Kiểm định Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá về sự hài lòng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV standard chartered tại hà nội 001 (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3.Kiểm định Cronbach’s Alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.

Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến (Nunnally & Burnstein, 1994).

 Những biến có chỉ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) từ 0.3 trở lên.

 Các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0.6 trở lên.

Sau khi dùng phương pháp phân tích nhân tố để loại các biến không phù hợp, tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo gồm 7 nhân tố (7 biến độc lập).

(1) Sự hữu hình (2) Sự thuận tiện (3) Phong cách phục vụ (4) Độ tin cậy (5) Giá cả sản phẩm dịch vụ (6) Danh mục sản phẩm dịch vụ (7) Thông tin

Bên cạnh đó, thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc là mức độ hài lòng của KHCN khi đến giao dịch với Ngân hàng Standard Chartered. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha được trình bày như sau:

(1)Sự hữu hình

Các giá trị Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3 và Cronbach's Alpha = 0.739 > 0.6

Nên nhóm các yếu tố hữu hình thỏa mãn điều kiện của kiểm định Cronbach’s Alpha

(2)Sự thuận tiện

Các giá trị Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3 và Cronbach's Alpha = 0.735> 0.6

Nhận xét: Nhóm các yếu tố sự thuận tiện thỏa mãn điều kiện của kiểm định Cronbach’s Alpha.

(3)Phong cách phục vụ:

Các giá trị Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3 và Cronbach's Alpha = 0.699 > 0.6

Nhận xét: Nhóm các yếu tố phong cách phục vụ thỏa mãn điều kiện của kiểm định Cronbach’s Alpha

(4)Độ tin cậy

Theo kết quả thống kê nhận được, Yếu tố D3 có Corrected Item = 0.251 < 0.3 nên bị loại; các yếu tố còn lại của Độ tin cậy thỏa mãn điều kiện của Kiểm định Cronbach’s Alpha. Cronbach's Alpha = 0.676 > 0.6

(5)Cạnh tranh về giá

Do Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến là 0.594 < 0.6 nên Nhóm yếu tố Cạnh tranh về giá không thỏa mãn kiểm định Cronbach's Alpha.

(6)Danh mục sản phẩm

Do Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến là 0.416 < 0.6 nên Nhóm yếu tố Danh mục sản phẩm không thỏa mãn kiểm định Cronbach's Alpha.

(7)Thông tin

Các giá trị Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3 và Cronbach's Alpha = 0.608 > 0.6; nên nhóm yếu tố về thông tin thỏa mãn điều kiện của kiểm định Cronbach’s Alpha

Với yếu tố sự hài lòng chung, kết quả chạy Cronbach’s Alpha như sau: Các giá trị Corrected Item-Total Correlation đều lớn hơn 0.3 và Cronbach's Alpha = 0.738 > 0.6; nên nhóm yếu tố về Sự hài lòng thỏa mãn các điều kiện của Kiểm định Cronbach’s Alpha.

Kết luận: Như vậy, sau quá trình thực hiện kiểm định Cronbach’s

Alpha, các biến quan sát bị loại khỏi mô hình nghiên cứu là D3, E1, E2, E3, F1, và F2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá về sự hài lòng của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV standard chartered tại hà nội 001 (Trang 53 - 55)