Đối với các tổ chức hội, đoàn thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 98)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Đối với các tổ chức hội, đoàn thể

- Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường hơn nữa

công tác chỉ đạo tổ chức hội các cấp thực hiện tốt các công đoạn ủy thác, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH trong việc củng cố, nâng cao chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi, đặc biệt ở các huyện có chất lượng sử dụng vốn thấp. Chỉ đạo thực hiện tốt việc bình xét cho vay, tăng cường cơng tác đôn đốc, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn đảm bảo dòng vốn luân chuyển đúng kế hoạch làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của mỗi xã, mỗi huyện trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo các tổ chức hội cấp huyện, cấp xã, tổ TK&VV có trách nhiệm tham gia giao ban cùng với NHCSXH tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục những khó khăn và vướng mắc trong việc sử dụng vốn của hộ vay nhằm nâng cao chất lượng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

- Chỉ đạo tổ TK&VV nêu cao ý thức phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, khơng được xâm tiêu gốc lãi của hộ vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, khơng được thu phí hộ vay; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, giám sát từ khi phát tiền vay đến khi sử dụng vốn và thu hồi nợ; hướng dẫn hộ vay sử sụng vốn có hiệu quả, đưa ra những mơ hình sản xuất hiệu quả để nhân rộng trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Trong hồn cảnh kinh tế đất nước có nhiều khó khăn, lo đủ nguồn vốn

cho vay ưu đãi đã là một thành công, thành công hơn khi NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh quyết liệt nâng cao chất lượng sử dụng nguồn vốn đó. Trước đây, mặc dù người dân nghèo địa phương cũng được Chính phủ hỗ trợ về nguồn vốn để cải thiện đời sống nhưng do họ chưa biết cách làm ăn, nên đồng vốn không được sử dụng hiệu quả, khơng thốt được nghèo. Từ khi NHCSXH Hà Tĩnh ra đời đã phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tập huấn, trợ giúp kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách làm ăn để sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả nhất. Kết quả là rất nhiều hộ vay đã trả được nợ đầy đủ, đúng hạn và đã thoát nghèo.

Việc nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh” và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi với cơng cuộc XĐGN là việc làm có ý nghĩa thiết thực về thực tiễn.

1. Luận văn đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề về vốn tín dụng ưu đãi và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH. Là ngân hàng hoạt động nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và an sinh xã hội của Chính phủ nên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH có những nét đặc thù riêng, khơng chỉ đánh giá hiệu quả kinh tế mà còn đánh giá hiệu quả xã hội.

2. Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn tín dụng ưu đãi và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2013. Qua đó luận văn đã rút ra những mặt làm được, những mặt còn tồn tại, hạn chế. Các kết luận rút ra là cơ sở để đề ra các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi của chi nhánh trong thời gian tới.

3. Trên cơ sở bối cảnh mới của nền kinh tế, những định hướng chiến lược của NHCSXH Việt Nam gia đến năm 2020. Từ đó đề cập đến định hướng hoạt động sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh. - Đưa ra một số quan điểm về vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH Hà Tĩnh.

- Đề xuất 6 giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Hoàng Anh (2006), "Tín dụng ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế của chính phủ", Tạp chí ngân hàng, (4), tr. 17-26. 2. Lý Hoàng Ánh (2013), "Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp cao ngành ngân hàng", Tạp chí ngân hàng, (8), tr. 12-15.

3. Aidan, Hollis & Arthur Sweetman (2006), Tài chính vi mơ: Bài học từ quá

khứ - TD vi mơ ở các nước, Phịng hợp tác quốc tế NHCSXH.

4. Bộ lao động thương binh và xã hội (2006), Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Hội thảo khoa học và thực

tiễn, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Cành (2003), Diễn biến mức sống dân cư, phân hóa giàu nghèo và các giải pháp XĐGN trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam nhìn từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, NXB lao động xã hội.

6. Nguyễn Văn Châu (2009), Ảnh hưởng tín dụng ưu đãi Ngân hàng Chính sách xã hội đến giảm tỷ lệ nghèo tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận

văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, đại học Thái Nguyên.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

8. Phạm Văn Dược (2008), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê. 9. Nguyễn Đức Hải, Lê Văn Luyện (2013), "Hoàn thiện khung pháp lý hoạt động tài chính vi mơ ở Việt Nam", Tạp chí ngân hàng, (12), tr. 42-45.

10. Đỗ Thanh Hiền (2007), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với

hộ nghèo tại NHCSXH thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường

11. Trần Hiến (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay học sinh sinh viên

tại NHCSXH, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Học viện Tài chính, Hà Nội.

12. Nguyễn Mạnh Hùng (2004), Chiến lược – kế hoạch – đầu tư phát triển kinh tế

xã hội Việt Nam đến năm 2010, Nxb thống kê, Hà Nội.

13. Chí Kiên (2013), "Gian nan đường đưa vốn đến huyện nghèo", Thời báo ngân hàng, (91), tr. 13.

14. Nguyễn Ninh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB thống kê. 15. Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. NHCSXH Hà Tĩnh (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm(2003-2012) hoạt động của NHCSXH, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2013-2020, Hà tĩnh.

17. NHCSXH Hà Tĩnh (2013), Báo cáo sơ bộ kết quả hoạt động năm 2013,

Hà Tĩnh.

18. NHCSXH Việt Nam, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về TD đối với HSSV (2007- 2012), Hà Tĩnh.

19. NHCSXH Việt Nam, Thơng tin Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam,

Hà Nội.

20. Rajesh Chakrrabarti (2007), Kinh nghiệm Ấn Độ về tài chính vi mơ – Thành tựu và thách thức TD vi mô ở các nước , Phòng hợp tác quốc tế

NHCSXH.

21. Tài liệu nhóm tác giả NHTG (1998), Việt Nam chiến lược hỗ trợ quốc gia

của nhóm ngân hàng thế giới giai đoạn 1999 – 2002, NHTG.

22. Lê Thanh Tâm (2013), ”Lãi suất cho vay đối với các tổ chức tài chính vi mơ: Kinh nghiệm quốc tế và một số đề xuất cho Việt Nam", Tạp chí ngân hàng, (15), tr. 6-13.

23. Đỗ Ngọc Tân (2012), Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế,

Trường Đại học kinh tế, đại học quốc gia Hà nội.

24. Hoàng Văn Thành, Nguyễn Văn Chiến (2013), "Một số mơ hình thành cơng của Ngân hàng tài chính vi mơ quốc tế - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng, (7), tr. 29-33.

25. Dương Quyết Thắng (2013), "Hồn thiện mơ hình tổ tiết kiệm và vay vốn góp phần quản lý tín dụng chính sách có hiệu quả", Tạp chí ngân hàng, (12), tr. 30-33.

26. Võ Khắc Thường, Trần Văn Hoàn (2013), "Tài chính vi mơ tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế đói nghèo tại Việt Nam", Tạp chí phát triển và hội nhập, (9), tr. 16-20.

27. Nguyễn Văn Tiến (2008), Tài chính – Tiền tệ ngân hàng, NXB thống kê. 28. Duơng Thanh Tùng (2012), Đánh giá tác động của việc sử dụng vốn vay

từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo của NHCSXH Việt Nam trên địa bàn xã Ya Chim, thành phố Kon Tum,Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế,

đại học Đà Nẵng.

20. UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2012), Báo

cáo rà sốt, đánh giá các chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, Hà Tĩnh.

30. UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số theo luật đầu tư, Hà Tĩnh.

Websites:

30. http://vbsp.org.vn 31. http://sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)