CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng phát triển của ngành chè Yên Bái
3.1.2. Thực trạng phát triển ngành chè Yên Bái
Yên Bái là tỉnh có diện tích trồng chè lớn thứ năm cả nƣớc. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 11.700 ha chè, trong đó có hơn 2.296 ha chè Shan, trên 2.868 ha chè lai LDP, 1.751 ha chè nhập nội, 4.681 ha chè trung du....Vùng chè tập trung có diện tích lớn nhất là các huyện Văn Chấn 4.950 ha, Trấn Yên 2.180 ha và Yên Bình 1.900 ha. Năng suất chè búp tƣơi năm 2014 đạt bình quân 8,5 tấn/ha. Sản lƣợng chè búp tƣơi đạt từ 91.035 tấn/năm. Tổng sản lƣợng chè khô đạt 32.100 tấn chè khô gồm chè đen, chè xanh các loại. Tổng giá trị sản phẩm chè qua chế biến đạt trên 400 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2014 trên địa bàn hiện có 94 cơ sở chế biến gồm: Đơn vị vốn nhà nƣớc do trung ƣơng quản lý: 04 cơ sở; vốn nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý: 04 cơ sở; công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân 54 cơ sở; liên doanh nƣớc ngoài 02 cơ sở; hợp tác xã, cơ sở chế biến 30 cơ sở. Trong đó có 07 cơ sở đang tạm ngừng
hoặc chuyển đổi lĩnh vực hoạt động. Theo thống kê chƣa đầy đủ, còn khoảng trên 300 cơ sở chế biến nhỏ quy mô hộ gia đình. Tổng công suất chế biến theo thiết kế là 1.171 tấn chè búp tƣơi/ngày. Do nhiều cơ sở chế biến xây dựng không theo quy hoạch vì vậy nguồn nguyên liệu chè búp tƣơi mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 60% nhu cầu của các cơ sở chế biến.
Về việc xây dựng chính sách phát triển ngành chè, tỉnh Yên Bái đã có “Đề án phát triển chè tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006-2010” theo Quyết định số 296/2006/QĐ- UBND ngày 21/8/2006 của UBND tỉnh Yên Bái. Và tiếp nối về mặt định hƣớng, xây dựng chính sách của nhà nƣớc, để khai thác, phát huy tiềm năng thế mạnh ngành chè Yên Bái về lâu dài, Tỉnh ủy Yên Bái đã có Kết luận số 11-KL/TU ngày 11 tháng 4 năm 2012 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy khóa XVI về “Phát triển, nâng cao chất lƣợng sản xuất, chế biến, kinh doanh chè đến năm 2010”. Tỉnh ủy đã giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành triển khai xây dựng “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ TỈNH YÊN BÁI” giai đoạn 2013- 2015. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2015 này thì việc xây dựng đề án vẫn chƣa có kết quả dự thảo sơ bộ.
Thực tế, nội dung Nghị quyết số 02-NQ/TU của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy đƣa ra với định hƣớng đúng đắn, rất cần thiết cho sự phát triển của ngành chè Yên Bái để từng bƣớc nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngành chè. Ở đây, vấn đề lại xuất phát từ việc triển khai của các cấp chính quyền, từ việc quy hoạch ngành, xây dựng chƣơng trình, đề án, việc không định hƣớng chi tiết nội dung công việc cần triển khai trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc đã dẫn đến thực tế yếu kém hiện nay.
Ngành chè Yên Bái đang diễn ra một nghịch lý mà ai nghe không đƣợc đầy đủ trƣớc sau cũng tƣởng là chuyện vô lý. Đó là tình trạng các cơ sở sản xuất không có đủ chè búp nguyên liệu để sản xuất, hiện tƣợng tranh mua diễn ra thƣơng xuyên nhƣng giá bán của chè búp lại rất thấp, dẫn đến ngƣời nông dân trồng chè không mặn mà và ngày càng xa lánh cây chè. Và điều đó làm tan hoang những vùng
nguyên liệu chè tỉnh Yên Bái, dẫn đến hệ quả chính là tình trạng lay lắt hoạt động, không có khả năng cạnh tranh nhƣ hiện nay.
Để xẩy ra tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân đầu tiên phải kể đến lại thuộc về chính những ngƣời làm chính sách. Với chính sách để thị trƣờng tự điều chỉnh, thúc đẩy ngành chè phát triển thông qua cạnh tranh, nhƣng do yếu kém trong việc hoạch định, dự báo nên xẩy ra tình trạng cấp phép tràn lan các cơ sở chế biến chè, kể cả những đơn vị không có vùng chè nguyên liệu riêng.
