Nâng cao năng lực sáng tạo quốc gia trong kỷ nguyên hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

3.2 Một số đề xuất góp phần thúc đẩy nhanh quá trình thực thi Hiệp

3.2.1 Nâng cao năng lực sáng tạo quốc gia trong kỷ nguyên hội nhập

Năng lực sáng tạo của một quốc gia được thể hiện qua tài nguyên tri thức mà quốc gia đó sở hữu, cụ thể là các loại bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa và các đối tượng thuộc lĩnh vực bảo hộ của hệ thống sở hữu trí tuệ được tạo dựng bởi năng lực sáng tạo của các doanh nghiệp, nhà phát minh sáng chế, trong đó chủ yếu là kết quả của các trung tâm nghiên cứu hay các trường đại học. Trong kỷ nguyên hội nhập với nền kinh tế thế giới, năng lực sáng tạo quốc gia cần được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy đây là một trong các hoạt động góp phần làm tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng của tài sản trí tuệ trong nước. Trung Quốc đã thành lập các khu công nghệ cao, thành lập Viện khoa học quốc gia then chốt, triển khai một loạt các kế hoạch quốc gia về khoa học và công nghệ.

Một trong các biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo của Việt Nam là khuyến khích các doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ. Luận văn đưa ra một số đề xuất cụ thể như sau:

- Chính phủ quan tâm đầu tư cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển các trung tâm R&D của chính doanh nghiệp mình. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, sở hữu trí tuệ cần được đặc biệt coi trọng trong các tập đoàn đa quốc gia vì sự phát triển R&D của các đơn vị này là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Chính sách về sở hữu trí tuệ cần không chỉ hỗ trợ cho đầu tư nước ngoài mà còn phải khuyến khích được hoạt động R&D và đổi mới trong nước. Nguồn đầu tư có thể từ một phần nhất định của ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sở hữu trí tuệ hàng năm. Căn cứ vào mức doanh thu hàng năm của doanh nghiệp, chính phủ thực hiện xếp hạng doanh nghiệp kèm theo một số tiêu chí cụ thể khác như mức độ tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ do chính phủ tổ chức. Những doanh nghiệp đứng đầu sẽ được hưởng phần đầu tư xứng đáng cho hoạt động R&D.

- Chính phủ cũng nên dành một phần quỹ tài trợ cho công tác R&D của doanh nghiệp để thưởng cho những doanh nghiệp trong năm có số lượng tài sản tri thức đem lại giá trị lợi ích đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh phần thưởng là giá trị vật chất, những doanh nghiệp này cũng được hưởng những lợi thế trong việc giải quyết thủ tục hành chính, những ưu đãi thuế quan cụ thể hoặc được miễn chi phí quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định tại những vùng miền nhất định.

- Không chỉ đầu tư cho hoạt động R&D của doanh nghiệp, chính phủ cần quan tâm đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu của các trường đại học. Đây là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nếu được đầu tư phù hợp sẽ có những sản phẩm tri thức có giá trị đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

- Khi tầm quan trọng của tài sản vô hình trong giá trị doanh nghiệp được nhận thức rõ, doanh nghiệp cũng phải chủ động có những đầu tư về thời gian, vật chất, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng nhằm tận dụng hiệu quả giá trị của tài sản tri thức.

Hiện nay, năng lực sáng tạo của doanh nghiệp được chính phủ hỗ trợ phát triển thông qua các chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Chương trình dành sự ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm chiến lược, có tiềm năng xuất khẩu. Nguồn kinh phí từ chương trình này được chi từ ngân sách nhà nước, cả ngân sách trung ương lẫn địa phương và huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách hiện nay còn quá hạn hẹp so với nhu cầu thực tế nên khó có thể chấp nhận toàn bộ dự toán mà các dự án đưa ra. Mặc dù trên nguyên tắc, mức hỗ trợ của chương trình có thể là 30%, 50% hoặc thậm chí 100% tùy theo dự án, nhưng ngân sách để hỗ trợ chỉ có giới hạn nên các dự án được duyệt không thể vượt quá số tiền này. Trên thực tế, tính đến cuối năm 2008, có 8 dự án đang chờ thẩm định tài chính cần tổng kinh phí đến 15 tỷ đồng, trong khi ngân sách chỉ đáp ứng được 2/3. Do đó, Cục Sở hữu trí tuệ phải đề nghị chủ đầu tư điều chỉnh dự án hoặc chỉ chấp nhận một phần kinh phí hỗ trợ. Như vậy, tuy đã có hỗ trợ từ chính phủ nhưng đối với doanh nghiệp, những sự hỗ trợ này còn nhiều hạn chế. Trong thời đại phát triển của sở hữu trí tuệ như hiện

nay, ngân sách nhà nước nên dành một phần lớn hơn nữa phục vụ cho mục đích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và một số vấn đề đặt ra đối với việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)