Phát triển nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động nghiên cứu và phát triển của một số công ty xuyên quốc gia tại việt nam (Trang 104 - 107)

4.2.1 .Thu hút R&D của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam

4.2.3 Phát triển nguồn lực

Lực lƣợng lao động của Việt Nam đƣợc đánh giá là trẻ và rẻ. Năng suất, chất lƣợng hiệu quả lao động nƣớc ta còn thấp và chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam mới chỉ đạt 30%, đặc biệt một số cán bộ lành nghề, các kĩ sƣ phục vụ cơng nghệ cao hiện cịn rất thiếu, điều này đã giảm tính hấp dẫn của mơi trƣờng đầu tƣ việt nam. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải đào tạo và đào tạo lại nguồn lực. Một số giải pháp cụ thể:

Thƣ nhất: khuyến khích các tập đồn quốc tế (TNCs) tham gia hoạt động đào tạo. Trên thực tế các TNCs có năng lực và công nghệ và quản lý rất lớn. Thông qua các hoạt động đào tạo của TNCs ngƣời lao động có thể nắm bắt đƣợc những cơng nghệ hiện đại và thiết thực nhất. Tuy vậy, hoạt động đào tạo này tại Việt Nam cũng chƣa đƣợc chú trọng. Để có thể khai thác và tận dụng của các TNCs trong lĩnh vực đào tạo, Việt Nam cần thúc đẩy giao lƣu hợp tác trân cơ sở 2 bên cùng có lợi giữa

các TNCs và cơ sở đào tạo nhƣ các trƣờng đại học, thiết lập các trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu với sự hợp tác của các TNCs.

Thứ hai: đẩy mạnh việc đào tạo tại nƣớc ngoài hoặc liên kết với các đối tác nƣớc ngoài để đào tạo ngƣời lao động Việt Nam song song với với việc thu hút lực lƣợng tri thức đƣợc đào tạo tại nƣớc ngoài về nƣớc. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm nhanh chóng có đƣợc lực lƣợng lao động trình độ ngang tầm trình đọ thế giới. Hằng năm, chính phủ đã đầu tƣ rât nhiều vào việc đào tạo nguồn lực tại nƣớc ngoại bằng tiền ngân sách. Điều đó đã tạo nên những bƣớc chuyển biến tích cực về chất lƣợng nguồn lực nói chung. Tuy nhiên hiện nay đối tƣợng đƣợc cử đi đào tạo chủ yếu tập trung vào các cơ quan nhà nƣớc và các viện nghiên cứu mà chƣa mở rộng ra các thành phần kinh tế khác. Những ngƣời đó lại chủ yếu tham gia vào kĩnh vực nghiên cứu và quản lý nhà nƣớc, ít tham gia vào q trình sản xuất. Điều này hạn chế rất nhiều khả năng phát huy những tri thức học vào thực tế hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Bên cạnh hoạt động đào tạo thì một vấn đề rất quan trọng đó là làm sao cho ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo lại quay về làm việc cho các đơn vị trong nƣớc. Vì trên thực tế hầu hết những ngƣời sau khi đƣợc đào tạo lại tìm cách ở lại nƣớc ngồi để làm việc gây tình trạng chảy máu chất xám. Nguyên nhân của tình trạng này là do ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo sau khi trở về nƣớc khơng tìm đƣợc cơng việc phù hợp với khả năng và trình độ với mức thu nhập và khả năng thăng tiến cao nhƣ ở nƣớc ngồi. Chính vì vậy mà thu hút các TNCs cũng là một giải pháp cho vấn đề này. Với sự có mặt của các TNCs, những tri thức này sẽ có điều kiên làm việc và thu nhập phù hợp với khả năng và trình độ của họ.

