Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quản lý dự án ODA tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng quản lý Dự án ODA tại Công ty Kinh doanh nước sạch Hải Dương (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2.5 Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện quản lý dự án ODA tạ

công ty.

3.2.5.1 Năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên của các ban quản lý dự án

Đối với mỗi ban quản lý dự án năng lực của đội ngũ cán bộ là yếu tố quan trọng nhất. Để phân tích năng lực quản lý dự án cần phân tích năng lực đội ngũ cán bộ trong ban.

Cùng với sự phát triển của công ty, đội ngũ cán bộ ban quản lý dự án ngày càng phát triển và có bề dày kinh nghiệm và có khả năng nắm bắt công nghệ mới và kỹ thuật tiên tiến nhằm năng cao chất lƣợng quản lý dự án. Tổng số cán bộ trong các ban quản lý dự án WB và ORET là 45 ngƣời, trong đó các cán bộ trẻ dƣới 35 tuổi chiếm 80%.Trong vòng 7 năm trở lại đây, Công ty đã tiến hành cách mạng rất lớn về mặt nhân sự trong đó lƣợng kỹ sƣ trẻ, đầy nhiệt huyết và năng động đã đƣợc tuyển dụng liên tục.

Vì thành viên các ban quản lý dự án là rất mỏng, và hầu hết là làm công tác kiêm nhiệm, từ các phòng ban nên tính tập trung và chuyên nghiệp chƣa cao, khả năng làm việc theo nhóm kém hiệu quả, không có sự gắn kết tốt trong việc hoàn thành một nhiệm vụ gây lãng phí thời gian. Trong quá trình quản lý dự án, các cán bộ kỹ thuật và các trƣởng phòng chuyên môn chỉ có quyền tham mƣu đề xuất và trình lên ban giám đốc dự án, mà ban giám đốc là các thành viên của ban giám đốc công ty nên thời gian báo cáo trình duyệt rất mất thời gian

- Thuận lợi:

*Hầu hết các chuyên viên các ban quản lý dự án đều là cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và có đủ các nghành nghề nhƣ: Kiến trúc sƣ, kỹ sƣ xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ sƣ cấp thoát nƣớc, kỹ sƣ giao

thông, kỹ sƣ điện... Ngoài ra, trong Ban quản lý dự án còn có 2 cử nhân tiếng anh có trên 20 năm kinh nghiệm và đã kinh qua rất nhiều dự án ODA, điều này là rất quan trọng bởi 100% các văn bản giao dịch hàng ngày với các nhà tài trợ và các tổ chức Quốc tế đều bằng tiếng Anh.

-Khó khăn:

*Đội ngũ kỹ sƣ có kinh nghiệm nhƣng khả năng sử dụng máy tính chƣa tốt, phải tốn kém thời gian do không có khả năng điều hành công việc qua mạng. Giám đốc dự án là ngƣời có nhiều kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nhƣng không có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc. Các kỹ sƣ trẻ tuy đƣợc đào tạo chính quy, bài bản nhƣng chƣa có thời gian làm việc tại các nhà máy nƣớc và chƣa tham gia quản lý vận hành mạng lƣới cấp nƣớc nên chƣa nắm bắt đƣợc hết các công nghệ và dây truyền sản xuất của hệ thống cấp nƣớc. Ngoài ra do việc bất đồng ngôn ngữ giữa các chuyên viên ban quản lý dự án và chuyên gia nƣớc ngoài nên nhiều việc gây ra sự hiểu lầm, hay phải đợi và phụ thuộc vào đội ngũ phiên dịch của dự án.

3.2.5.2 Năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật - Thuận lợi:

* Từ năm 2000 trở lại đây, cơ sở hạng tầng và đồ dùng văn phòng luôn đƣợc bổ sung và trang bị kịp thời, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu thiết yếu về máy móc thiết bị phục vụ công tác giám sát tại hiện trƣờng và kiểm định chất lƣợng.

Bảng 3.2: Bảng thống kê các máy móc dùng cho quản lý dự án Số TT Tên máy móc Số lƣợng Năm sản xuất Ghi chú

1 Ô tô 4 chỗ 2 2000 2 ô tô bán tải 1 1999 3 Máy tính xác tay 10 2008

4 5 Máy thủy bình 2 2006 6 Máy kinh vĩ 2 2006 7 Máy toàn đạc 1 2007 8 Thƣớc đo ( bằng bánh xe) 3 2000 9 Và các thiết bị khác

( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty kinh doanh nước sạch Hải Dương năm 2010) - Khó khăn:

*Dự án tại công ty trải rộng trên khắp các huyện trong toàn tỉnh do đó tại các huyện xa trung tâm mà không có văn phòng đại diện sẽ gây khó khăn cho các cán bộ quản lý dự án và các nhà thầu cũng nhƣ các bên liên quan đến giao dịch hàng ngày. Bởi có một số vị trí dự án đến công ty phải qua phà, đò rất khó khăn trong việc đi lại.

