- Ý nghĩa giải pháp: Con người là yếu tố trung tâm quyết định đến sự thành bại của mọi tổ chức doanh nghiệp Đối với NHTM thì yếu tố con người là quan
4.3.1. Kiến nghị với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nước.
Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật nói chung và văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng nói riêng, đảm bảo có đủ các văn bản, tính thực thi, kế thừa, tránh tình trạng chồng chéo và khơng thực tế.
NHNN cần xây dựng và hồn thiện chính sách tiền tệ một cách đồng bộ, sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm điều hịa hợp lý lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, thực hiện chính sách lãi suất tự do, linh hoạt theo thị trường, tạo điều kiện cho các NHTM nâng cao hiệu quả huy động vốn đồng thời đả bảo hài hịa lợi ích của người dân- ngân hàng- doanh nghiệp.
Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, tốc độ tăng trưởng ổn định, ổn định giá trị đối nội cũng như đối ngoại của đồng tiền. Khi tiền tệ ổn định thì nó có tác động rất lớn cho hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động của ngân hàng.Vì khi đó người dân sẽ yên tâm gửi tiền vào ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên và ổn định hơn.
NHNN cần tổ chức thanh tra, kiểm soát thường xuyên hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng; phát hiện và xử lý nghiêm khắc các NHTM huy động vượt trần lãi suất, lách luật, đầu cơ tiền tệ…, thực hiện trái các quy định của NHNN.
NHNN cần tiếp tục rà soát, sàng lọc, tái cơ cấu các NHTM hoạt động kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh, quá nhỏ bé về quy mô và thương hiệu. Định hướng sát nhập các NHTM nhỏ thành các các NHTM lớn hơn, sau khi sàng lọc sắp xếp các NHTM, sức khẻo của hệ thống ngân hàng được cải thiện, giảm bớt tính cạnh tranh quá khốc liệt, cạnh tranh không lành mạnh, giảm bớt các cuộc đua tăng, đi ngầm về lãi suất huy động của các NHTM.
Chính phủ, NHNN cần tiếp tục cho phép mở rộng thêm nhiều loại hàng hóa như các loại trái phiếu, kỳ phiếu với thời hạn khác nhau, chứng khoán do các tổ chức tín dụng phát hành…có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường
mở. Tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của các NHTM thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
NHNN nên tạo điều kiện để các NHTM hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh, nhất là giữa các Ngân hàng quốc doanh và NHTM cổ phần. Hạn chế các biện pháp hành chính can thiệp vào quyền tự do quyết định lãi suất của các NHTM.
4.3.2.Kiến nghị với Agribank
Là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ thống Agribank, Agribank có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển kinh doanh của tồn hệ thống, trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh nói chung và của Agribank chi nhánh Thăng Long nói riêng.
Để cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng có thể thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của Agribank.
- Để giữ vững và phát triển hơn nữa, Agribank cần có những điều chỉnh thích hợp, trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, để có thể mở rộng mối quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, tiếp tục nhận được nguồn vốn từ các dự án ủy thác đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn.
- Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh cũng như ngay tại hội sở chính của ngân hàng một cách thường xun, tồn diện, chính xác để phát hiện và sử lý kịp thời các rủi ro. Thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu nhập ý kiến đóng góp và những kiến nghị từ cơ sở góp phần đề ra các văn bản phù hợp với thực tế.
- Agribank cần xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh toàn ngành, phù hợp với thực tế từng địa phương. Kế hoạch kinh doanh của cả hệ thống phải căn cứ vào kế hoạch của các đơn vị thành viên, phải căn cứ vào số bình quân của năm trước để xây dựng kế hoạch kinh doanh năm sau. Số dư 31/12 chỉ là số liệu thống kê báo cáo và là căn cứ tham khảo khi xây dựng và giao kế hoạch năm sau. Việc tăng trưởng của các đơn vị phải theo các tỷ lệ khác nhau do quy mô hoạt động, thời gian hoạt động, khu vực hoạt động của các chi nhánh là khác nhau.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để từng bước hiện đại háo công nghệ ngân hàng. Việc hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng từng chi nhánh không thể tự thực hiện được vì khơng có nguồn vốn, mặt khác nếu có để thực hiện sẽ khơng bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ sẽ khơng thể vận hành được. Do đó Agribank cần phải chủ đạo trong việc nghiên cứu, đầu tư hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng.
- Tăng cường cơ sở vật chất: Đảm bảo đủ mặt bằng giao dịch, tăng cường theo hướng hiện đại hoá các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Hồn thiện cơ chế tài chính đối với các chi nhánh thành viên, đây là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển. Tập trung xây dựng khuân khổ thể chế nội bộ, hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về quản lý và kinh doanh để tạo điều kiện cho các hoạt động cải cách bên trong ngân hàng diễn ra theo trật tự và theo định hướng chiến lược. Áp dụng các nguyên tắc, thông lệ chuẩn mực về quản trị kinh doanh ngân hàng hiện đại, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
- Hỗ trợ công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại, kịp thời có các văn bản làm căn cứ pháp lý và cơ sở nghiệp vụ để mở rộng các sản phẩm, dịch vụ mới như dịch vụ thẻ thanh toán điện tử, séc du lịch…
- Mở rộng hoạt động quảng bá, tuyên truyền hình ảnh của Agribank thơng qua việc tài trợ cho các chương trình văn hóa – xã hội, thể thao… để thương hiệu và các sản phẩm của ngân hàng được biết đến rộng rãi ở trong và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Vốn có vai trị quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất, đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn không chỉ quyết định đến quy mô, sức mạnh cạnh tranh trong kinh doanh, mà còn quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của NHTM, việc nghiên cứu hoạt động huy động vốn của NHTM sẽ không đạt hiệu quả nếu xem xét một cách cơ lập. Vì vậy, quan tâm đúng mức đến việc nâng cao hiệu quả huy động vốn sẽ góp phần giúp các ngân hàng phát triển ổn định và nâng cao vị thế của mình.
Trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã luận giải được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá các vấn đề cơ bản liên quan tới hoạt động của các
NHTM, hoạt động huy động vốn của NHTM và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển hoạt động huy động vốn đồng thời luận giải các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM.
Thứ hai: Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả huy động vốn của Agribank
Chi nhánh Thăng Long qua đó tìm ra những tồn tại, xác định nguy cơ tiềm ẩn và phân tích các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hoạt động huy động vốn chưa hiệu quả.
Thứ ba: Trên cơ sở các yêu cầu và định hướng phát triển của Agribank chi
nhánh Thăng Long, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank chi nhánh Thăng Long. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất với Agribank, NHNN và Chính phủ trong việc đề ra mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường tài chính tiền tệ nói chung và khung pháp lý cho việc phát triển hoạt động huy động vốn.
Tuy nhiên, do hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung và của Agribank chi nhánh Thăng Long nói riêng là một hoạt động rất phức tạp, vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Vì vậy, bên cạnh những kết quả đạt được,
luận văn còn một số hạn chế như phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào hoạt động huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, số liệu sơ cấp thu thập được từ kết quả thăm dò khách hàng chưa đại diện cho tất cả các khách hàng của Agribank. Chính vì thế, các cơng trình nghiên cứu sau này về đề tài về huy động vốn của các NHTM nói chung hay của Agribank nói riêng, có thể tập trung vào nghiên cứu vốn huy động từ vốn vay hay từ vốn chủ sở hữu.
Qua đây, Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Hiệu Trưởng Trường Đại học Kinh tế, các thầy cơ giáo khoa Tài chính Ngân hàng và bạn bè, người thân đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 25 tháng 02 năm 2015.
Tác giả luận văn