Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng quản lý Dự án ODA tại Công ty Kinh doanh nước sạch Hải Dương (Trang 70 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.1Kiến nghị đối với nhà nước

Nhà nƣớc cần đƣa ra quy định của ngành nƣớc để giúp cho Chủ đầu tƣ thực hiện công việc xin thoả thuận tuyến, Giải phóng mặt bằng. Vì hiện nay các tuyến ống cấp nƣớc đều đi song song với các tuyến đƣờng giao thông, mà ngành giao thông đã có các nghị định thông tƣ để đảm bảo an toàn và tiện lợi cho các công trình về đƣờng nhƣng lại gây khó khăn rất nhiều cho các công trình khác. Ví dụ nhƣ các tuyến đƣờng liên tỉnh tại địa bàn tỉnh Hải Dƣơng thƣờng có mặt cắt rộng 10 m, nhƣng hàng lang bảo vệ đối với đƣờng cấp 3 khu vực đồng bằng là 24m, và ngành cấp nƣớc rất khó khăn khi đặt ống trong

phạm vi hành lang bảo vệ đƣờng, mặc dù ống nƣớc không hề ảnh hƣởng gì đến chất lƣợng công trình cũng nhƣ độ an toàn của đƣờng giao thông.

Thƣờng xuyên rà soát Luật Xây dựng, Luật đầu tƣ, Luật đấu thầu và các văn bẳn quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản để hoàn thiện hơn và đi vào thực tế. Ngoài ra các quy định phát luật trong nƣớc cần phải hài hoà với các quy định do nhà tài trợ quốc tế đặt ra, thì các đơn vị mới có thể thực hiện đƣợc một dự án mà phải thoả mãn cho cả hai.

Nhà nƣớc cần đƣa ra các quy định chống phá giá trong đấu thầu, để tránh tình trạng nhiều nhà thầu bỏ giá rất thấp sau đó lại thực hiện công việc với tiến độ rất chậm và chất lƣợng kém.

Tăng cƣờng vai trò, chức năng và sự điều hoà phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo hƣớng giảm nhẹ các thủ tục hành chính để có thể quản lý hoạt động đấu thầu vừa thông thoáng, nhƣng vẫn chặt chẽ để các đơn vị thực hiện Luật đấu thầu linh hoạt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. Nhƣng cũng phải có các điều khoản để ngăn chặn tình trạng đấu thầu dùng “quân xanh, quân đỏ” nhƣ hiện nay vẫn diễn ra ở một số công trình sử dụng nguồn vốn ODA.

Thƣờng xuyên đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên gia cấp Bộ, chính phủ để họ có đủ trình độ đàn phán, tham mƣu giúp việc cho chính phủ ký các hiệp định với các nhà tài trợ. Vì sau khi các hiệp định đã ký kết thì trong suốt quá trình thực hiện dự án phải tuân thủ theo nội dung Hiệp định, khi phát hiện ra sai sót, thiệt hại về phía Việt Nam thì sửa đổi Hiệp định cũng là điều cực kỳ khó khăn và tốn kém rất nhiều thời gian công sức.

Các dự án đầu tƣ vay lại của Nhà nƣớc bằng nguồn vốn ODA thì nhà nƣớc có thể xem xét cho phép Công cấp nƣớc đƣợc vay và trả nợ theo hiệp định đã ký hoặc cho vay với lãi suất ƣu đãi thấp nhât hoặc kéo dài thời gian trả nợ.

Các doanh nghiệp sản xuất vật tƣ thiết vị ngành nƣớc còn rất ít và non trẻ, nên để giảm tình trạng phải nhập khẩu ở nƣớc ngoài, Nhà nƣớc cần đƣa ra chính sách ƣu đãi, các điều kiện khuyến khích cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật tƣ ngành nƣớc nhƣ: Van, ống, máy bơm...

Vì khảo sát là yếu tố đầu tiên đảm bảo tính bền vững cho công trình, do vậy để đảm bảo cho việc thăm dò khảo sát đƣợc tốt hơn, Nhà nƣớc cần khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp khảo sát đầu tƣ những trang thiết bị hiện đại để có thể khảo sát lập thiết kế kỹ thuật tổng dự toán đƣợc chính xác.

Để có thể quản lý đƣợc các tài liệu khảo sát xây dựng qua các thời kỳ nhằm khai thác có hiệu quả và tiết kiệm cho các giai đoạn sau, ở mỗi khu vực địa giới cần thành lập hoặc chỉ định một cơ quan chuyên môn tập hợp, lƣu trữ và quản lý tài liệu khảo sát. Trƣớc khi tiến hành khảo sát ở một địa điểm nào đó, chủ dự án có trách nhiệm hỏi ý kiến cơ quan chuyên trách để đƣợc cung cấp các thông tin về tình hình khảo sát trong khu vực. Trên cơ sở đó đƣa ra các yêu cầu và khối lƣợng công tác khảo sát cho phù hợp và tiết kiệm. Đồng thời sau khi khảo sát chủ đầu tƣ có trách nhiệm nộp lƣu trữ về cơ quan trên theo quy định. Nhƣ thế sẽ khai thác đƣợc các tài liệu giai đoạn trƣớc, giảm bớt chi phí và thời gian khảo sát giai đoạn sau. Để thực hiện các điều trên nhà nƣớc cần đƣa vào quy định cụ thể trong Luật xây dựng.

Không chỉ đối với dự án cấp nƣớc, mà tất cả các dự án khi phải giải phóng mặt bằng đều phải gặp phải khó khăn. Vì vậy nhà nuớc cần đƣa ra chế độ chính sách thoả đáng và bảo đảm lợi ích cho ngƣời bị thu hồi bằng cách hỗ trợ, đào tạo nghề phụ sau khi họ không còn đất trồng lúa và hoa màu để ổn định đời sống. Ngoài ra quy trình đền bù giải phóng mặt bằng cần đƣợc nhanh chóng, gọn nhẹ để ngƣời dân không phải ở các khu quy hoạch treo hàng vài

năm cho đến hàng trục năm. Khi đó ngƣời dân sống rất vất vả, vì họ không đƣợc phép xây dựng, sửa chữa hay cẩi tạo lại chỗ ở của mình mà không biết bao giờ mới đƣợc đền bù.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng quản lý Dự án ODA tại Công ty Kinh doanh nước sạch Hải Dương (Trang 70 - 73)