0% 5% 10% 15% 20% 25% Điện t ốn đám mâ y K ết n ối má y tính v ới thiết bị/ sản phẩm Cảm biên Thiết bị di độn g Định vị Són g r adio tần ca o (RFID ) Tr í tuệ nhân tạ o (AI) In 3D Dữ liệu lớn Đã áp dụng Sẽ áp dụng
Thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới tại Việt Nam
Các cơng nghệ mới nổi có tiềm năng thay đổi cơng thức chi phí – lợi nhuận hoặc tạo ra các sản phẩm mới sẽ thay đổi hoạt động sản xuất ở Việt Nam. Các công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ nano, vật liệu tiên tiến, năng lượng và đặc biệt là các cơng nghệ số có tiềm năng tao ra những thay đổi cơ bản trong các ngành cơng nghiệp tồn cầu. Việt Nam cũng đã có những tín hiệu đáng mừng trong việc ứng dụng cơng nghệ số. Một số doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam cũng nhanh chóng ứng dụng các cơng nghệ số, thể hiện năng lực trong việc nâng cao năng suất và tăng trưởng của quốc gia.
Việt Nam cũng có các tín hiệu tích cực trong hấp thụ các cơng nghệ số. Khảo sát về Mức độ sẵn sàng công nghiệp 4.0 của 2.659 doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam năm 2018 cho thấy, có khoảng 15,1% doanh nghiệp ứng dụng điện tốn đám mây, 12,4% có kết nối máy móc với thiết bị/sản phẩm và 9,8% đã lắp đặt cảm biến trong nhà máy (Hình 16).28 Các tỉ lệ này tuy cịn hạn chế nhưng khơng q xa so với các nước phát triển. Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2016, chỉ có 24% doanh nghiệp ở các nước phát triển sử dụng điện toán đám mây.25 Trong khi phần lớn các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam là những đơn vị chưa tiếp cận số hóa thì một số doanh nghiệp đang triển khai các công nghệ số đột phá và vận hành ở đường biên công nghệ của khu vực và thế giới.
Hình 16. Tỉ lệ các doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng hoặc có kế hoạch ứng dụng các công nghệ số trong năm 2018
Điện toán đám mây ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp. Điều này cho thấy nhu cầu
ngày càng tăng trong việc sử dụng các tài nguyên kỹ thuật số của bên thứ ba để cắt giảm chi phí và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, thị trường điện toán đám mây của Việt Nam trị giá khoảng 133 triệu USD và dự đoán sẽ tăng lên 500 triệu USD vào năm 2025.26 Theo dự báo của cơng ty phân tích thị trường Research and Markets, thị trường dịch vụ đám mây tại Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 181 triệu USD vào năm 2019 lên 427 triệu USD vào năm 2025.30 Năm 2020, Việt Nam có 27 trung tâm dữ liệu điện toán đám mây, do 11 doanh nghiệp trong nước đầu tư với hơn 270.000 máy chủ.26
Đổi mới công nghệ giúp Công ty Cổ Phần Nhà Máy Trang Thiết Bị Y Tế USM Healthcare trở thành doanh nghiệp thứ 2 tại Đông Nam Á sản xuất được stent (ống đỡ động mạch) mạch vành và bóng nong mạch vành. Các sản phẩm của cơng ty đạt tiêu chuẩn Châu Âu, ISO 13485, GMP-WHO với giá thành rẻ hơn khoảng 50% (1000 USD/stent), giúp bệnh nhân điều trị bệnh tim mạch trong nước tiếp cận phương pháp cấy stent với chi phí hợp lý.
Web App for Managers, Dispatchers Mobile App for Deliverymen, Fieldstaff Mobile App for Consumers
70-80% nhà máy sản xuất nhíp ơ tơ tự động hóa trong sản xuất tại nhà máy Trường Hải.
Việc tự động hóa nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy từ 6 nghìn tấn/năm lên 10 nghìn tấn/năm và giảm 5% chi phí sản xuất hàng năm.
Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam 2020
Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới 2020
Tốc độ tăng trưởng đầu tư FDI Việt Nam 2020
Tốc độ tăng trưởng đầu tư FDI thế giới 2020
Thặng dư thương mại của Việt Nam 2020
2,91% 3,5% 2,91% 42% 2,91% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
In-dơ-nê-xi-a Phi-líp-pin Việt Nam Cam-pu-chia My-an-ma
Nền tảng số Thương mại điện tử Đầu tư số
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra cơ hội đặc biệt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng công nghệ, sáng tạo cơng nghệ và số hố tại Việt Nam
Đại dịch COVID-19 kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong số rất ít quốc gia khơng bị suy thối trong năm 2020, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%. Sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất là động lực chính để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch. Xuất khẩu của Việt Nam tăng 6,5% năm 2020, góp phần vào thặng dư thương mại được ghi nhận là 19,1 tỷ USD. Bất chấp đại dịch, Việt Nam cũng chứng tỏ là một điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn FDI. Những thành tựu này tạo nền tảng vững chắc để phục hồi và thậm chí làm tăng tốc độ ứng dụng cơng nghệ và chuyển đổi số trong doanh nghiệp tại Việt Nam do các doanh nghiệp khẩn trương áp dụng hoặc phát triển các công nghệ để giải quyết những tác động đến sức khỏe và kinh tế của đợt bùng phát.
