Ở các phần trước, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bao gồm quy trình luân chuyển vốn trong đó có tiến độ giải ngân của luồng vốn. Chương trình tín dụng việc làm hiện nay phân cấp giải ngân không hợp lý dẫn tới giải ngân chậm, gây phiền hà cho người vay, tồn vốn nhiều ở cấp trên làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn vay. Do vậy, hoặc có thể giao ln trách nhiệm thẩm định dự án vay vốn tạo việc làm cùng với trách nhiệm giải ngân cho NHCSXH cấp tỉnh hoặc cấp huyện tùy quy mô từng dự án, hoặc chuyển chức năng thẩm định xét duyệt chủ yếu về cơ quan lao động, thương binh và xã hội thay vì quy định quá nhiều trách nhiệm xét duyệt cho cấp trung ương và cấp tỉnh hiện nay. Cũng cần quy định lại thời gian thẩm định và thời gian xét duyệt vì nếu thời gian này quá dài thì chủ dự án sẽ bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh khi chờ vốn.
- Cần phải cải tiến quy trình nghiệp vụ, theo phương châm nhanh, gọn, đơn giản, thái độ phục vụ nhiệt tình, chu đáo, hướng dẫn cho các cán bộ hội, tổ làm tốt công tác xét duyệt cho vay, không để hồ sơ vay sai sót quá nhiều làm chậm tiến độ giải ngân vốn, chậm chuyển vốn tới người dân nghèo khiến họ không kịp vốn làm vụ mùa, tái sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Để thực hiện tốt việc đó cán bộ hội, tổ cần bám sát các vấn đề sau: + Tổng số hộ nghèo trọng xã, phường, tỷ lệ hộ nghèo; số hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn tín dụng ưu đãi, số hộ nghèo không đủ điều kiện vay vốn; số hộ nghèo đã được vay vốn, số hộ nghèo chưa được vay vốn.
+ Số hộ gia đình có con theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề; số học sinh, sinh viên đi học; số hộ thuộc đối tượng, đủ điều
kiện vay vốn; số hộ có nhu cầu vay vốn; số hộ đã được vay vốn; số hộ chưa vay vốn.
+ Số hộ gia đình chưa có cơng trình vệ sinh, nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn; số hộ đủ điều kiện vay, đã được vay và chưa được vay.
+ Số lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động; số lao động thuộc đối tượng vay vốn; số lao động đã vay vốn, số lao động chưa vay vốn.
+ Số hộ gia đình thuộc đối tượng vay vốn chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn.
+ Số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn(đối với xã có hộ đồng bào dân tộc thiểu số); số hộ được vay, số hộ chưa được vay.
- Nâng cao hiệu quả phân bổ và quản lý nguồn vốn .
+ Tiếp tục phương thức ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội và điều chỉnh cơ cấu chi phí ủy thác giữa các cấp. Phương thức này đã thể hiện tính ưu việt trong chuyển tải vốn tín dụng ưu đi từ ngân hàng đến các đối tượng thụ hưởng ngay tại địa phương. Với lợi thế về mạng lưới hoạt động, số lượng cán bộ, sự gần gũi với dân, các tổ chức chính trị - xã hội và tổ TK&VV trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả, giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận được vốn vay mà khơng mất nhiều thời gian, chi phí đi lại giao dịch, ngân hàng tiết giảm được chi phí quản lý. Vì vậy Chi nhánh cần tiếp tục sử dụng phương thức ủy thác từng phần và không ngừng cải tiến, sáng tạo hoạt động của mơ hình đặc thù này.
+ Thực hiện quy trình thẩm định chặt chẽ: Thơng qua q trình thẩm định ngân hàng đánh giá chính xác về tính khả thi, tính hiệu quả của dự án. Khơng những thế trong q trình thẩm định ngân hàng cịn có thể đóng góp ý kiến cho chủ dự án với mục đích nâng cao hiệu quả của dự án đầu tư, đây cũng là một yếu tố nhằm nâng cao độ an toàn vốn của ngân hàng. Ngoài ra, NHCSXH cần xây dựng một hệ thống thông tin ban đầu một cách trung thực
như một dạng điều tra, thẩm định ban đầu và cập nhật thường xuyên về thông tin khách hàng. Ngân hàng có thể xây dựng mẫu giao cho các tổ chức chính trị xã hội thực hiện, trước khi giao việc ngân hàng tổ chức đào tạo cách thu thập thông tin cho các cán bộ hội, tổ. Việc thu thập thông tin ban đầu cho phép xác định nhu cầu, khả năng sử dụng vốn tín dụng vào mục đích kinh doanh, sản xuất có hợp lý khơng, tránh tình trạng bình quân, cào bằng.
Với một số chương trình cho vay đặc thù như xuất khẩu lao động, để tránh tình trạng người lao động bị lừa đảo, mất hết cả vốn vay ngân hàng, cần phải xem xét kỹ tư cách pháp nhân của cơ sở tuyển dụng người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Phân loại nợ và xử lý nợ đến hạn. Nợ đến hạn không thu hồi được là một trong những nguyên nhân khiến vốn bị tồn đọng hoặc thất thoát. Nguồn vốn này nếu được thu hồi đúng kỳ sẽ là nguồn bổ sung vốn cho các chương trình vay đã và đang được triển khai. Vì thế để giảm thiểu rủi ro mất vốn do không thu hồi được cần:
Tách nhóm nợ trong hạn đã được điều chỉnh (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, cho vay lưu vụ) thành các nhóm khác nhau để xem xét, đánh giá và tìm hướng xử lý.
Nhóm nợ q hạn theo nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh…thì cho khoanh nợ, giãn nợ hoặc cho vay lưu vụ dưới sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng và tổ chức nhận ủy thác; nhóm nợ quá hạn do nguyên nhân chủ quan như chây ỳ, trốn tránh…thì NHCSXH tỉnh phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử lý, nếu khoản vay đủ lớn sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự.
Để giảm thiểu nợ quá hạn phát sinh và rủi ro về khả năng thanh toán cuối kỳ vay, tất cả các khoản vay đều nên chia ra trả nợ gốc
và lãi nhiều lần. Điều này cũng tránh cho hộ vay gánh nặng phải trả một lần một khoản tiền lớn vào cuối kỳ
+ Tích cực cơng tác thanh tra, kiểm tra kiểm tốn nội bộ. Tình trạng xâm tiêu, tham nhũng, chiếm dụng vốn….trong ngân hàng, các tổ, hội thời gian qua tuy mới có dấu hiệu những cũng cần khắc phục ngay để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn Nhà nước. Phòng ngừa tiêu cực trong sử dụng vốn tại chi nhánh