CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp về quy hoạch diện tích, giống và vùng chuyên canh
Rà soát lại chi tiết về diện tích thực tế nguồn chè nguyên liệu, năng suất và chất lượng chè búp.
Điều này cần sự vào cuộc đồng bộ của ngành Nông nghiệp, ngành Thống kê và các địa phƣơng. Theo đó, cần đƣa ra những tiêu chuẩn cụ thể về diện tích chè trồng xen canh, tuổi chè giới hạn, năng suất định mức tối thiểu để có cơ sở nhằm đánh giá chính xác thực trạng. Việc thực hiện đƣợc chỉ đạo sát sao từ cấp tỉnh nhƣng triển khai phải từ cấp xã, phƣờng để có thể đi sát thực tế. Có nhƣ vậy kết quả
rà soát, đánh giá mới tránh tình trạng quan liêu, báo cáo sai lệch, mới đem lại kết quả chính xác nhất.
Định hướng quy hoạch theo hướng duy trì và giữ ổn định diện tích chè hiện có.
Với thực trạng nhiều nông dân trồng chè không còn mặn mà với việc trồng, chăm sóc hiện nay do lợi nhuận kém đã làm cho diện tích, năng suất và chất lƣợng chè giảm sút theo năm. Thế nên, bƣớc đầu để có cơ sở nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải giữ nguyên hiện trạng diện tích chè hiện có. Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá tổng thể lại diện tích, năng suất, chất lƣợng chè để có hƣớng trồng mới, thay thế các diện tích chè đã già cỗi, các giống chè năng suất thấp và trồng bổ sung các diện tích đã bị chiếm dụng hoặc sử dụng sai mục đích.
Hướng tập chung rà soát, đánh giá để tìm ra những vùng chè đang bị sử dụng sai mục đích và kém hiệu quả.
Hiện nay, các nông trƣờng quốc doanh là những đơn vị giữ nhiều diện tích chè nhất nhƣng không phải đơn vị nào cũng hoạt động hiệu quả hay sử dụng hết diện tích trồng chè búp phục vụ sản xuất. Trong khi rất nhiều cơ sở sản xuất có tiềm lực kinh tế, làm ăn hiệu quả lại đang phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thiếu ổn định và khó quản lý về chất lƣợng.
Đối với diện tích chè giao cho ngƣời nông dân theo khoán 1 (Nghị định số: 01/CP ngày 04/01/1995) của Chính phủ cũng vậy, nhiều diện tích chè để hoang hoặc thiếu sự chăm sóc, sử dụng sai mục đích để ảnh hƣởng đến sản lƣợng chung của nguồn chè búp nguyên liệu.
Cần đƣa ra những chế tài xử lý đủ mạnh, chặt chẽ nhằm thu hồi những diện tích chè nhƣ nêu trên để chuyển quyền sử dụng cho các đơn vị khác hiệu quả hơn.
Quy hoạch chi tiết các vùng chè tập chung cho từng loại sản phẩm dựa trên cơ sở hiện trạng và thế mạnh của địa phương.
Vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất phải phân rõ ràng bởi tính chất nguyên liệu cho các sản phẩm chè là khác khau. Ví dụ nhƣ chè xanh thƣờng cắt, hái ngắn, trong khi chè đen có thể tận dụng thêm cành dài, ... Do đó, đƣa sản xuất sản phẩm chè xanh vào vùng chuyên canh phục vụ sản xuất chè đen sẽ không hiệu quả. Theo
đó sẽ quy hoạch vùng sản xuất chè đen, chè xanh, chè đặc sản từ cấp xã trở lên với sản lƣợng sản xuất cụ thể cùng các quy định về khu vực, sản phẩm chè búp thu mua (theo giống chè), định hƣớng thị trƣờng tiêu thụ rõ ràng để đảm bảo sự ổn định trong quá trình hoạt động.
Đối với những vùng chè trồng mới cần quyết liệt trong công tác quản lý, sớm đƣa ra các quy định chặt chẽ để tránh thực trạng bị phá vỡ quy hoạch vùng chè và giảm chất lƣợng nguồn nguyên liệu.
