Kiến nghị với Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghiệp thiên phú tài chính và ngân hàng (Trang 81 - 87)

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc

Hoàn thiện đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về cạnh tranh thương mại, thương hiệu sản phẩm

Hiện nay hiện tƣợng làm hàng giả, hàng nhái, sử dụng thƣơng hiệu của nhƣng mặt hàng có thƣơng hiệu tốt rất phổ biến, làm ảnh hƣơng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty có thƣơng hiệu.

Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát

Nhà nƣớc cần có chính sách tiền tệ hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế tạo cho các doanh nghiệp có đƣợc môi trƣờng kinh doanh tốt, cạnh tranh lành mạnh góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng tài sản.

Khi lạm phát đƣợc kiểm soát, tỷ giá hối đoái đƣợc ổn định thì các chi phí đầu vào của Công ty nhƣ chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê kho bãi, chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí đầu tƣ tài sản cố định… cũng sẽ ổn định theo giúp Công ty đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh nhƣ đã định, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

Một chính sách tiền tệ hợp lý còn giúp cho lãi suất tín dụng đƣợc ổn định, hợp lý tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Công Nghiệp Thiên Phú nói riêng đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và ngày càng phát triển.

Bình ổn, phát triển thị trường chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận rất quan trọng của thị trƣờng tài chính. Sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán là điều kiện tiên quyết để thị trƣờng tài chính phát triển. Để các doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách

dễ dàng và hiệu quả bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu chắc chắn phải có nền tảng hỗ trợ là một thị trƣờng chứng khoán phát triển. Trong đó, tính thanh khoản của chứng khoán lƣu hành trên thị trƣờng là hết sức quan trọng. Nếu nhƣ các doanh nghiệp huy động vốn ban đầu trên thị trƣờng sơ cấp thì trên thị trƣờng thứ cấp, nơi các chứng khoán đƣợc mua bán lại, sẽ tạo ra tính thanh khoản của chứng khoán. Thị trƣờng thứ cấp sôi động sẽ thúc đẩy sự phát triển của thi trƣờng sơ cấp. Do đó, các doanh nghiệp có thể dễ dàng phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn.

Thực tế trong thời gian qua, thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam đã có sự phát triển nhất định, trở thành tâm điểm chú ý của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Lƣợng chứng khoán niêm yết, giao dịch tăng mạnh, số lƣợng các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các công ty chứng khoán ngày càng tăng. Tuy nhiên, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam vẫn chƣa thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp bởi nó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, rủi ro kinh doanh và rủi ro kinh tế. Các công ty chứng khoán chƣa đóng vai trò nhà tạo lập thị trƣờng quan trọng trên thị trƣờng, các nhà đầu tƣ phần lớn là cá nhân nhìn chung chƣa có tính chuyên nghiệp, hành vi đầu tƣ thƣờng mang tính ngắn hạn, “bầy đàn”, gây biến động mạnh về giá và làm giảm độ tin cậy đối với thị trƣờng, nhất là trong bối cảnh mức độ công khai, minh bạch của thị trƣờng chƣa cao nhƣ hiện nay.

Ngoài ra, thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam mới chủ yếu phát triển thị trƣờng cổ phiếu. Thị trƣờng trái phiếu chƣa phát triển. Hiện nay còn thiếu nhiều điều kiện nền tảng để phát triển thị trƣờng trái phiếu công ty. Hệ thống tƣ pháp, các chuẩn mực về công bố thông tin kế toán, hệ thống thanh toán… cần đƣợc cải thiện nhiều.

Do đó, để bình ổn và phát triển thị trƣờng chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp, Nhà nƣớc cần có các biện pháp nhằm tăng cƣờng minh bạch hoá thông tin, hoàn thiện vấn đề quản trị điều

hành, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải thiện điều kiện giao dịch, tránh các biện pháp giao dịch hành chính. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tăng cƣờng vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, xác lập vị thế trên thị trƣờng đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản. Hoạt động quản lý và sử dụng tài sản hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nƣớc, công tác quản lý và sử dụng tài sản không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện về phƣơng pháp cũng nhƣ nội dung.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thiên Phú, luận văn: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thiên Phú” đã đƣợc hoàn thành.

Với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn, đề tài đã thể hiện đƣợc nội dung và yêu cầu đặt ra.

Những nội dung cơ bản đƣợc để cập trong đề tài:

+ Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản trong nền kinh tế thị trƣờng.

+ Đánh giá đƣợc thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Công nghiệp Thiên Phú trong ba năm qua, từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản của Công ty để tìm ra giải pháp hoàn thiện.

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thiên Phú.

+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Công nghiệp Thiên Phú.

Hy vọng luận văn đóng góp phần nào giúp Công ty Cổ phần CN Thiên Phú sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và Công ty ngày càng lớn mạnh.

Hiệu quả sử dụng tài sản luôn là một vấn đề rộng và phức tạp, tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi việc thiếu sót, tôi mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2007), Quản trị tài chính ngắn hạn, Nxb Thống kê, Hà Nội

2. Bộ Tài chính (2013), Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện 26 chuẩnmực kế toán, Nxb Tài chính, Hà Nội

3. Công ty Cổ phần Công Nghiệp Thiên Phú (2010), Báo cáo tài chính

4. Công ty Cổ phần Công Nghiệp Thiên Phú (2011), Báo cáo tài chính

5. Công ty Cổ phần Công Nghiệp Thiên Phú (2012), Báo cáo tài chính

6. Lƣu Thị Hƣơng (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội. 7. Lƣu Thị Hƣơng (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê,

Hà Nội.

8. Trần Đăng Khâm (2007), Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiền (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị tài chính, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Nguyễn Năng Phúc (2007), Phân tích kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội. 12. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài

chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội.

14. Quốc Hội Nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp.

15. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

16. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghiệp thiên phú tài chính và ngân hàng (Trang 81 - 87)