1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới về hiệu quả sử dụng vốn tín
1.3.4. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam
"Ý tưởng về mơ hình TCVM đã là một “ niềm kinh ngạc” (theo Ủy ban
nobel 2005) thì quá trình xây dựng TCVM tại mỗi quốc gia đang từng bước đóng góp nhiều phát triển kỳ diệu cho tình hình kinh tế - chính trị - xã hội".
[26, tr.20]. Mơ hình này đang ngày càng hồn thiện song song với q trình bùng nổ của ngành tài chính hết sức đặc biệt này. Việt Nam với lợi thế của người đi sau chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra cho mình những bài học bổ ích làm tăng hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng đặc biệt là vốn tín dụng ưu đãi. Tuy vậy vấn đề là áp dụng thế nào cho phù hợp điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam lại là vấn đề đáng quan tâm. Qua nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước có thể rút ra một số bài học có thể vận dụng vào Việt Nam. Thứ nhất: Cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro về nguồn vốn, sau đến là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho
những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà khơng thu hồi được. Cần cân bằng giữa hai mục tiêu: an tồn và sinh lời, tính tốn các tỷ lệ an toàn và lợi nhuận ở mức phù hợp để tránh gặp phải rủi ro thất thoát vốn. Xem xét và đánh giá cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên các mặt: kỳ hạn, lãi suất, tính ổn định.
Thứ hai: Tăng tính chủ động của nguồn vốn thơng qua cơ chế huy động tiết kiệm từ dân cư. Thực tế thế giới đã chứng minh rằng nguồn tiết kiệm từ dân cư là rất lớn và chi phí phải trả lại rất nhỏ. Đây là một kênh huy động vốn mang lại hiệu quả khá lớn và có tính bền vững trong khi nguồn vốn cấp phát từ Nhà nước ngày một thu hẹp. Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng hình thức huy động tiết kiệm qua tổ nhóm “ Tổ tiết kiệm & vay vốn” và những tổ nhóm này phát huy tác dụng khá tốt.
Thứ ba: Về lãi suất cho vay cần phải áp dụng lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhưng phải đủ bù đắp được chi phí hoạt động, tình trạng mất vốn lạm phát. Những khoản vay nhỏ rủi ro lớn được tính lãi suất cao hơn, đồng thời khích lệ tinh thần tự lực của mỗi tổ nhóm, đẩy mạnh huy động tiền gửi trong nhân dân để bền vững hóa hoạt động của tổ chức.
Thứ tư: về quy mơ cấp tín dụng, từ kinh nghiệm các nước cho thấy quy mơ cấp tín dụng ưu đãi ở nước ta chưa phù hợp, một số chương trình cho vay với mức cịn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của các hộ vay. Các hộ vay tuy được vay vốn nhưng nguồn vốn được vay quá ít khơng thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nên nghiên cứu tăng mức cho vay một số chương trình như nước sạch và vệ sinh mơi trường, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi.
Thứ năm: Nâng cao kiến thức ngoại ngành cho cán bộ NHCSXH, cán bộ hội, tổ (về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kỹ thuật sản xuất mới…)
để có thể tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo trong việc đưa công nghệ mới vào sản xuất. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy việc những người nghèo trong cùng một tổ nhóm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hiệu quả đã giúp những người cịn lại trong nhóm nâng cao năng lực trong lĩnh vực sản xuất hoạt động của mình. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam. Hình thức này nên nhân rộng khơng chỉ trong nhóm mà giữa các nhóm, các huyện, các tỉnh với nhau.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG ƢU ĐÃI TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH 2.1. Tổng quan về hoạt động của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Tĩnh
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội tại Hà Tĩnh
a/ điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ, tựa như bức tranh
thu nhỏ của dải đất miền trung có thế tựa lưng vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông, nổi tiếng giàu truyền thống cách mạng và văn hóa. Với diện tích 6.019 Km2, dân số gần 1,3 triệu người, Hà Tĩnh có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có mối quan hệ với vùng kinh tế phía bắc và phía nam, với tiểu vùng Mê Kông mở rộng, tam giác phát triển kinh tế Việt – Lào – Campuchia và vùng Đông bắc Thái Lan thông qua hành lang Đông – Tây, quốc lộ 8A và cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Ngồi ra Hà Tĩnh cón có 137km bờ biển với nhiều cảng, đặc biệt là cảng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương cho phép tiếp nhận tàu từ 5 vạn đến 40 vạn tấn; thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới có rừng với nhiều nông lâm sản quý hiếm và trữ lượng khoáng sản khá lớn. Với những điều kiện tự nhiên đó đã mang lại cho tỉnh Hà Tĩnh những tiềm năng, lợi thế hiếm có để phát triển thương mại, dịch vụ, hạ tầng đô thị, du lịch.
b/ Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua kinh tế Hà Tĩnh đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ mức trên 13%, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch rõ rệt theo hướng đô thị, tỷ trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ tăng nhanh, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp – thủy sản. Nếu như năm 2000 tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 10,2% , thu ngân sách 7,4 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4,5tr đồng thì năm 2012, tăng trưởng kinh tế đạt 14%, thu ngân sách trên 370 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người trên 20tr đồng. Bên cạnh đó Hà Tĩnh cịn ban hành nhiều cơ chế, chính sách thơng thống nhằm thu hút đầu tư với các dự án lớn như trung tâm thương mại BMC, khu đô thị HUD….Cùng với các doanh nghiệp, tập đoàn của nhiều nước trên thế giới, đến nay đã có 18 nhà tài trợ quốc tế đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh như WB, ADB, IFAD, OPEC….và gần 20 tổ chức phi chính phủ nước ngồi. Các chương trình dự án được triển khai thực hiện theo đúng định hướng của Chính phủ, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Cùng với những lợi thế đó con người Hà Tĩnh cũng được xem là nguồn lực to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Con người nơi đây hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động. Người Hà Tĩnh đang nỗ lực vươn lên từng ngày, tỷ lệ hộ nghèo giảm, an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo. Các lĩnh vực văn hóa – giáo dục của tỉnh cũng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận với nhiều trường đạt chuẩn quốc gia. Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng cao. Nhiều cơng trình giao thông công cộng được nâng cấp, mạng lưới điện, viễn thơng được hiện đại hóa.
Hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong những năm tới là khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, hướng tới xây dựng một giải biên giới vững mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị và tạo được thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân. Với phương châm phát triển có trọng tâm, trọng điểm ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thơng, hình thành các khu đơ thị, dịch vụ dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, bảo
tồn và phát triển vùng cây ăn quả đặc sản bưởi Phúc Trạch và cam bù Hương Sơn. Tập trung triển khai tốt chương trình phát triển nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và phục vụ xuất khẩu, phát triển các loại cây: cao su, chè, gió trầm và các cây lâm nghiệp…
2.1.1.2. Hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tại Hà Tĩnh
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển; Đặc biệt là đối với nước ta quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm là nước nghèo nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, vốn, lao động) thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng.
Hà Tĩnh được biết đến là một vùng quê nghèo, thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ. Năm 1992 Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo nhất toàn quốc, tỷ lệ người nghèo ở vào mức cao. Đa số người nghèo tập trung ở những vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu (Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê), vùng nông thôn (chiếm tỷ lệ 16,8%).
Hiện nay theo điều tra mới nhất của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của tồn tỉnh cịn 12,7%, hộ cận nghèo 14,8%:
- Các huyện, thành phố, thị xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% gồm có: Thạch Hà, Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Thành Phố.
- Từ 10 – 15% gồm có huyện Cẩm Xuyên, Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân. - Trên 15% gồm có huyện Kỳ Anh, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang.
2.1.1.3. Nguyên nhân đói nghèo
"Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thõa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán của địa phương" [12, tr.22].
Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu, khơng đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Nghèo đói là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung
quy lại thì có thể chia ngun nhân đói nghèo tại Hà Tĩnh theo các nhóm sau: - Nhóm nguyên nhân do bản thân ngƣời nghèo
+ Thiếu vốn sản xuất kinh doanh: các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm không đủ ăn, phải đi thuê, đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra xã hội học về nguyên nhân đói nghèo của các hộ nông dân ở Hà Tĩnh cho thấy: Thiếu vốn chiếm khoảng 70% - 90% tổng số hộ được điều tra. Thiếu vốn thì con em họ cũng khơng thể tới trường, không thể tiếp nhận tri thức mới, nghèo lại càng khó.
+ Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền đã ăn sâu và tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những nơi hẻo lánh, những nơi giao thơng đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, xa các trung tâm y tế, giáo dục, con cái thất học…Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo khơng thể nâng cao trình độ dân trí, khơng có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả.
+ Bệnh tật và sức khỏe yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng đói nghèo trầm trọng.
+ Đất đai canh tác ít, tình trạng ngày càng có ít đất canh tác đang có xu hướng tăng lên do đơ thị hóa.
+ Thiếu việc làm, khơng năng động trong tìm việc làm, lười biếng. Mặt khác do hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân mất sức lao động, thanh niên có thể làm việc nặng nhọc nhưng tay nghề thấp do chỉ quan tâm tới cách làm truyền thống mà không chịu học hỏi cái mới.
+ Gặp những rủi ro trong cuộc sống, người nghèo thường sống ở những nơi hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn hán, lũ lụt dịch bệnh…Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo lánh, giao thơng đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất ra thường có giá trị thấp hoặc khơng bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút do lưu thơng không kịp thời.
- Nhóm ngun nhân do mơi trƣờng tự nhiên xã hội
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình nghèo. " Những đặc trưng của người nghèo vẫn giống như trước đây – đói nghèo vẫn là hiện tượng phổ biến ở nơng thôn và đối với các dân tộc thiểu số, thì mức độ đói nghèo cao và nghiêm trọng hơn so với đa số người kinh" [21, tr.1]. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt: thiên
tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích đất canh tác ít, địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu hoặc khơng có là những vùng có nhiều hộ nghèo đói nhất (Hương Sơn, Hương Khê…)
Người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn
với những khách hàng khác:
+ Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất thường thay đổi.
+ Phong tục tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo cũng tác động tới nhu cầu về vốn vay.
+ Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở ngại do họ sống ở xa, ở nơi khó khăn trong việc di duyển.
+ Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công buôn bán nhỏ. Do vậy mà nhu cầu về vốn thường mang tính thời vụ.
Từ những đặc điểm trên thì việc hỗ trợ người nghèo là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự nghèo đói có thể khẳng định một điều: Mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu khơng có chính sách và chương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo khơng thể thốt ra khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Chính phủ đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp người nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo. Tất nhiên Chính phủ khơng phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho người nghèo vươn lên bằng những chính sách và giải pháp cụ thể.
2.1.2. Hoạt động Ngân hàng Chính xã hội tại Hà Tĩnh
- Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 45/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH, là đơn vị thành viên của NHCSXH Việt Nam. NHCSXH được thành lập trên cơ sở kiện toàn lại Ngân hàng phục vụ người nghèo. Sự ra đời
của NHCSXH tỉnh đã tạo nên một kênh dẫn vốn quan trọng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Sau khi đi vào hoạt động, NHCSXH Hà Tĩnh vừa tổ chức nhận bàn giao vốn vay chương trình hộ nghèo từ NHNo&PTNT, chương trình giải quyết