Hiệu quả huy động vốn của NHTM 1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 26 - 32)

Đối với một NHTM thì hiệu quả huy động vốn có mối quan hệ biện chứng với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có nghĩa là huy động vốn tốt làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả là cơ sở thuận lợi để huy động vốn có hiệu quả. Hai mối quan hệ này hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

Để đánh giá xem hoạt động huy động vốn có hiệu quả hay khơng, các NHTM không chỉ xem xét đánh giá khối lượng vốn đã huy động được, hay sự tăng trưởng vốn kỳ đánh giá so với kỳ trước, mà ngân hàng còn phải quan tâm đến những vấn đề khác như: cách thức thực hiện để huy động được những đồng vốn đó? Nguồn vốn đó tính ổn định có cao khơng? Chi phí huy động rẻ hay đắt tương đối so với các năm trước và so với mặt bằng các ngân hàng thế nào? Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn đó như thế nào trong hoạt động cho vay và đầu tư của mình? Tỷ trọng các loại vốn có hợp lý khơng? Việc huy động vốn có phù hợp với kế hoạch kinh doanh và đảm bảo được chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra hay không?

Dưới góc độ ngân hàng thì hiệu quả huy động vốn của NHTM được hiểu là huy động vốn mà ngân hàng đạt được, phải đáp ứng và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn, chi phí thấp nhất và huy động vốn phải có khả năng tích hợp với dịch vụ của ngân hàng đưa ra trong từng thời kỳ.

Trong cuộc đua cạnh tranh gay gắt về huy động vốn & xác định thị phần của các NHTM như hiện nay thì việc đánh giá hiệu quả huy động vốn tại các NHTM là việc quan trọng giúp ngân hàng xác định được chỗ đứng của ngân hàng mình, điểm mạnh, điểm yếu trong công tác huy động vốn để kịp thời đưa ra các chiến lược huy động vốn hợp lý.Mỗi ngân hàng sẽ sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn nhất định để phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh doanh cũng như phù hợp với công nghệ của ngân hàng. Hiệu quả của việc huy động vốn được thể hiện ở một số quan điểm chính như sau:

Thứ nhất, nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân

hàng, đảm bảo khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, kinh doanh phải có lãi. Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng, ổn định về số

lượng để có thể thỏa mãn các nhu cầu cho vay, thanh toán cũng như hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

Thứ hai, quá trình huy động vốn cần phải đảm bảo rằng tính chất nguồn vốn

huy động phải phù hợp với tính chất sử dụng vốn, đó chính là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn, giữa huy động từ dân cư, từ các tổ chức và cho vay. Một cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và khơng có tình trạng bất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ ba, nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí. Đây là yếu tố

quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng. Chi phí này chính là tổng số tiền mà ngân hàng phải trả để huy động được một lượng vốn cần thiết, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc chủ yếu vào mức lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đả bảo gia tăng tổng nguồn vốn, tiết kiệ chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn vốn.

1.3.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM

Tăng trƣởng nguồn vốn. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng trưởng ổn định

của nguồn vốn các ngân hàng. Từ đó, có thể so sánh kết quả nguồn vốn qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng tuyệt đối hoặc tỷ lệ % tăng trưởng qua các năm. Chỉ tiêu này được dùng so sánh giữa các NHTM về hoạt động huy động vốn.

Cơ cấu nguồn vốn theo đơn vị tiền tệ/ Tổng tiền gửi. Cho thấy cơ cấu

nguồn vốn của NHTM về loại tiền tệ huy động đã phù hợp chưa từ đó có các chính sách điều chỉnh thích hợp trong từng thời kỳ.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động (TLHTKHHĐ)

TLHTKHHĐ = Lượng huy động thực tế/Lượng huy động dự kiến *100%. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động, nếu lớn hơn 100% tức là lượng huy động thực tế lớn hơn lượng huy động dự kiến. Nếu ngân hàng không cho vay được, lượng vốn huy động chênh lệch này thì nó sẽ tác động rất xấu tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng do nguồn vốn này mặc dù không cho vay nhưng ngân hàng vẫn phải trả lãi

và chi phí huy động khác. Tỷ lệ này càng lớn hơn 100% thì ngân hàng càng dễ gặp rủi ro do chi phí huy động tăng mà ngân hàng chưa có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì ngân hàng sẽ khơng có đủ vốn để thực hiện một cách tốt nhất những kế hoạch sử dụng vốn đã được đề ra, làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và thu nhập của ngân hàng. Muốn có đủ vốn để thực hiện tốt những kế hoạch sử dụng vốn của mình ngân hàng sẽ phải đi vay từ Ngân hàng Trung Ương, các TCTD khác hay trên thị trường tiền tệ với lãi suất cao hơn.

Chính vì vậy, các ngân hàng phải tìm mọi biện pháp để hồn thành kế hoạch huy động vốn từ dân cư, tức là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động gần sát với 100%. Nếu trong quá trình thực hiện, ngân hàng phán đoán với tốc độ huy động vốn như vậy thì lượng huy động vốn thực tế cao hơn dự kiến thì có thể giảm bớt tốc độ này lại. Ngược lại, nếu tốc độ huy động chậm, không đảm bảo được lượng huy động dự kiến thì sẽ xem xét các nguyên nhân để tiến hành các biện pháp hỗ trợ công tác huy động. Tuy nhiên, tỷ lệ này không phải luôn bằng 100% là tối ưu, bởi trong quá trình hoạt động, khi nhu cầu vốn thực tế của ngân hàng tăng hoặc giảm thì cũng cần có sự điều chỉnh để tăng hoặc giảm lượng huy động dự kiến ban đầu.

