Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động nghiên cứu và phát triển của một số công ty xuyên quốc gia tại việt nam (Trang 90 - 94)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh

4.1.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Các công ty xuyên quốc gia (TNC) hiện chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) toàn cầu. Năm 2012, có 700 cơng ty chi tiêu cho R&D nhiều nhất thế giới (với tổng chi là 910 tỷ USD), trong đó ít nhất 98% là các TNC chiếm gần ½ tổng chi cho R&D của cả thế giới. Thêm vào đó, các cơng ty này ngày càng triển khai hoạt động R&D tại nƣớc ngoài nhiều hơn. Nhằm hiểu hơn về mức độ mở rộng của xu hƣớng này, Hội nghị về Thƣơng mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) đã tiến hành điều tra đối với 316 cơng ty (trong đó bao gồm 300 cơng ty có mức chi tiêu cho R&D lớn nhất thế giới) trong khoảng thời gian từ tháng 11/2013 tới tháng 3/2014. Cuộc điều tra đã cho thấy một bức tranh chung khá rõ nét về xu hƣớng quốc tế hoá trong hoạt động R&D của các TNC lớn trên thế giới hiện nay.

Cuộc điều tra của UNCTAD cho thấy một số nƣớc tại châu Á đang là những điểm đến chính cho việc mở rộng các hoạt động R&D. Điều này đánh dấu một giai đoạn mới trong q trình tồn cầu hóa các hoạt động kinh tế. Các TNCs hiện nay không chỉ coi một số nƣớc đang phát triển là nguồn lao động rẻ mà cịn tính đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, lực lƣợng lao động có kỹ năng và thậm chí các cơng nghệ mới của các nƣớc này. Theo Báo cáo đầu tƣ thế giới 2015 của UNCTAD, việc mở rộng các hoạt động R&D đến một số nƣớc đang phát triển là phản ứng trƣớc tình hình cạnh tranh ngày càng tăng, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới hơn nữa trong điều kiện chi phí thấp hơn. Các TNCs đặc biệt bị thu hút tới các nƣớc đảm bảo cả hai điều kiện là mức lƣơng thấp và lực lƣợng lao động có kỹ năng dồi dào.

Xu hƣớng quốc tế hố các hoạt động R&D có thể sẽ tiếp tục tăng trong tƣơng lai. Nhiều nhân tố đang thúc đẩy các TNCs tìm kiếm những địa điểm mới để tiến hành R&D. Khi những doanh nghiệp nội địa và các viện, cơ quan nghiên cứu tại những nƣớc đang phát triển tham gia vào các hoạt động này, họ sẽ có thể tăng

cƣờng năng lực và điều này cũng đem lại khả năng thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và Châu Á đang là sự lựa chọn đƣợc đánh giá cao.

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (FDI) vào hoạt động R&D có thể giúp các nƣớc tăng cƣờng năng lực đổi mới cơng nghệ. Nhu cầu tham gia vào cuộc chơi tồn cầu đang rất cấp thiết nhƣng một thực tế là hiện nay phần lớn các nƣớc đang phát triển chƣa tham gia vào quá trình này. Khả năng các nƣớc đang phát triển trở thành điểm đến cho các hoạt động R&D của các TNCs cũng nhƣ khả năng thu đƣợc lợi ích từ việc kết nối vào mạng lƣới R&D toàn cầu sẽ phụ thuộc vào chất lƣợng nguồn nhân lực và năng lực của các cơ quan nghiên cứu cũng nhƣ của các doanh nghiệp nội địa ở những nƣớc này.

Những năm gần đây, doanh nghiệp FDI đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế và tăng trƣởng xuất khẩu. Ba năm vừa rồi xuất siêu của Việt Nam chủ yếu là do đóng góp của khối doanh nghiệp này. Năm 2014, khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục giữ vị trí cao trong việc tạo giá trị tăng trƣởng xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI năm 2014 ƣớc đạt 101,8 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm 2013 và chiếm 67,9% kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc. Và điều này có xu hƣớng kéo dài trong nhiều năm tiếp theo. Nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng kinh tế đặt ra trong năm 2015 cũng nhƣ trong những năm tiếp theo, đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển, tạo công ăn việc làm cho lực lƣợng lao động trong xã hội, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều giải pháp nhằm thu hút, quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn FDI. Chính phủ đã đƣa ra mục tiêu, định hƣớng thu hút, quản lý nguồn vốn FDI cho cả giai đoạn 2011 – 2020. Chính sách thu hút FDI tập trung vào 4 định hƣớng lớn: chất lƣợng và hiệu quả, phát triển bền vững trên cơ sở xây dựng nền kinh tế ít cacbon, có sự cam kết chuyển giao cơng nghệ và lao động có kỹ năng cao, loại bỏ những dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm, quy mô vốn thấp nhƣng sử dụng diện tích đất lớn, kinh doanh không hiệu quả; khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và có cơng nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lƣợng; tập trung vào dự án công nghệ cao, sạch, công nghệ phụ trợ, sản xuất hàng xuất khẩu.

