70.00) 179,930 18,702 11.60 Thu ròng từ môi giới chứng khoán 1,621 70,679 69,058 4,260.21 86,935 16,256 23.00 Thu ròng từ đầu tư
chứng khoán 29,643 53,800 24,157 81.49 71,861 18,061 33.57 Thu ròng khác 1,954 14,180 16,134 825.69 20,334 6,154 43.40 Chi phí điều hành 939,495 945,693 (6,198) 0.66 1,087,547 141,854 15.00
Lợi nhuận thuần
697,415 591,006 (106,409) (15.26) 815,005 223,999 37.90 Chi phí bán hàng 32,037 96,573 (64,536) 201.44 144,860 48,287 50.00 Lợi nhuận trước
thuế 665,378 494,433 (170,945) (25.69) 670,146 175,713 35.54 Tổng Thu nhập chịu thuế 167,556 125,346 42,210 (25.19) 93,769 (31,577) (25.19)
Lợi nhuận sau thuế
497,822 369,087 (128,735) (25.86) 576,376 207,289 56.16 Nguồn tác giả tổng hợp
Qua bảng thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh được tổng hợp từ báo cáo tài chính thường niên của ngân hàng (do công ty kiểm toán KPMG thực hiện), ta dễ dàng thấy:
Về tốc độ tăng trưởng từ tiền chênh lệch của lãi suất cho vay và các hoạt động tài trợ có sự tăng trưởng khá ổn định từ 2011 đến 2013, ở mức khoảng 26% năm sau so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng khá ổn định và ấn tượng trong bối cảnh từ năm 2012 đến nay kinh tế thế giới và trong nước có những biến động phức tạp và đang trong vòng xoáy của sự suy thoái.
Thu ròng từ phí dịch vụ và chuyển đổi ngoại tệ có diễn biến tương đối giống nhau: giảm khá nhiều năm 2012 so với năm 2011 và tăng trở lại trong năm 2013. Nếu năm 2012 thu từ phí dịch vụ giảm đáng kể so với năm 2011 là 28.2% tương ứng với gần 58 tỷ đồng, thì việc thu từ chuyển đổi ngoại tệ lại giảm một cách rất lớn, 70% (tương đương với hơn 376 tỷ đồng). Bước sang năm 2013 lại có sự tăng trưởng khá ở cả hai hoạt động này: 16.1% và 11.6% và đạt hơn 170 tỷ đồng.
Trong hoạt động môi giới chứng khoán và đầu tư chứng khoán có sự tăng trưởng ở mức kỷ lục, đặc biệt là hoạt động môi giới chứng khoán năm 2012 so với năm 2011, tăng ròng hơn 69 tỷ đồng, tương đương với 4260% từ 1.6 tỷ năm 2011 tăng lên 70,6 tỷ năm 2012. Hoạt động đầu tư chứng khoán tăng ấn tượng với hơn 80%. Sang đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng giảm xuống lần lượt ở các mức 23 % và 33% so với năm 2012, điều này phản ánh đúng thực chất của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011 – 2013.
Về chi phí vận hành và chi phí bán hàng, ở cả hai chỉ tiêu này thì năm sau đều tăng so với năm trước. Tuy nhiên, chi phí vận hành tăng không đáng kể qua các năm, điều này thể hiện việc quản lý hệ thống và vấn đề nhân sự là khá ổn định. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng tăng rõ rệt qua các năm, cụ thể là năm 2012 tăng hơn 200% so với năm 2011, sang năm 2013 mức tăng giảm
nhiều nhưng vẫn ở mức là 50% so với năm 2012. Điều này cho thấy năm