Nguồn vốn huy động/ lao động. Chỉ áp dụng đối với các NHTM thực hiện chế

độ giao khoán huy động vốn tới từng cán bộ, nhân viên. Theo đó, chỉ tiêu này phản ánh 01 lao động trong một thời kỳ thu hút được bao nhiêu lượng vốn lưu động. Nếu chỉ tiêu này tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động lớn hơn tốc độ tăng trưởng của lao động, xét trong cùng thời kỳ, thì cũng có thể nói hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả.

Vốn huy động/ dƣ nợ . Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn được bao

nhiêu so với dư nợ của một ngân hàng, nó cịn nói lên khả năng huy động vốn tại địa bàn của ngân hàng. Nếu tỷ lệ vốn huy động/dư nợ nhỏ, thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn và tự lực vốn của ngân hàng chưa tốt.

Cơ cấu vốn huy động/ dƣ nợ. Chỉ tiêu này phản ảnh cơ cấu từng nguồn vốn

huy động ngắn, trung, dài hạn so với dư nợ, căn cứ phân tích tỷ lệ này ngân hàng có giải pháp thu hút, cân đối nguồn vốn huy động để đầu tư tín dụng đảm bảo khả năng thanh khoản. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng qua các năm.

Tỷ lệ chi phí huy động vốn/ tổng chi phí. Thành phần cơ bản của chi phí huy

động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí khơng dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn. Tỷ lệ chi phí huy động vốn/tổng chi phí của ngân hàng phản ánh cơ cấu chi phí hoạt động huy động vốn trên tổng chi phí của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thể hiện các khoản chi phí của ngân hàng tập trung nhiều vào hoạt động huy động vốn. Từ đó, ngân hàng phải cân đối các khoản chi phí trong hệ thống, so sánh với lợi nhuận ngân hàng nhận được để có giải pháp và kế hoạch huy động vốn cụ thể.

Chi phí huy động vốn. Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có

chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm được nguồn vốn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện quy mơ, thời hạn, tính ổn định theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phương diện chi phí.

+ Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, đo đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.

Những nguồn có thời hạn ngắn thường có chi phí nguồn thấp và tính ổn định thấp, ngược lại những nguồn có thời hạn càng dài thì chi phí cao hơn nhưng ổn định

cao hơn. Nên để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, căn cứ vào chi phí phải trả, mỗi ngân hàng đưa ra các sách lược huy động vốn phù hợp nhằm mục tiêu mở rộng kinh doanh tăng dư nợ cho vay, đầu tư đồng thời bảo đảm lãi suất được định giá bù đắp được chi phí nguồn và đem lại doanh lợi mong muốn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn. Việc đo lường chi phí huy động vốn sẽ giúp ngân hàng có cơ sở xác định mức lãi suất huy động và mức lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh doanh của ngân hàng, qua đó có khả năng tối đa lợi nhuận. Đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân, lãi suất huy động từng nguồn (nhóm nguồn) và chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào.

Đa dạng về sản phẩm huy động vốn, dich vụ hỗ trợ. Nếu các hình thức huy

động ngân hàng đưa ra càng phong phú, đa dạng, linh hoạt và thuận tiện thì khả năng thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế càng lớn. Danh mục sản phẩm huy động vốn cung cấp; cơ cấu các loại tiền gửi theo các tiêu thức: thời gian, sản phẩm, theo loại tiền...Hệ thống các dịch vụ hỗ trợ huy động vốn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng vừa tạo uy tín; nâng cao khả năng cạnh tranh, vị thế của ngân hàng trên thị trường từ đó khẳng định sự phát triển của huy động vốn.

Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và sự phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh doanh từng thời kỳ. Khách hàng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng tồn

tại và phát triển. Vì vậy, để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cần dựa trên sự cảm nhận và mong muốn của khách hàng. Năm khía cạnh cơ bản để ngân hàng xây dựng cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua mức độ cảm nhận của khách hàng: Mức độ tin tưởng, mức độ bảo đảm, yếu tố hữu hình, sự thấu hiểu và khả năng đáp ứng. Sản phẩm huy động vốn được cung ứng ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ đi kèm tạo nhiều tiện ích, phong cách phục vụ chuyên nghiệp là những yếu tố để khách hàng tạo gắn kết dài lâu với ngân hàng, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động, nâng cao thị phần huy động vốn của ngân hàng.

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kỳ hạn. Mọi hoạt động

của NHTM đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả hoạt động. Vì vậy, trên cơ sở việc đánh giá việc sử dụng vốn có hiệu quả hay khơng, từ đó ngân hàng sẽ có

quyết định nên tiếp tục tăng cường huy động vốn, tìm kiếm các nguồn nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô cho vay và đầu tư. Sau khi được huy động, vốn huy động phân chia vào tài sản của ngân hàng. Các danh mục tài sản của ngân hàng được xem xét dưới góc độ cơ cấu thời hạn, từ đó đánh giá sự phù hợp với nguồn vốn. Mơ hình cấu trúc thời hạn/kỳ hạn giúp ngân hàng phân tích sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn từ đó điểu chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng doanh lợi đồng thời duy trì khả năng thanh toán, đầu tư thêm tài sản sinh lời hoặc tái đầu tư.

Trên đây là một số chỉ tiêu, dùng để đánh giá hiệu quả huy động vốn. Tuy nhiên, sử dụng một chỉ tiêu thì khơng thể phản ánh đầy đủ được, mà cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới đánh giá đúng và thực chất hiệu quả công tác huy động vốn tại một NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)