Thực hiện ngay quy hoạch cho những vùng chè đặc sản tiềm năng, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu cho các sản phẩm chè đặc sản trong thƣơng hiệu chung của chè Yên Bái.
Đánh giá lại quy hoạch phát triển tổng thể đối với khu vực chè Suối Giàng, hoạt động sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn để quy hoạch lại nhằm khôi phục chất lƣợng sản phẩm, thƣơng hiệu chè Suối Giàng. Từng bƣớc đƣa thƣơng hiệu Suối Giàng trở lại đúng vị thế và giá trị thực. Qua đó sẽ là điểm tựa vững chắc, dần dẫn dắt thƣơng hiệu chè Yên Bái đến với nhận thức ngƣời tiêu dùng.
Ưu tiên cải tạo lại các giống chè trồng mới và trồng thay thế.
Một số giống Pháp trồng (nƣớc Pháp) từ Pháp thuộc đến nay đã không còn hiệu quả, do đó phải nghiên cứu kỹ vùng miền nào cần loại giống gì mới cho phù hợp.
Ví dụ: nhƣ vùng ngoài huyện Văn Chấn có nhiều cơ sở chế biến chè theo công nghệ OTD (Othodox) thì xác định đó là sản phẩm chè mũi nhọn phải trồng giống phục vụ sản xuất sản phẩm chè đấy (các loại giống F2, F3 .. năng suất cao, giá nguyên liệu rẻ). Nếu địa phƣơng nhiều cơ sở sản xuất chè xanh thì dùng các giống: Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Kim Tuyền, Ô Long ... sẽ hiệu quả hơn về giá và dễ chế biến hơn.
Trong việc trồng thay thế các diện tích chè đã thoái hóa, già cỗi cũng cần phải thực hiện những giải pháp đảm bảo hiệu quả, theo đó:
- Trồng thay thế theo hƣớng bỏ cũ làm mới hoàn toàn, hoặc làm nửa một từ khâu làm đất chứ không trồng xen kẽ giữa chè cũ và chè mới, để đảm bảo đồng đều khi chăm sóc và không ảnh hƣởng đến cây non khi thu hái.
- Cần có các cơ chế hỗ trợ ngƣời dân trong việc trồng mới (chi phí trang trải cuộc sống, chi phí vào giống, phân bón,...) trong thời gian chƣa đƣợc thu hoạch. Hoặc nếu tỉnh không có tiềm lực kinh tế làm đồng bộ có thể hỗ trợ làm nửa một. Ví dụ một hộ có một đồi chè sẽ đƣợc hỗ trợ trồng mới một nửa, khi diện tích trồng mới đƣợc thu hoạch buộc phải phá nửa còn lại trồng mới. Hoặc kêu gọi các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chế biến tham gia vào vùng nguyên liệu thông qua việc hỗ trợ ngƣời dân trồng mới. Nhƣ vậy vừa giảm gánh nặng cho địa phƣơng, vừa thúc đẩy liên kết giữa ngƣời trồng và ngƣời chế biến.
Đề ra các quy định riêng của tỉnh về việc quản lý vùng nguyên liệu dựa trên cơ sở Nghị định 01/CP/1995 và Nghị định 13/2005/NĐ-CP về khoán đất nông nghiệp.
Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ, sau này là Nghị định thay thế số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ Quy định việc Giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là một chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ ta đối với ngƣời nông dân. Nhƣng Nghị định cũng có nhiều điểm hạn chế do tầm ảnh hƣởng bao quát của nó, không hoàn toàn phù hợp với các địa phƣơng và hoàn cảnh cụ thể. Ngƣời nông dân có đất, có quyền sử dụng nhƣng việc ra quy định về xử lý, thu hồi còn nhiều bất cập, dẫn đến khó quản lý, khó đƣa vào quy hoạch, ảnh hƣởng tới sự phát triển ngành chè. Do đó, tỉnh cần có các quy định chi tiết trong thẩm quyền riêng của địa phƣơng vào việc sử dụng đất nông nghiệp để dễ quản lý, quy hoạch cũng nhƣ chuyển quyền sử dụng đất mà không trái với các quy định chung của Chính phủ.