Trong giai đoạn từ năm 2005-2015 kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi và tăng trƣờng vƣợt bậc.Việc chuẩn bị và ra nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) vào tháng 11-2006 mở ra thời kỳ phát triển kinh tế mới đối với nền kinh tế Việt Nam.

Bảng 4.1: Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005-2015

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Thƣơng mại hàng hóa (% GDP) 120% 128% 144% 145% 120% 135% 150% 147% 154% 160% 170% Tăng trƣởng dân số (% hàng năm) 1.17% 1.11% 1.08% 1.06% 1.06% 1.05% 1.06% 1.07% 1.06% 1.07% 1.07% Thất nghiệp, tổng cộng (% tổng số lực lƣợng lao động) 2.1% 2.3% 2.3% 2.4% 2.6% 2.6% 2.0% 1.8% 2.2% 2.3% GDP tính theo đầu ngƣời ( USD/Ngƣời) 699 797 919 1165 1232 1334 1543 1755 1908 2052 2111 Tăng trƣởng GDP (% hàng năm) 7.5% 7.0% 7.1% 5.7% 5.4% 6.4% 6.2% 5.2% 5.4% 6.0% 6.7%

GDP (US$ hiện tại) 57.6 66.4 77.4 99.1 106.0 115.9 135.5 155.8 171.2 186.2 193.6 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (% GDP) 67.0% 70.6% 84.1% 84.0% 73.3% 80.2% 83.5% 76.5% 81.5% 83.1% 89.0% Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (% GDP) 63.7% 67.7% 70.5% 70.3% 63.0% 72.0% 79.4% 80.0% 83.6% 86.4% 89.8% Lạm phát, giá tiêu dùng (% hàng năm) 8.3% 7.4% 8.3% 23.1% 7.1% 8.9% 18.7% 9.1% 6.6% 4.1% 0.6% Đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài FDI ( Tỷ USD) 2.0 2.4 6.7 9.6 7.6 8.0 7.4 8.4 8.9 9.2 11.8 Nguồn: Tổng cục thống kê

Sau thời kỳ ra nhập WTO, kinh tế Việt Nam cũng nhƣ kinh tế thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng. Đỉnh điểm của lạm phát rơi vào năm 2008 với 23,1% đƣa nền kinh tế vào trạng thái khó khăn. Cũng trong giai đoạn này đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI giảm so với năm 2007, tốc độ tăng trƣờng GDP cũng giảm so với các năm trƣớc đó. Tuy nhiên trong giao đoạn từ năm 2013 đến 2015 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, làm phát đƣợc giữ ở mức ổn định

Trong năm 2015, Việt Nam đã thực hiện cam kết theo các Hiệp định mới ký kết gồm: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc, Hiệp định thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga – Belarus – Kazakhstan. Đồng thời, tiếp tục đàm phán Hiệp định Thƣơng mại Tự do Việt Nam – EU, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, qua đó tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế GDP năm 2015 Việc đẩy mạnh hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế đang mở rộng cơ hội thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đối với Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 8 hiệp định thƣơng mại tự do và đang đàm phán 6 hiệp định thƣơng mại tự do với EU, Khối thƣơng mại tự do châu Âu, Hàn Quốc và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng.

Năm 2015, khi cộng đồng ASEAN đƣợc thành lập đã đƣa ASEAN thành một thị trƣờng chung với sự tự do di chuyển của vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tƣ và lao động... tới năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành một mắt xích quan trọng của mạng lƣới liên kết kinh tế rộng lớn với 55 đối tác, trong đó có 15 thành viên G-20. Việc này sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tƣ để xuất khẩu hàng hóa sang các nƣớc đối tác của Việt Nam với mức thuế suất thấp và các hàng rào kỹ thuật đƣợc dỡ bỏ. ASEAN đang là một điểm sáng trong thu hút FDI trên tồn cầu. Việt Nam có lợi thế so với các nƣớc ASEAN khác trong quan hệ cạnh tranh thu hút FDI. Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 đƣợc kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam trong thu hút FDI. Cùng với đó, các Hiệp định chung điều chỉnh về đầu tƣ, thƣơng mại và dịch vụ sẽ làm tăng sức hấp dẫn của khu vực này trong thu hút FDI, đặc biệt là FDI từ các tập đoàn xuyên quốc giakhi hàng rào thuế quan đƣợc xóa bỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động nghiên cứu và phát triển của một số công ty xuyên quốc gia tại việt nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)