Đặc điểm tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng (Trang 29)

1.4. Đào tạo nghề trong quân đội và yêu cầu nâng cao chất lƣợng đội ngũ

1.4.1. Đặc điểm tình hình

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về “chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2015” và Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 14/4/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mạng lƣới trƣờng dạy

nghề giai đoạn 2002-2010 và tầm nhìn đến năm 2015; Bộ Quốc phòng đã quy hoạch và mở rộng mạng lƣới cơ sở dạy nghề trong quân đội với mục đích là đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đến nay Bộ Quốc phòng đã có 21 trƣờng dạy nghề, trong đó có 04 trƣờng cao đẳng, 17 trƣờng trung cấp để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học nghề, giới thiệu việc làm của bộ đội xuất ngũ. Những cơ sở đào tạo, giới thiệu việc làm đều nằm trên các địa bàn, khu vực trọng điểm về Quốc phòng - An ninh và vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nƣớc.

Xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của công tác đào tạo nghề để đáp ứng với yêu cầu của xã hội và sử dụng lao động trong những năm qua các cơ sở đào tạo nghề của Bộ Quốc phòng đã từng bƣớc chuyển dần loại hình đào tạo, cùng với những ngành nghề truyền thống, nhiều trƣờng đã mở rộng đào tạo những ngành nghề mới để từng bƣớc đáp ứng xu thế phát triển sản xuất nâng cao chất lƣợng đào tạo và thực hiện việc liên kết đào tạo.

Hiện tại, các cơ sở dạy nghề của Quân đội đã đào tạo đƣợc 40 ngành nghề khác nhau, trong đó có 17 nghề trình độ cao đẳng.

Các cơ sở dạy nghề quân đội với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ, các đối tƣợng chính sách xã hội và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã từng bƣớc củng cố hệ thống trang bị, phƣơng tiện, cơ sở vật chất nâng cao chất lƣợng dạy nghề, nâng cao dần chỉ tiêu đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ và đối tƣợng chính sách xã hội. Do thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo và ngành nghề đào tạo nên đã mở rộng đƣợc quy mô và ngành nghề đào tạo, gắn với yêu cầu xã hội đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động ở từng địa phƣơng. Theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển chiến lƣợc dạy nghề giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn

năm 2020”, hệ thống trƣờng nghề nói chung và trƣờng nghề Quân đội nói riêng sẽ đƣợc tiếp tục đầu tƣ và đổi mới đến năm 2015 có khoảng 190 trƣờng cao đẳng nghề (60 trƣờng ngoài công lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trƣờng chất lƣợng cao; 300 trƣờng trung cấp nghề (100 trƣờng ngoài công lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập, chiếm 34,8%). Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng có ít nhất 1 trƣờng cao đẳng nghề và 1 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm dạy nghề hoặc trƣờng trung cấp nghề. Đến năm 2020 có khoảng 230 trƣờng cao đẳng nghề (80 trƣờng ngoài công lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trƣờng chất lƣợng cao; 310 trƣờng trung cấp nghề (120 trƣờng ngoài công lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu. Đó vừa là thuận lợi lớn nhƣng cũng là khó khăn không nhỏ cho các cơ sở dạy nghề trên toàn quốc trong việc hƣớng tới chất lƣợng đào tạo và quản lý chất lƣợng đào tạo nghề.

1.4.2. Thực trạng công tác dạy nghề của các trường nghề trong quân đội hiện nay

Các cơ sở dạy nghề quân đội đƣợc tiếp nhận các nguồn đầu tƣ của Nhà nƣớc, Bộ Quốc phòng, địa phƣơng theo chƣơng trình mục tiêu quốc gia, xây dựng cơ bản và chính sách xã hội, từng bƣớc kiện toàn tổ chức, cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên. Các cơ sở đào tạo nghề quân đội đã phát huy đƣợc thế mạnh về cơ sở vật chất, kinh nghiệm tổ chức quản lý theo nề nếp chính quy, tạo đƣợc môi trƣờng tin cậy có tác dụng thu hút, thúc đẩy việc học tập rèn luyện của học sinh; chất lƣợng ra trƣờng đƣợc các công ty, xí nghiệp, cơ sở kinh tế trên địa bàn đánh giá cao và đƣợc thị trƣờng lao động chấp nhận, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Qua kiểm tra của các cơ quan chức năng thì hệ thống