Một vài năm đầu quả thật chính sách đó đã phát huy tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển vùng nguyên liệu và hoạt động chế biến. Khi ngƣời nông dân trồng chè thấy đƣợc lợi nhuận và quan tâm tới việc trồng, chăm sóc cây chè thì cũng là lúc lối suy nghĩ làm ăn sổi chạy theo năng suất cũng dần hình thành. Đó là việc áp dụng các biện pháp trồng, chăm sóc thiếu khoa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách thái quá đến mức lạm dụng. Góp phần dẫn đến tình trạng đó là việc thiếu kinh nghiệm hay buông lỏng trong quản lý của các cơ quan chức năng liên quan về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, khoa học - công nghệ, ... Và thời kỳ “bùng nổ” cấp phép đăng ký cho hoạt động chế biến không có quy hoạch đã đƣa đến hệ lụy là cung không đáp ứng đƣợc cầu nguồn chè búp nguyên liệu. Việc sản lƣợng chè búp không thể đáp ứng đƣợc theo công suất thiết kế về sản xuất, chế biến đã đẩy các đơn vị chế biến chè nhắm mắt chạy theo yêu cầu phải đảm bảo hoạt động bằng cách mua bán chộp giật nguồn nguyên liệu, mạnh ai nấy làm để đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động sản xuất mà bỏ qua yếu tố chất lƣợng.
Nhƣng cũng từ đấy đã đem đến hậu quả nhƣ nghịch lý hiện nay, đó là với chất lƣợng chè nguyên liệu kém nhƣ vậy, các đơn vị thu mua chè thành phẩm bắt đầu quay lƣng với chè Yên Bái, nhất là các đầu mối xuất khẩu lớn. Chỉ một vài nhà phân phối với thị trƣờng kiểm định chất lƣợng dễ dãi vẫn tiếp tục thu mua, đồng nghĩa với việc duy trì sự tiếp tay cho những hoạt động làm chè kém chất lƣợng. Dù vẫn có ngƣời mua nhƣng chè thành phẩm không đƣợc giá bởi chất lƣợng kém, khi đó mọi thiệt thòi lại đổ lên đầu ngƣời dân trồng chè bởi với giá thu mua thành phẩm
thấp thì các cơ sở chế biến không thể mua chè búp nguyên liệu giá cao đƣợc, mặc dù sản lƣợng nguyên liệu hàng năm vẫn thiếu.
Đến nhƣ thƣơng hiệu chè Shan Tuyết cổ thụ Suối Giàng (xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn) nổi tiếng cả trong và ngoài nƣớc về phẩm chất có một không hai nhƣng cũng đã bị làm nhái hay bị đấu trộn chè phẩm cấp thấp hơn. Một vùng chè, một thƣơng hiệu để ngƣời sử dụng chè biết đến Yên Bái đã và đang bị mất dần, khi mà nguyên nhân sâu xa không nào khác là công tác xây dựng quy hoạch, quản lý của các cơ quan ban ngành.
Một vài năm trở lại đây cũng đã có những vùng chè, đơn vị sản xuất kinh doanh chè đã có sự nhìn nhận lại và quyết tâm thay đổi hình thức tổ chức hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Nhƣng đó cũng chỉ dừng lại số lƣợng rất nhỏ, có chăng là những đơn vị có vùng chè nguyên liệu lớn nhƣ: Công ty CP Chè Nghĩa Lộ, Công ty CP chè Trần Phú, hoặc những đơn vị kinh doanh lâu năm có sự gắn bó, liên kết đầu tƣ bền vững với bà con nông dân trồng chè nhƣ: HTX Dịch vụ tổng hợp Tân Thịnh, doanh nghiệp tƣ nhân Phú Thịnh,...
Cũng còn đó những vùng chè sạch truyền thống nhƣ vùng chè Shan Tuyết cổ thụ Phình Hồ (huyện Trạm Tấu), vùng chè Shan tuyết Phú Luông (huyện Mù Cang Chải) do đặc tính của cây chè cùng điều kiện địa hình, phong tục tập quán chế biến chè của bà con ngƣời dân tộc H’Mông là vẫn giữ đƣợc chất lƣợng truyền thống nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức.
Những điểm sáng đó chƣa thể đem lại hiệu ứng tốt giữa một môi trƣờng sản xuất, kinh doanh chè còn kém toàn diện nhƣ hiện nay.