Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghiệp thiên phú tài chính và ngân hàng (Trang 77 - 80)

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢNTẠ

3.2.3.1. Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ

Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ nhằm có đƣợc nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Công ty.

Công ty nên thƣờng xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt đi học các khóa học đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn, phục vụ công việc quản lý đƣợc tốt hơn.

Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng là điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngƣời công nhân có thêm kiến thức mới và khả năng làm việc hiệu quả cao hơn.

3.2.3.2. Tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường nước ngoài

Tuy Công ty là một trong những doanh nghiệp đứng đầu về thị phần bán hàng nhƣng lại chủ yếu là thị trƣờng nội địa. Mặt khác, thị trƣờng nội địa nhỏ nhƣng cạnh tranh hết sức gay gắt, giá vốn hàng bán của Công ty lại tƣơng đối cao nên lợi nhuận thu đƣợc bị hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần tích cực khai thác, tìm kiếm thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài để nâng cao thị phần bán hàng nhằm mang lại nguồn lợi nhuận vững chắc hơn. Để đạt đƣợc mục đích đó, Công ty cần phải nâng cao sức cạnh của mình hơn nữa trƣớc những yêu cầu và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực.Trƣớc hết, cần nhanh chóng tìm các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu

vào. Việc xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của Công ty cần phải bám sát các nội dung sau đây:

- Tăng năng suất sản xuất, giảm chi phí để giảm giá thành đi đôi với nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa.

- Xây dựng cơ sở vật chất tốt, đầu tƣ các máy móc, trang thiết bị hiện đại. - Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh để có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp các nƣớc trong khu vực và quốc tế; giữ vững thị trƣờng nội địa.

- Chủ động hội nhập quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội và thích ứng với những thay đổi khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.

- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới.

Ngoài ra, Công ty cần nâng cao vai trò của bộ phận nghiên cứu phát triển với chức năng chịu trách nhiệm nghiên cứu các nhu cầu của khách hàng và thị trƣờng, triển khai các sản phẩm, hàng hóa và dự án mới. Trong đó, nhóm nghiên cứu thị trƣờng luôn theo dõi các thông tin tổng thể về kinh tế cũng nhƣ trong ngành, thƣờng xuyên cung cấp các báo cáo thị trƣờng và dự án tiềm năng cần điều tra nghiên cứu sâu. Nhóm quan hệ nƣớc ngoài luôn phối hợp với đối tác nƣớc ngoài nghiên cứu, điều tra thị trƣờng và tính tƣơng thích dịch vụ. Khi đối tác có yêu cầu, bộ phận này tiến hành đánh giá tính khả thi và phối hợp triển khai dự án. Thêm vào đó, hoạt động quảng cáo nhằm mở rộng thị trƣờng cũng cần đƣợc Công ty quan tâm hơn.

3.2.3.3. Tăng cường huy động vốn, thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu

Tăng cường huy động vốn

Để mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, để có thể huy động đƣợc vốn với chi phí thấp nhất, trƣớc hết Công ty cần phải đa dạng hoá phƣơng thức huy động vốn, cụ thể:

- Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất. Đồng thời tuỳ từng thời điểm, từng mục đích sử dụng và nhu cầu vốn khác nhau, Công ty có thể sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng…

- Tiếp tục thu hút các nguồn vốn liên doanh thông qua việc góp vốn thành lập liên doanh với các đối tác trong và ngoài nƣớc.

- Khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng thƣơng mại. Đây là một phƣơng thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Tín dụng thƣơng mại cung cấp cho Công ty cả nguồn tài trợ dài hạn thông qua mua chịu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác đang gặp khó khăn, khai thác triệt để nguồn tín dụng thƣơng mại giúp cho Công ty có thêm nguồn tài trợ không nhỏ.

Ngoài ra, bên cạnh việc phát hành cổ phiếu nhƣ đã thực hiện, Công ty còn có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu hoặc các chứng chỉ nhận nợ dài hạn để huy động vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để có thể phát hành trái phiếu Công ty cần có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng về thị trƣờng, các thủ tục pháp lý và loại trái phiếu phát hành có lợi nhất.

Thiết lập và duy trì cơ cấu vốn tối ưu

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối tƣơng quan tỷ lệ giữa Nợ dài hạn và Vốn chủ sở hữu.

Khi đề cập đến cơ cấu vốn chỉ xem xét đến nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu mà không xem xét đến nợ ngắn hạn, vì nợ ngắn hạn mang tính ngắn hạn, tạm thời, không ảnh hƣởng nhiều đến sự chia sẻ quyền quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Các khoản nợ ngắn hạn hầu nhƣ chỉ đƣợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, không bị tác động nhiều bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, chi phí để tiếp cận vốn ngắn hạn thấp hơn vốn dài hạn. Do vậy, khi

thiết lập kế hoạch huy động vốn, doanh nghiệp chỉ xem xét đến các nguồn vốn dài hạn.

Một cơ cấu vốn đƣợc coi là tối ƣu khi chi phí vốn thấp nhất, đồng thời khi đó, giá trị thị trƣờng của cổ phiếu của doanh nghiệp cũng là cao nhất.

Nhƣ vậy, có hai căn cứ để xác định cơ cấu vốn tối ƣu của Công ty, đó là chi phí vốn và giá trị thị trƣờng của cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị thị trƣờng của cổ phiếu là tiêu chí mang tính khách quan, không phải chỉ do những nhân tố nội tại của chính sách quản lý vốn của Công ty quyết định. Giá cổ phiếu trên thị trƣờng có thể là cao nhất nhƣng không phải vì cơ cấu vốn tối ƣu mà vì một nhân tố khách quan nào đó tác động. Chi phí vốn thấp nhất sẽ dẫn đến giá cổ phiếu trên thị trƣờng là cao nhất.

Nhƣ vậy, sau khi thiết lập đƣợc cơ cấu vốn tối ƣu, Công ty cần duy trì cơ cấu vốn đó. Khi cơ cấu vốn chƣa đạt đƣợc mức tối ƣu, Công ty có thể tiếp tục sử dụng thêm nợ. Ngƣợc lại, khi cơ cấu vốn đã vƣợt quá điểm tối ƣu, việc sử dụng thêm nợ sẽ bất lợi cho Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghiệp thiên phú tài chính và ngân hàng (Trang 77 - 80)