Thị trường bằng độc quyền sáng chế trên mạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 84)

2.2 Một số vấn đề đặt ra trong thực thi Hiệp định TRIP sở Việt Nam

2.2.7 Thị trường bằng độc quyền sáng chế trên mạng

Trên thế giới, dưới sức ép về tăng thu nhập, tại những nơi trao đổi sở hữu trí tuệ trực tuyến mới, nhiều công ty đang chào bán hoặc li-xăng tất cả mọi thứ, từ những bí mật R&D được đánh giá cao đến những hệ thống công nghệ thông tin nội bộ được xác định rõ ràng. Người mua là những công ty lớn khác đang muốn cắt giảm chi phí R&D bằng cách mua các kết quả nghiên cứu của người khác. Theo một công ty tư vấn là Tập đoàn công nghệ Anh quốc (BGT), chỉ có 3% tiềm năng thương mại của sở hữu trí tuệ với quy mô toàn cầu được hiện thực hóa trong năm 1999. Tập đoàn Procter&Gamble đã chi hàng năm 1,5 tỷ USD cho R&D nhưng chỉ sử dụng dưới 10% trong số đó cho các sản phẩm của chính họ. Công ty này đang nắm giữ 27000 bằng độc quyền sáng chế các loại trên khắp thế giới và là một trong những người sử dụng lớn nhất của PCT thuộc WIPO. Mới đây, công ty đã đột ngột thay đổi triết lý về sở hữu trí tuệ và hiện nay tất cả các bằng độc quyền sáng chế cũng như các công nghệ khác của họ đều đã sẵn sàng để đưa vào li-xăng, bán hoặc liên doanh.

Để định giá bằng độc quyền sáng chế, Tổ chức Trao đổi li-xăng và bằng độc quyền sáng chế sử dụng một mô hình toán học dựa trên lý thuyết về quyền mua bán theo lựa chọn đã được giải Nobel của Robert Merto, Myron Scholes và Fischer Black. Các thị trường “doanh nghiệp với doanh nghiệp” này chào hàng bằng một phương thức nhanh chóng, hiệu quả và chi phí thấp cho việc chuyển giao công nghệ. Sự thừa nhận ngày càng rõ nét đối với sở hữu trí tuệ và vai trò của nó trong việc tạo ra tri thức và sự thịnh vượng đang thúc đẩy phát triển các phương pháp định giá mới đối với tài sản tri thức dưới danh nghĩa là một loại tài sản vô hình. Khả năng mua bán sở hữu trí tuệ như một hàng hóa mang tính kinh tế đã tìm thấy một sự thể hiện mới dưới dạng thị trường tri thức và công nghệ. Thị trường tri thức mới tận dụng công nghệ dựa trên mạng và những chiến thuật marketing mới nhất. Sự thừa nhận sở hữu trí tuệ trên thị trường là bằng chứng thuyết phục hơn về tác động kinh tế ngày càng tăng của nó.

Ở Việt Nam hiện nay, chưa có tài liệu nào thống kê về hoạt động mua hay bán bằng độc quyền sáng chế. Nếu một doanh nghiệp không muốn tốn chi phí cho R&D thì có thể đặt mua bằng độc quyền sáng chế nhưng khả năng này rất khó có thể thực hiện ở nước ta trong thời điểm hiện tại. Hầu hết các phát minh sáng chế được thực hiện bởi các quốc gia khác, họ đưa vào Việt Nam qua chuyển giao công nghệ hoặc cho thuê. Giá mua đứt các phát minh sáng chế này thường rất cao so với khả năng của doanh nghiệp Việt Nam. Những phát minh sáng chế trong nước hiện nay chủ yếu là phục vụ cho những mục tiêu kinh tế nhỏ lẻ. Việc nâng cao kiến thức và khả năng tư duy cho doanh nghiệp cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đi tham quan học tập ở nước ngoài là việc làm thiết thực cần được nhà nước tạo điều kiện. Trước khi doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện mua bán bằng phát minh sáng chế, tiềm lực kinh tế và năng lực sáng tạo quốc gia cần được nâng cao. Bên cạnh đó, nếu hoạt động này phát triển ở Việt Nam, các cơ quan quản lý cần phải có biện pháp cụ thể nhằm hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra đối với nền kinh tế trong nước và phải tuân theo những cam kết thực thi hiệu quả Hiệp định TRIPs sau khi gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)