1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả đầu tƣ của Quỹ Bảo hiểm xã hội
1.2.3. Khái niệm hiệu quả đầu tƣ quỹ BHXH
Đối với Quỹ đầu tƣ tài chính nói chung, hiệu quả đầu tƣ là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội đạt đƣợc của hoạt động đầu tƣ với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kì nhất định.
Để đáp ứng nhu cầu quản lý và nghiên cứu thì có thể phân loại hiệu quả đầu tƣ theo các tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội, hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tƣ của từng dự
án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phƣơng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế- xã
hội.Hiệu quả tài chính là hiệu quả kinh tế đƣợc xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp cũng hiệu quả kinh tế-xã hội là hiệu quả tổng hợp đƣợc xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp có hiệu quả trực tiếp và
- Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tƣơng đối.Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả đƣợc tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí. Hiệu quả tƣơng đối đƣợc tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
- Theo phạm vi tác động, bao gồm hiệu quả cục bộ và hiệu quả toàn
cục, hiệu quả trƣớc mắt và hiệu quả lâu dài, hiệu quả trực tiếp nhận đƣợc từ dự án và hiệu quả gián tiếp kéo theo nhận đƣợc từ các lĩnh vực lân cận của dự án và do dự án đang xét tạo ra.
Tuy nhiên, đối với Quỹ BHXH, hiệu quả hoạt động đầu tƣ đƣợc thể hiện khi nó thỏa mãn đồng thời 3 nguyên tắc của hoạt động đầu tƣ quỹ gồm: an toàn, sinh lợi và thanh khoản.Việc đảm bảo khả năng sinh lời ở một mức rủi ro thích hợp sẽ giúp đảm bảo sự an toàn và thanh khoản của hoạt động đầu tƣ Quỹ BHXH. Bên cạnh đó, cần đánh giá rủi ro của danh mục đầu tƣ để ƣớc lƣợng mức độ an toàn của hoạt động đầu tƣ.