*Tuy có các máy in khổ nhỏ A4, A3 nhƣng hiện nay Công ty chƣa trang bị máy in khổ lớn A1, A0 và máy in màu do đó các file cần in phải mang ra ngoài sẽ gây tốn kém thời gian và không đƣợc kịp thời, vì thời gian làm hồ sơ bao giờ cũng gấp rút, và sát nút thời điểm cần nộp báo cáo. Mặt khác trên địa bàn thành phố Hải Dƣơng cũng có rất ít nhà cung cấp dịch vụ in A1, A0 nên khi bị phụ thuộc vào dịch vụ bên ngoài sẽ rất bất tiện. Bên cạnh đó một số phần mền hữu ích cho quản lý dự án cũng chỉ đƣợc trang bị cho các trƣởng bộ phận mà chƣa có điều kiện trang bị cho toàn bộ chuyên viên.

3.2.5.3 Năng lực tài chính và quản lý tài chính

Vì chức năng và nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất và cung cấp nƣớc sạch cho nhân dân trong sinh hoạt và sản xuất. Và nƣớc sạch là sản phẩm mà giá thành phụ thuộc vào thị trƣờng nhƣng giá bán thì phụ thuộc vào Chính

quyền địa phƣơng, Công ty không có quyền quyết định giá bán. Ngoài ra tại những thời điểm cần bình ổn giá, Chính phủ đã ra chỉ thị không cho tăng giá một số mặt hàng thiết yếu trong đó có nƣớc sạch. Với cơ chế cực kỳ khó khăn nên nguồn tài chính của công ty chỉ đủ để trang trải cho chi phí nguyên vật liệu và trả lƣơng cán bộ công nhân viên và có một khoản lợi nhuận rất nhỏ. Nhƣng các dự án cấp nƣớc cho các thị trấn, thị xã đều cần một nguồn vốn cực lớn, vào khoảng hàng trục triệu đô la mỹ. Nếu nhƣ chỉ huy động từ vốn tự có tại công ty thì không bao giờ có thể kinh phí để phát triển các dự án tại các khu vực chƣa có nƣớc. Phƣơng án vay tín dụng từ các ngân hàng thƣơng mại để thực hiện dự án là có thể khả thi với các dự án thông thƣờng khác, nhƣng đối với dự án cấp nƣớc là không khả thi vì thời gian vay là rất dài, khả năng thu hồi vốn chậm. Ngoài ra từ nguồn vốn ngân sách, hàng năm UBND tỉnh chỉ có khả năng cấp cho một lƣợng vốn rất nhỏ chỉ đủ để là các công tác sửa chữa nhỏ nhƣ: duy tu, bảo dƣỡng máy móc, thiết bị và công trình.

Cũng chính vì nƣớc sạch là sản phẩm thiết yếu của nhân dân, nên Chính phủ, và chính quyền địa phƣơng cũng rất quan tâm và đã dành các khoản vay ƣu đãi dài hạn cho các dự án nƣớc.

Bảng 3.3 Bảng Cơ cấu nguồn vốn của các dự án ODA tại công ty

STT Tên dự án Tổng số vốn Vốn nhà tài trợ Vốn đối ứng 1 Dự án cải tạo mở rộng hệ thống cấp nƣớc thành phố Hải Dƣơng 300 tỷ 270 tỷ 90% 31 tỷ 10% 2 Dự án cấp nƣớc thị trấn Sao Đỏ 16 tỷ 14 tỷ 90% 2 tỷ 12,5%

3 Dự án WB 146 tỷ 123 tỷ 86% 23 tỷ 14% 4 Dự án ORET 370 tỷ 185 tỷ 50% 185 tỷ 50%

( Nguồn: Báo cáo tổng kết công ty năm 2009 Công ty kinh doanh nước sạch Hải Dương)

