Những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng (Trang 26 - 29)

Chất lƣợng dạy nghề phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có 4 yếu tố quyết định chủ yếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị, chƣơng trình giáo trình và đội ngũ giáo viên. Đó là các yếu tố cơ bản bảo đảm nền tảng và điều kiện cho hoạt động dạy nghề thành công. Trong 4 yếu tố đó chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc xác định là nhân tố hàng đầu cho sự nghiệp dạy nghề của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt “chiến lƣợc phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020” thì việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên là một trong hai yếu tố hàng đầu và cấp bách nhất để bảo đảm chất lƣợng dạy nghề trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Chất lƣợng của giáo viên đƣợc cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau và là điều kiện tiên quyết trong sự nghiệp dạy nghề nói chung. Để đánh giá chất lƣợng của một giáo viên ngƣời ta thông qua bộ 5 chí với 19 tiêu chuẩn đƣợc quy định tại Thông tƣ số: 30/2010/TT–BLĐTB&XH ngày 29/9/2012 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội bao gồm:

- Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống. + Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị.

+ Tiêu chuẩn 3: Lối sống, tác phong.

Ngƣời thầy dạy kiến thức văn hoá hay dạy nghề trƣớc hết phải có cái tâm, đề cao trách nhiệm, tận tình, yêu nghề. Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đánh giá rất cao vị trí ngƣời thấy “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Nhân sinh quan và thế giới quan của ngƣời thầy có ảnh hƣởng đến sự nghiệp trồng ngƣời, góp phần trực tiếp đào tạo nên những thế hệ “vừa hồng”, “vừa chuyên”. Ngƣời thầy có mô phạm mẩu mực mới làm gƣơng cho trò soi vào để tu dƣỡng, rèn luyện, học tập để trở thành công dân có ích cho xã hội.

- Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn. + Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn. + Tiêu chuẩn 2: Kỷ năng nghề.

Bác Hồ dạy “Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài chẵng khác nào nhƣ bụt trên chùa”. Phải có kiến thức cơ bản, chuyên sâu trong từng lĩnh vực đảm nhiệm mới có khả năng làm chủ bản thân, truyền đạt nội dung, nâng cao chất lƣợng giáo dục, chất lƣợng đào tạo.

- Tiêu chí 3: Năng lực sƣ phạm dạy nghề.

+ Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sƣ phạm dạy nghề, thời gian tham gia giảng dạy.

+ Tiêu chuẩn 2: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy. + Tiêu chuẩn 3: Thực hiện hoạt động giảng dạy.

+ Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học. + Tiêu chuẩn 5: Quản lý hồ sơ dạy học.

+ Tiêu chuẩn 6: Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy.

+ Tiêu chuẩn 7: Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục. + Tiêu chuẩn 8: Quản lý ngƣời học, xây dựng môi trƣờng giáo dục, học tập.

+ Tiêu chuẩn 9: Hoạt động xã hội.

Đây là một trong những tiêu chí không thể thiếu của giáo viên dạy nghề. Phạm vi rộng với những tiêu chí cụ thể làm thƣớc đo đánh giá năng lực sƣ phạm. Chúng ta đều biết con ngƣời là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, ngƣời thầy không ngoài tác động đó. Những tiêu chuẩn trên đƣợc xây dựng để giáo viên phấn đấu. Đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn là nhân tố quan trọng để giáo viên phát huy hiệu quả công tác cao nhất, thành công trong sự nghiệp.

- Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học. + Tiêu chuẩn 1: Trao đổi kinh nghiệm, học tập, bồi dƣỡng, rèn luyện. + Tiêu chuẩn 2: Nghiên cứu khoa học.

Ngoài việc đào tạo, học tập theo trƣờng lớp, giáo viên cần tự học để nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn. Ngạn ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn”, những đồng nghiệp nhất là những ngƣời có kinh nghiệm phong phú chính là “ngƣời thầy của thầy”. Giáo viên không chỉ giới hạn trong phạm vị chuyên môn mà còn phải tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Tuỳ theo khả năng để chọn hƣớng nghiên cứu phù hợp, hiệu quả, phát hiện cái mới.

- Tiêu chí 5: Kỷ năng sống

+ Tiêu chuẩn 1: Trích luỹ kinh nghiệm sống. + Tiêu chuẩn 2: Tạo môi trƣờng thuận lợi. + Tiêu chuẩn 3: Thích nghi môi trƣờng.

Đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống để bổ sung cho nghề nghiệp là việc làm cần thiết. Những thành công cũng nhƣ những thất bại luôn là bài học để cho ta nhìn nhận, tự đánh giá chính xác hơn. Tự tạo ra môi trƣờng thuận lợi kể cả những khi phức tạp, phân tâm là ý chí, nghị lực để đạt đƣợc mục tiêu cao cả đề ra.

Việc xây dựng một đội ngũ giáo viên có chất lƣợng ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân và tổ chức còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan khác nhau.

1.3.1. Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề

Chất lƣợng đội ngũ giáo viên đƣợc hình thành trên cơ sở các yếu tố của cá nhân và điều kiện khách quan bên ngoài, trong quá trình hình thành và phát triển nghề nghiệp, yếu tố chủ quan chiếm vai trò quyết định đến chất lƣợng của mỗi giáo viên bao gồm:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp. - Năng lực chuyên môn.

- Kỹ năng nghề.

- Năng lực sƣ phạm dạy nghề.

- Năng lực phát triển, nghiên cứu khoa học. - Kỹ năng sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng (Trang 26 - 29)