dạy nghề quân đội đã đƣợc Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề đánh giá cao, coi là các cơ sở đào tạo có hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi, hệ thống trƣờng, trung tâm dạy nghề quân đội còn một số khó khăn nhất định nhƣ việc tổ chức đào tạo nghề cao đẳng, trung cấp do đội ngũ giáo viên tay nghề bậc cao hạn chế, chƣơng trình chuẩn bị cho một số nghề đào tạo chƣa đƣợc ban hành; trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề tuy đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp nhƣng chƣa tƣơng xứng với yêu cầu đào tạo nghề hiện nay. Đặc biệt với những trƣờng, trung tâm mới thành lập chƣa ổn định về tổ chức biên chế, ngân sách đầu tƣ rất hạn chế, chƣa đáp ứng với yêu cầu phát triển công tác đào tạo nghề cũng nhƣ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực, trong khi đó đối tƣợng đào tạo chủ yếu là quân nhân xuất ngũ và các đối tƣợng chính sách xã hội.

1.4.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề

1.4.3.1. Yêu cầu về số lượng

Số lƣợng là biểu thị về mặt định lƣợng của đội ngũ giáo viên. Mỗi trƣờng phải có đủ số lƣợng giáo viên tƣơng ứng với số lƣợng học sinh, sinh viên và chƣơng trình đào tạo của trƣờng theo tỷ lệ nhất định. Trên cơ sở đó mỗi trƣờng tự lập quy hoạch xây dựng cho mình một kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của mình sao cho vừa đảm bảo chất lƣợng giảng dạy, vừa đảm bảo quy định của nhà trƣờng về tỷ lệ sinh viên trên giảng viên, vừa đảm bảo đời sống cho giảng viên. Theo quy định của luật dạy nghề thì đội ngũ giáo viên ở mỗi trƣờng phải đảm bảo tỉ lệ quy đổi 20 học sinh/giáo viên.

1.4.3.2. Yêu cầu về chất lượng

* Yêu cầu về phẩm chất chính trị

Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển chất lƣợng đội ngũ giáo viên.

Với vai trò là ngƣời định hƣớng, truyền thụ kỹ năng nghề nghiệp, trong giai đoạn hội nhập quốc tế thì yêu cầu này cần phải đặt lên hàng đầu. Để có đƣợc một đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp nhƣ mong muốn thì ngƣời giáo viên cần phải:

- Chấp hành nghiêm chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.

- Thƣờng xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị.

- Có ý thức tổ chức kỹ luật, có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung, đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp.

- Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

- Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lƣơng tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu dạy nghề; thƣơng yêu, tôn trọng ngƣời học, giúp ngƣời học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời học.

-Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành.

-Công bằng trong giảng dạy, giáo dục, khách quan trong đánh giá năng lực của ngƣời học; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích.

-Thực hiện phê bình và tự phê bình thƣờng xuyên, nghiêm túc.

-Sống có lý tƣởng, có mục đích, ý chí vƣơn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tƣ duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh.

ứng với sự tiến bộ của xã hội; có thái độ ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ;

- Tá c phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, gọn gàng, lịch sự, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của ngƣời học; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với ngƣời học, với phụ huynh ngƣời học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo;

-Xây dựng gia đình văn hoá; biết quan tâm đến những ngƣời xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

* Yêu cầu về trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên quyết định phần lớn chất lƣợng của giáo viên đó, trong yêu câu về trình độ chuyên môn bao gồm:

a. Đối với giáo viên sơ cấp nghề

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có trình độ A về tin học trở lên;

- Nắm vững kiến thức của môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy; - Có kiến thức về môn học, mô-đun liên quan;

- Có hiểu biết về thực tiễn sản xuất của nghề. b. Đối với giáo viên trung cấp nghề

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sƣ phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ A về tin học trở lên;

- Nắm vững kiến thức nghề đƣợc phân công giảng dạy; - Có kiến thức về nghề liên quan;

- Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỷ thuật, công nghệ mới của nghề.

c. Đối với giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sƣ phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ B về tin học trở lên;

- Nắm vững kiến thức nghề đƣợc phân công giảng dạy; - Có kiến thức về nghề liên quan;

- Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

* Yêu cầu đối với kỷ năng nghề a.Đối với giáo viên sơ cấp nghề

- Có kỹ năng nghề tƣơng đƣơng trình độ trung cấp nghề hoặc bậc 3/7, bậc 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ƣơng trở lên;

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chƣơng trình môn học, mô-đun đƣợc phân công giảng dạy;

- Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ nghề đƣợc phân công giảng dạy;

- Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề. b. Đối với giáo viên trung cấp nghề

- Có kỹ năng nghề tƣơng đƣơng trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 4/7, bậc 3/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề đƣợc phân công giảng dạy. - Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề đƣợc phân công giảng dạy;

- Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề. c. Đối với giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề

- Có kỹ năng nghề tƣơng đƣơng trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia

- Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề đƣợc phân công giảng dạy - Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề đƣợc phân công giảng dạy;

Kêt luận chƣơng 1

Đất nƣớc đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Lĩnh vực dạy nghề nói chung cũng nhƣ công tác dạy nghề trong quân đội nói riêng đã đạt đƣợc nhiều thành tích to lớn, góp phần tạo ra nguồn nhân lực cho đất nƣớc và đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. Nhiều đề án của Nhà nƣớc về các giải pháp nâng cao chất lƣợng trong đào tạo nghề và quy chuẩn trình độ giáo viên dạy nghề tạo cơ sở pháp lý, đúng hƣớng cho công tác đào tạo nghề đi vào chiều sâu đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Trong chƣơng 1 tác giả đã đi sâu phân tích những khái niệm liên quan đến nghề và đào tạo nghề cũng nhƣ những yếu tố tác động và ảnh hƣởng đến chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Đây cũng chính là những cơ sở, định hƣớng cho việc khảo sát thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên tại trƣờng cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng trong những chƣơng sau.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SỐ 4- BỘ QUỐC PHÒNG

2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng

2.1.1. Lịch sử phát triển của Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng

Trƣờng Cao đẳng nghề số 4 - Bộ quốc phòng tiền thân là trung tâm xúc tiến việc làm Quân khu 4, đƣợc thành lập ngày 6 tháng 12 năm 1993 theo quyết định số 751/QĐ-QP của Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng. Ngày 27 tháng 10 năm 1997 đƣợc nâng cấp thành trung tâm dịch vụ việc làm Quân khu 4 theo quyết định số 1446/QĐ-QP của Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng. Ngày 27 tháng 6 năm 2002 đƣợc nâng cấp thành trƣờng dạy nghề số 4 - Bộ Quốc phòng theo quyết định số 86/2002/QĐ-BQP ngày 27 tháng 6 năm 2002. Ngày 5/4/2007 Trƣờng trung cấp nghề số 4 - Bộ Quốc phòng đƣợc chính thức thành lập theo quyết định số 63/QĐ-BQP của Bộ trƣởng Bộ Quốc phòng. Ngày 04 tháng 5 năm 2011 trƣờng Trung cấp nghề số 4 - Bộ Quốc phòng đƣợc nâng cấp thành Trƣờng Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng theo quyết định số 534/QĐ- BLĐTBXH của Bộ trƣởng Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội với chức năng chính là đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ, các đối tƣợng chính sách xã hội và con em dân tộc vùng sâu vùng xa, cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn và cả nƣớc. Hợp tác đào tạo với các trƣờng trong và ngoài quân đội ở các trình độ khác nhau từ trung cấp đến thạc sỹ.

Trải qua gần 20 năm xây dựng và trƣởng thành từ câu lạc bộ ô tô - xe máy, đến nay nhà trƣờng đã trở thành Trƣờng cao đẳng nghề với đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo theo 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề,

Cao đẳng nghề. Quy mô đào tạo hàng năm đạt 10.000 -11.000 học sinh, sinh viên; trong đó Cao đẳng nghề chiếm 30%; trung cấp nghề chiếm 30% và sơ cấp nghề chiếm 40% với khoảng 15 ngành nghề khác nhau nhƣ: Công nghệ ô tô; hàn; cắt gọt kim loại; sửa chữa và lắp ráp cơ khí; Điện công nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; lập trình máy tính; Điện tử viễn thông; Kế toán doanh nghiệp; Vận hành máy xây dựng; Kỹ thuật xây dựng; lái xe

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại Trường Cao đẳng nghề số 4 – Bộ Quốc phòng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)