Do nguồn vốn ƣu đãi từ các nhà tài trợ chiếm các tỷ trọng lớn cho nên việc thanh toán khối lƣợng và quyết toán cho các nhà thầu thi công đƣợc thuận lợi. Tuy nhiên các phần kiến thiết cơ bản khác nhƣ chi phí lập dự án, hội nghị, tập huấn, đền bù, giải phóng mặt bằng đều dùng nguồn vốn đối ứng trong nƣớc (thƣờng là vốn ngân sách tỉnh), những phần việc đền bù và giải phóng mặt băng này lại là các phần có khối lƣợng phát sinh cực kỳ lớn vì nó không những phụ thuộc và giá vật liệu xây dựng trên thị trƣờng mà còn phụ thuộc và chế độ chính sách của nhà nƣớc. Nhƣng khi phát sinh phần vốn đối ứng thì thủ tục trình duyệt là cực kỳ phức tạp và khó khăn. Bởi vì, khi có khối lƣợng phát sinh chủ đầu tƣ phải lập dự toán phát sinh và trình duyệt liên ngành gồm có Sở Kế hoạch đầu tƣ, sở tài chính, sở tài nguyên môi trƣờng Sau đó Văn phòng UBND tỉnh mới xem xét trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Nhƣng sau khi có quyết định phê duyệt khối lƣợng phát sinh cũng chƣa thể giải ngân đƣợc ngay vì còn phụ thuộc vào kế hoạch bố trí nguồn vốn. Đến khi có kế hoạch vốn rồi thì ra Kho bạc nhà nƣớc tỉnh cũng phải làm thủ tục đôi khi mất hàng tuần mới có vốn về tới tay chủ đầu tƣ để thực hiện dự án. Do đó việc giải ngân phần vốn đối ứng sẽ chậm chễ và kéo theo toàn bộ dự án bị chậm lại.3.2.6 Kết quả quản lý dự án ODA từ năm 1999 đến năm 2014

3.2.6.1 Kết quả đối với Công ty kinh doanh nước sạch Hải Dương

Tổng công suất các nhà máy nƣớc ODA mới đƣa vào sản xuất là 19.000 m³/ ngày đêm. Các nhà máy nƣớc này đã cơ bản giải quyết đƣợc vấn

Năm 2002, khi nhà máy nƣớc Việt Hoà đi vào hoạt động đã làm giảm tỷ lệ thất thoát trong toàn công ty từ 35 % xuống còn 25 %, đây là một tiêu chí rất quan trọng của ngành cấp nƣớc. Bởi dự án cải tạo mở rộng hệ thống cấp nƣớc thành phố Hải Dƣơng đƣợc đầu tƣ toàn bộ mạng đƣờng ống gang dẻo Kobuta của Nhật bản.

Bên cạnh đó đội ngũ kỹ sƣ công nhân của công ty cũng có đƣợc tiếp cận công nghệ hiện đại của Nhận bản, mang lại kinh nghiệm quản lý vận hành các công trình có dây truyền xử lý nƣớc tiên tiến.

3.2.6.2 Kết quả đối với người dân trong khu vực được cấp nước

Việc tăng công suất từ các nhà máy nƣớc ODA này tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế địa phƣơng nói riêng, và nền kinh tế khu vực và quốc gia nói chung.

Cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh thông qua chƣơng trình cung cấp nƣớc sạch. Sau khi dự án mở rộng và cải tạo hệ thống cấp nƣớc thành phố Hải Dƣơng ( Dùng nguồn vốn JICA) đƣợc đƣa vào sử dụng thì thành phố Hải Dƣơng có thêm 3 phƣờng là: Thanh Bình, Ngọc Châu và Hải Tân đƣợc cung cấp nƣớc sạch, nâng tỷ lệ ngƣời dân đƣợc cấp nƣớc sạch trong thành phố Hải Dƣơng từ 75 % lên 85%.

Các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đổ xô vào đầu tƣ xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp có nƣớc sạch, điều đó tạo lƣợng thu ngân sách cho tỉnh rất lớn và tạo công ăn việc làm cho nhân dân trong tỉnh và khu lân cận Hải Dƣơng. Bởi vì trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng có rất nhiều các doanh nghiệp giặt là, và sản xuất bia, sản xuất nƣớc giải khát nên nƣớc sạch là nguồn nguyên liệu thiết yếu đối với các doanh nghiệp này.

các bệnh về mắt, và đƣờng tiêu hoá, nhƣng sau khi sử dụng nƣớc sạch các bệnh thông thƣờng này đã đƣợc giải quyết một cách đáng kể. Ngoài ra khi có nƣớc sạch thì các hộ dân kinh doanh nhỏ lẻ giảm đƣợc chi phí đầu vào ( họ đã phải mua xe tét ) và tăng doanh thu do sản lƣợng bán đƣợc nhiều hơn ví dụ nhƣ các ngành nghề:dịch vụ ăn uống, cắt tóc gội đầu...

3.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý dự án ODA tại Công ty

3.3.1 Những thành tựu đạt được.

Trong thời gian qua ( từ năm 1999 đến năm 2015), Các dự án ODA do công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng quản lý đã góp phần vào cải thiện bộ mặt đô thị của thành phố Hải Dƣơng và các thị trấn, thị xã trong tỉnh.