Thứ ba, nâng cao trình độ của ngƣời lao động qua hƣớng nghiệp và dạy nghề. Để làm đƣợc điều này cần phải có sự kết hợp giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần cung cấp cho cơ sở đào tạo nhƣng yêu cầu về kĩ năng, trình độ đối với ngƣời lao động. Qua đó, các cơ sở

đào tạo sẽ tham khảo để xây dựng cho mình một chƣơng trình giảng dạy thiết thực, phù hợp và đáp ứng đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, các địa phƣơng cần mở rộng phạm vi đào tạo cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa và những địa phƣơng có thế mạnh về lao động. Việc đào tạo cần tiến hành đồng bộ và có hệ thống. Đặc biệt, cần cải tiến nội dung giảng dạy theo hƣớng tăng cƣờng thời lƣợng thực hành, giảm bớt các giờ học chay, thƣờng xuyên kiểm tra tay nghề của học viên để phân bậc… cần gắn việc đào tạo nghề tại các trƣờng với nhu cầu của các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Thứ tƣ, Cần tiến hành xã hội hóa giáo dục. Trong hoạt động giáo dục của Việt Nam cần phải gắn công tác đào tạo với nhu cầu của thị trƣờng, kết hợp lý thuyết với thực hành, trang bị đầy đủ máy móc thiết bị chỉ giảng dạy và học tập. Tiến hành xã hội hóa giáo dục nhằm đào tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Cần tranh thủ tối đa sự hợp tác, đầu tƣ của nƣớc ngoài, các dự án quốc tế để từng bƣớc đƣa cán bộ quản lý và cơng nhân đi học tập tại nƣớc ngồi. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân nhân tham gia vào quá trình đào tạo lực lƣợng lao động.

Thứ năm, Cải tiến chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng lao động chuyên môn kỹ thuật

- Đảm bảo chất lƣợng giáo dục nghề nghiệp. Phát triển chất lƣợng đội ngũ nghành giáo dục, đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp, chuyên môn theo các cấp độ khác nhau từ tiểu học, trung học, phổ thông, đại học đến các cơ sở dạy nghề và tăng cƣờng trình độ đào tạo cấp quốc tế. Phát triển chƣơng trình đào tạo phù hợp với công nghệ sản xuất hiện đại theo hƣớng mở, mềm dẻo thích hợp với các cấp và trình độ đào tạo; học hỏi, áp dụng một số chƣơng trình đào tạo của các nƣớc tiên tiến trong khu vực và thế giới phù hợp với yêu cầu kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hoàn thiện hệ thống kiểm định và đảm bảo chất lƣợng. Thực hiện kiểm định cơ sở giáo dục nghề nghiệp và kiểm định chƣơng trình đào tạo. - Kết hợp các cơ sở đào tạo với cơ sở kinh doanh theo phƣơng thức học đi đôi với hành, tổ chức các buổi cho sinh viên đi thực tế tại các cơ quan, doanh nghiệp để

đƣợc tiếp cận với thực hành dựa trên cơ sở học tập lý thuyết trên trƣờng sẽ trau dồi đƣợc nhiều kỹ năng, hiểu biết hơn, q trình học tập mang tính thực tiễn và đem lại hiệu quả cao. Doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào các hoạt động đào tạo nghề nhƣ xác định danh mục nghề đào tạo, xây dựng chƣơng trình đào tạo, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học nghề… Doanh nghiệp thƣờng xuyên cung cấp thông tin cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về nhu cầu việc làm và các chế độ lƣơng, đãi ngộ cho ngƣời lao động; đồng thời phản hồi cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp về mức độ, khả năng làm việc của ngƣời lao động đã đƣợc đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tìm hiểu, thu thập thơng tin về việc làm, nghề nghiệp đang đƣợc đào tạo…của học sinh sau khi tốt nghiệp; tiến hành định hƣớng và thay đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp. Phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động để gắn kết đào tạo và sử dụng lao động.

- Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, chuyển đổi sang hệ thống tiêu chuẩn năng lực phù hợp; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho ngƣời lao động. Đồng thời triển khai các hoạt động đánh giá và công nhận kỹ năng nghề giữa Việt Nam và các nƣớc ASEAN.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp, lựa chọn những nƣớc thành công trong phát triển giáo dục nghề nghiệp trong khu vực ASEAN và thế giới là đối tác chiến lƣợc trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức và phƣơng thức hợp tác quốc tế giữa các tổ chức, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nƣớc ngoài với các đối tác trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động nghiên cứu và phát triển của một số công ty xuyên quốc gia tại việt nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)