1.3. Kinh nghiệm một số địa phƣơng về phát triển ngành chè
1.3.1. Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là vùng chè trọng điểm của cả nƣớc. Thiên nhiên đã ƣu đãi cho vùng đất Thái Nguyên thổ nhƣỡng, khí hậu, chất đất, nguồn nƣớc phù hợp để phát triển cây chè. Thƣơng hiệu chè xanh Thái Nguyên nổi tiếng khắp trong, ngoài nƣớc và đã đƣợc khẳng định nhiều năm nay.
Sự phát triển lớn mạnh của ngành chè, của thƣơng hiệu chè Thái Nguyên công lớn phải nhắc đến là sự quan tâm sát sao, toàn diện của chính quyền tỉnh Thái Nguyên. Đi cùng với những chính sách phát triển chung của toàn tỉnh là rất nhiều những chính sách, chƣơng trình, đề án ƣu tiên phát triển cho ngành chè theo từng
giai đoạn, từng khâu, công việc cụ thể. Điều đó đảm bảo tính đồng bộ, sự thống nhất cao và triệt để trong quá trình triển khai các chƣơng trình, đề án.
Gần đấy nhất là việc thực hiện triệt để đề án nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè của tỉnh giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định 2214/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên, theo đó đã định hƣớng tập trung mọi nguồn lực để đầu tƣ phát triển cây chè, khai thác có hiệu quả tiềm năng của ngành sản xuất chè Thái Nguyên trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè theo hƣớng sản xuất sản phẩm an toàn, chất lƣợng cao.
Dựa trên những mục tiêu cụ thể nhƣ:
- Mở rộng và ổn định diện tích chè toàn tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 18.500 ha. Trong đó 80% diện tích sản xuất chè xanh, 20% diện tích sản xuất nguyên liệu chè đen, năng suất đạt 12 tấn/ha, sản lƣợng đạt 200 ngàn tấn chè búp tƣơi.
- Có 100% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). Có 100% sản phẩm chè của các vùng sản xuất tập trung tiêu thụ trong nƣớc, làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu, là sản phẩm đƣợc chứng nhận và công bố sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP.
- Giá trị sản xuất chè năm 2015 đạt 85 tấn/ha trở lên.
Từ những mục tiêu rõ ràng, tỉnh đã có những giải pháp rất cụ thể để đảm bảo triển khai hiệu quả đạt mục tiêu nhƣ:
- Giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu: Định hƣớng sản phẩm để xác định vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến theo tỷ lệ rõ ràng (80% sản phẩm chè xanh, 20% sản phẩm chè đen). Phân rõ sản phẩm sản xuất theo từng vùng, địa phƣơng dựa trên những lợi thế về thổ nhƣỡng, cơ sở hạ tầng. Từ đó định hƣớng thâm canh giống chè cho từng vùng, địa phƣơng đảm bảo phù hợp.
Ví dụ: Đối với chè xanh, đa dạng hoá sản phẩm theo hƣớng an toàn, chất
lƣợng cao, khai thác lợi thế chè đặc sản của Thái Nguyên, tập trung tại các vùng sản xuất chè của Thành phố Thái Nguyên, một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Thị xã Sông Công. Đối với chè đen, phát triển theo hƣớng
tăng tỷ trọng chè CTC, giảm dần chè OTC, vùng nguyên liệu tập trung tại huyện Định Hoá, Võ Nhai và một số vùng sản xuất chè thuộc huyện Đại Từ, Đồng Hỷ.
- Giải pháp về chế biến: Ra soát, đánh giá chi tiết năng lực cung cấp nguyên liệu; định hƣớng cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến thông qua liên kết đầu tƣ; Hƣớng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Đồng thời tăng cƣờng kiểm tra và xử lý nghiêm minh mọi trƣờng hợp sản xuất, chế biến chè không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giải pháp về khoa học - công nghệ: Ứng dụng khoa học - công nghệ đƣợc định hƣớng rõ ràng và đồng bộ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất từ sản xuất nguyên liệu nhƣ về giống, canh tác, bảo vệ thực vật; Áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất (nhƣ VietGAP); Xây dựng và nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, chứng nhận chất lƣợng sản phẩm chè đến việc đổi mới thiết bị và công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến chè theo hƣớng sử dụng công nghệ cao ...
- Giải pháp về thị trƣờng: Với những nội dung đều xoay quanh việc chỉ rõ nhiệm vụ, vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ: Định hƣớng các mặt hàng xuất khẩu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc và thế giới; Đầu tƣ vào phát triển các vùng nông sản xuất khẩu theo hƣớng thành lập các khu chế biến xuất khẩu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trƣờng; Hỗ trợ nâng cao năng lực thị trƣờng cho ngƣời sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến công, cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thị trƣờng; Đầu tƣ phát triển thƣơng hiệu Chè Thái Nguyên; Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại thông qua các hoạt động nhƣ: Hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc, Festival chè,...
- Giải pháp về chính sách đầu tƣ phát triển chè: Xây dựng hệ thống chính sách riêng đầu tƣ cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng; Các chính sách đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Những giải pháp đặt ra nhằm phát triển ngành chè Thái Nguyên luôn rõ ràng, chi tiết thể hiện sự quan tâm, đầu tƣ bài bản, đúng tầm của nhà quản lý đối với ngành hàng thế mạnh của địa phƣơng. Không chỉ nêu ra trong những đề án tổng thể của toàn ngành mà sự chi tiết còn đƣợc thể hiện vào từng nội dung cụ thể. Nhƣ trong giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu có một nội dung rất quan trọng là quy hoạch vùng chè an toàn. Và chính vì sự cần thiết, cấp bách của nội dung đó mà tỉnh đã có hẳn một Quyết định phê duyệt cụ thể việc quy hoạch vùng nông nghiệp chè an toàn định hƣớng đến năm 2020 với phạm vi thực hiện trên toàn bộ diện tích chè của tỉnh. Nội dung quy hoạch cũng hết sức chi tiết nhƣ: Quy hoạch sản xuất an toàn; Quy hoạch hệ thống dịch vụ nông nghiệp cho sản xuất chè an toàn; Quy hoạch cơ sở hạ tầng vùng chè an toàn; Quy hoạch hệ thống thu mua chè; Xây dựng hệ thống kiểm tra giám sát chè an toàn. Những quy hoạch đều đƣa ra những số liệu, yêu cầu cụ thể và kèm theo đó là những giải pháp đi sát với thực tế, khả thi cho quá trình triển khai.