Công ty kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng đã quản lý các dự án ODA đạt chất lƣợng và tƣơng đối đúng tiến độ đề ra. Các công trình sau khi đi vào hoạt động không phải điều chỉnh, sửa chữa.

Lƣợng vốn giải ngân luôn đƣợc kịp thời cả phần vốn từ phía nhà tài trợ và vốn đối ứng.

Các dự án đƣợc đầu tƣ hệ thống công trình đồng bộ, nên sau khi hoàn thành đã đƣợc vào sử dụng khai thác cung cấp nƣớc sạch cho nhân dân và các doanh nghiệp nên đạt đƣợc hiệu quả đầu tƣ.

3.3.2 Những mặt tồn tại - Nguyên nhân.

3.3.2.1 Công tác quản lý tiến độ dự án

Kế hoạch có nhiều sự thay đổi: Do sử dụng nguồn vốn ODA nên trong quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ các quy định của nhà tài trợ nên các kế hoạch thực hiện hay bị trì hoãn bởi phải xin ý kiến của nhà tài trợ( thời gian tnày có trường hợp phải đợi chờ đến hàng tháng để có thư không phản đối).

Công tác quản lý các tổ chức tư vấn còn lỏng lẻo: Việc thăm dò, khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế kỹ thuật do tƣ vấn thực hiện trong khi quy định về trách nhiệm của họ đối với các sai sót chủ quan do tính toán chƣa đƣợc chú ý. Chƣa quy định mức phạt nghiêm ngặt trong hợp đồng. Dẫn tới khi thi công công trình việc sai lệch so với tính toán ban đầu đã đem lại nhiều thiệt hại tài chính cho Chủ đầu tƣ cũng nhƣ nhà thầu thi công do việc kéo dài thời gian do việc thiết kế lại hoặc điều chỉnh thiết kế một hoặc vài hạng mục. Đồng thời cũng kéo theo hàng loạt các số liệu tài chính của dự án thay đổi.

Công tác mua sắm vật tư thiết bị chưa đảm bảo tiến độ kịp thời cho dự án: - Không theo đúng tiến trình của dự án.

- Do một số vật tƣ thiết bị ngành nƣớc chƣa sản xuất ở Việt Nam, nên phải phụ thuộc và các đơn đặt hàng với các nhà cung cấp nhập khẩu từ nƣớc ngoài.

Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn từ Nhật bản ( JICA, JBIC) thì các vật tƣ đƣợc nhập khẩu từ nhật, nên thời gian thƣờng hay chậm trễ từ hàng tuần đến hàng tháng. Bên cạnh đó, khi dự án đi vào hoạt động thì các vật tƣ thay thế đồng bộ cũng rất khó mua ở Việt Nam, mà lại phải liên hệ sang Nhật bản, việc gây khó khăn cho quá trình vận hành sau này. Còn đối với dự án WB thì đƣợc khuyến khích đấu thầu rộng rãi, nên trang thiết bị có thể mua từ bất kỳ nƣớc nào miễn là đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Công tác giám sát các nhà thầu chưa đạt hiệu quả cao:

Do các công trình tuyến ống cấp nƣớc luôn đi các tuyến đƣờng có đông dân cƣ ở các khu đô thị nên thƣờng phải thi công vào ban đêm vì vậy công tác giám sát đã gặp rất nhiều khó khăn.

Một số công trình nằm ở các thị trấn xa trung tâm thành phố nên các cán bộ tƣ vấn giám sát hay chốn tránh nhiệm vụ và không có mặt liên tục trên công trƣờng.

Chi phí giám sát thi công là cố định theo định mức của nhà nƣớc do Bộ xây dựng ban hành, nhƣng những công trình cấp nƣớc thƣờng kéo dài so với kế hoạch đề ra bởi không có mặt bằng thi công, do đó thời gian giám sát cũng bị dài thêm. Vì lý do trên nên chất lƣợng cán bộ tƣ vấn giám sát cũng rất thấp, hầu hết các cán bộ trẻ, chƣa có kinh nghiệm trong đầu tƣ xây dựng và chƣa biết cách xử lý tình huống tại hiện trƣờng.

3.3.2.2 Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.

Theo qui định công tác đền bù giải phóng mặt bằng giao cho UBND các huyện, thành phố địa phƣơng trực tiếp giải quyết nên đây cũng là một nguyên nhân của việc chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng. Mà tại bất kỳ dự án cấp nƣớc nào cũng đều phải thu hồi đất để xây dựng trạm xử lý nƣớc và nhà giao dịch.

Việc các thủ tục để xin cấp đất phải qua các sở ban nghành và chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng quản lý Dự án ODA tại Công ty Kinh doanh nước sạch Hải Dương (Trang 45)