Kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghiệp thiên phú tài chính và ngân hàng (Trang 58 - 61)

2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢNTẠI CÔNG TY CỔ

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Công ty cổ phần Công nghiệp Thiên Phú là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong đó sản phẩm chủ lực của công ty là dây và cáp điện, bên cạnh đó là sản xuất các loại cửa cuốn, cửa nhựa, kinh doanh bất động sản. Trong những năm đầu mới thành lập, công ty đã gặp nhiều khó khăn về tài chính cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đã ngày càng phát triển, nâng cao vị thế trên thị trƣờng. So với các doanh nghiệp khác cùng ngành, Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về thị phần kinh doanh dây và cáp điện. Thêm vào đó, vị thế của Công ty luôn đƣợc đánh giá cao nhờ vào các yếu tố sau:

- Công ty có một đội ngũ nhân viên có trình độ và đƣợc đào tạo một cách tƣơng đối có bài bản; Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm và tay nghề cao. Đây chính là thế mạnh của Công ty trong chiến lƣợc phát triển lâu dài dựa vào nguồn nhân lực.

- Công ty đƣợc các đối tác đánh giá cao về kinh nghiệm và công nghệ quản lý sản xuất, kinh doanh. Đây là lợi thế xuất phát từ việc Công ty sớm tham gia vào thị trƣờng sản xuất dây và cáp điện từ những năm 1990, khi mà thị trƣờng mới bắt đầu phát triển.

Đối với mảng sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: dây cáp điện, cửa các loại, các máy móc thiết bị đƣợc Công ty khai thác và sử dụng đều đạt tiêu chuẩn, phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh.

Trong mảng kinh doanh thƣơng mại và bất động sản công ty luôn đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng và chiếm lĩnh thị trƣờng.

Trong những năm gần đây, trƣớc những diễn biến phức tạp về tình hình chính trị, kinh tế trên thế giới mà hệ quả là giá xăng dầu, giá vàng, giá nguyên vật liệu đều tăng và diễn biến bất thƣờng, đặc biệt là sự xấu đi của thị trƣờng bất

động sản, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng - bất động sản trong nƣớc nói chung và Thiên Phú nói riêng đều ít nhiều chịu ảnh hƣởng và phải đối mặt với khó khăn chung đó. Tuy nhiên, với quy mô tăng giá vốn hàng bán, chi phí nguyên vật liệu rất lớn nhƣ vậy, Thiên Phú đã hết sức nỗ lực trong việc mở rộng quy mô kinh doanh, tìm ra các hƣớng đi mới để tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của mình.

Qua ba năm, tổng tài sản có xu hƣớng tăng trong đó tài sản dài hạn và đặc biệt là tài sản cố định tăng lên nhiều nhất thể hiện sự đầu tƣ dài hơi của Công ty, tuy nhiên do sự khó khăn của thị trƣờng bất động sản đã làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty bị ảnh hƣởng rất nhiều. Mặt khác, trong cơ cấu hình thành tài sản, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, tỷ trọng các khoản nợ dài hạn có xu hƣớng giảm đó là mặt tích cực của công ty, nhƣng quyết định đầu từ vào kinh doanh bất động sản đã ảnh hƣởng nặng nề đến kết quả kinh doanh của công ty, trong bối cảnh thị trƣờng bất động sản đóng băng, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao dẫn đến kết quả công ty bị lỗ trong năm tài chính 2012.

Bảng 2.11. Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần CN Thiên Phú

Chỉ tiêu Năm 2010 (tr.đồng) Năm 2011 (tr.đồng) Năm 2012 (tr.đồng) Nợ ngắn hạn 81.839 73.469 127.926 Nợ dài hạn 50.932 39.457 56.705 Vốn chủ sở hữu 168.330 171.358 160.242 Tổng nguồn vốn 301.101 284.284 344.873

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010-2012 của Công ty Cổ phần CN Thiên Phú)

Bên cạnh đó, trong những năm qua, tài sản ngắn hạn của Công ty luôn đảm bảo tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn thể hiện ở vốn lƣu động ròng luôn lớn hơn 0.Điều này chứng tỏ công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Tuy vậy sự tăng lên của cả nợ vay ngắn hạn và nợ dài hạn sẽ gây áp lực khá lớn lên khả

năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty trong nhƣng năm kế tiếp, ngoài ra việc gia tăng vay nợ của công ty năm 2012 để đầu tƣ trái ngành vào bất động sản cũng tiềm tàng khả năng mất cân đối trong đầu tƣ ngắn hạn và dài hạn, bên cạnh đó công ty còn phải chịu một gánh nặng lãi suất rất lớn, điều này đƣợc minh chứng trong năm 2012 khoản chi phí lãi vay công ty phải trả tăng hơn 200% so với năm trƣớc.

Bảng 2.12. Vốn lƣu động ròng tại Công ty Cổ phần CN Thiên Phú

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tài sản ngắn hạn 121.259 148.564 138.720

Nợ ngắn hạn 81.839 73.469 127.926

Vốn lưu động ròng 39.420 75.095 10.794

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2010-2012 của Công ty Cổ phần CN Thiên Phú)

Đối với TSCĐ, Công ty đã không ngừng tăng cƣờng khai thác năng lực của máy móc thiết bị. Đồng thời tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ Tài chính nhằm chuyển dịch từng phần giá trị của tài sản cố định vào chi phí và tạo lập quỹ để bù đắp hao mòn. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện thanh lý một số TSCĐ lạc hậu, đầu tƣ thêm máy móc thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp.

Đối với đầu tƣ tài chính dài hạn, bằng cách đa dạng hoá hoạt động đầu tƣ nhƣ đầu tƣ vào công ty con; đầu tƣ vào công ty liên kết, liên doanh; đầu tƣ chứng khoán dài hạn… cùng sự năng động, sáng tạo, nắm bắt thị trƣờng của Ban lãnh đạo Công ty, hoạt động này ngày càng làm cho đa dạng hóa các loại hình đầu tƣ kinh doanh của công ty, nhƣng đây cũng là một thách thức cho công ty, vì việc đầu tƣ dàn trải, không tập trung vào ngành nghề chính.

Đối với đầu tƣ bất động sản, có thể nhận xét đây là một kênh đầu tƣ thất bại của công ty, nó ảnh hƣởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của công ty và làm cho tình hình tài chính của công ty xâu đi đáng kể, Ban Giám Đốc công ty

cần có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề này. Công ty nên tập trung vào sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chính của mình, tránh đầu tƣ dàn trải.

Trong quá trình phát triển, Công ty đã xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt với khách hàng trong và ngoài nƣớc.Việc tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ bạn hàng, khách hàng đã đƣợc Công ty hết sức quan tâm.Nhờ đó, công ty luôn có đƣợc các đối tác đáng tin cậy.

So với một số công ty trong cùng ngành thì giá vốn hàng bán của Thiên Phú vẫn khá cao. Tuy nhiên, Công ty vẫn luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, hàng hóa có chất lƣợng tốt nhất theo đúng tiêu chuẩn chất lƣợng của Việt Nam và Châu Âu, đồng thời chú trọng vào việc đầu tƣ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện.

Trong thời gian qua, Công ty đã nỗ lực hết mình để đầu tƣ, tìm kiếm lợi nhuận.Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế mà Công ty cần khắc phục để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghiệp thiên phú tài chính và ngân hàng (Trang 58 - 61)