Các sản phẩm được công bố gần đây cho thấy cách thức mà đại dịch giúp đẩy mạnh chuyển đổi số tại Việt Nam. Ví dụ, ba sản phẩm kỹ thuật số sản xuất tại Việt Nam đã được Chính phủ cơng bố trong năm 2020 để chống lại sự lây lan của COVID-19 và thích ứng với những thay đổi trong thói quen tiêu dùng trên cả nước. Tháng 4 năm 2020, Việt Nam ra mắt ứng
dụng theo dõi tiếp xúc Bluezone và nền tảng kiểm tra sức khỏe ảo Telehealth. Nền tảng Telehealth cung
cấp dịch vụ tư vấn y tế, tư vấn phẫu thuật, đào tạo và chuyển giao công nghệ từ xa để nâng cao năng lực khám và điều trị của các bệnh viện vùng sâu, giảm quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến trung ương.31 Trên đà phát triển đó, Bộ Thơng tin và Truyền thông
đã ra mắt phần mềm Zavi, nền tảng hội nghị truyền
hình đầu tiên của Việt Nam vào tháng 5 năm 2020.29 Khảo sát gần đây của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy sự chuyển dịch nhanh chóng về định hướng số hóa của các doanh nghiệp trên toàn cầu trong thời kỳ đại dịch COVID-19 (Hình 17).33 Tính trung bình, gần 50% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho biết đã tăng cường sử dụng các nền tảng kỹ thuật số vào năm 2020, số doanh nghiệp tăng cường sử dụng thương mại điện tử là 28%. Tuy nhiên đầu tư số tại Việt Nam chưa có nhiều cải thiện so với các quốc gia khác được điều tra.
-0,1% 0% 0,1% 0,2% 0,3% 0,4% 0,5% 2001–2005 2006–2010 2011–2015 2016–2019
Việt Nam Thái Lan In-đơ-nê-xi-a Ma-lay-xi-a Phi-líp-pin Ấn Độ
2.3 CÁC KÊNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
Trong ba thập kỷ phát triển vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh chóng nhờ sự gia tăng lao động đầu vào và tăng cường vốn, tuy nhiên, mức tăng năng suất lao động thông qua việc áp dụng cơng nghệ cịn hạn chế. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các kênh sáng tạo công nghệ và đổi mới công nghệ ở Việt Nam.
NHẬP KHẨU CÔNG NGHỆ CAO
Tương tự các quốc gia đang phát triển khác, việc mua sắm dây chuyền thiết bị, công nghệ, là kênh chuyển giao và phát triển công nghệ phổ biến nhất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp nhận, ứng dụng các công nghệ chủ yếu thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất. Năm 2017, nhập khẩu tư liệu sản xuất đạt 186,74 tỉ USD và bằng 6 lần giá trị FDI của cả nước.31
Mặc dù cần thận trọng khi coi nhập khẩu công nghệ cao là một chỉ số của phát triển công nghệ, vì nhập khẩu tư liệu sản xuất cho Việt Nam bao gồm nhiều yếu tố đầu vào trung gian (đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngồi), nhưng vẫn có mối tương quan chặt chẽ giữa nhập khẩu cơng nghệ cao và các loại tư liệu sản xuất sẵn có trên thị trường nội địa để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Theo thời gian, việc nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong giá trị nhập khẩu của Việt Nam. Tỉ lệ tăng trưởng tổng nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao tăng từ 18% giai đoạn 2000–2005 lên 27% trong giai đoạn 2006–2010 và đạt 32% trong 5 năm tiếp theo trước khi giảm xuống 17% trong giai đoạn 2016–2019. Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu công nghệ cao cao nhất trong khu vực trong suốt 10 năm từ 2010. (Hình 18).31 Mặc dù tỷ trọng cơng nghệ cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn còn khiêm tốn so với tỷ trọng của các sản phẩm cơng nghệ thấp và trung bình, nhưng sự tăng trưởng đã phần nào phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ thông qua nhập khẩu tư liệu sản xuất, từ đó dẫn đến chuyển biến tích cực trong cơ cấu thương mại của cả nước.
Hình 18. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu công nghệ cao ở một số quốc gia
4 ,33 4,6 8 4 ,91 4 4 ,56 4,74 3, 65 4 ,2 4,55 3, 52 4 4 ,4 2 3, 0 3 3,6 4 2013 2016 2019
Nhập khẩu thiết bị Chuyển giao trong nhóm Mua cơng nghệ
Lao động mới Chuyển giao thuận/nghịch
Hình 19. Điểm xếp hạng theo mức độ quan trọng của các kênh công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam
Nguồn: Tính tốn của các tác giả dựa trên khảo sát doanh nghiệp của TCTK22
DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG
Một phương thức chuyển giao công nghệ khác ở Việt Nam là dịch chuyển lao động. Công nghệ dưới dạng bí quyết và kinh nghiệm có được từ các công việc trước được chuyển giao khi người lao động chuyển sang các doanh nghiệp mới. Khảo sát về các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam của Tổng cục Thống kê cho thấy, bên cạnh việc mua bán máy móc thiết bị mới, chuyển giao cơng nghệ từ các lao động mới là kênh quan trọng thứ hai tại Việt Nam, ít nhất là đối với ngành sản xuất (Hình 19).22
CHUYỂN GIAO CƠNG NGHỆ THUẬN/NGHỊCH
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê được thể hiện trong Hình , các doanh nghiệp Việt Nam khơng coi chuyển giao thuận/nghịch (backward/forward transfer) là một kênh quan trọng để tiếp nhận công nghệ. Phát hiện này đặt dấu hỏi về tác động lan toả từ FDI tới các doanh nghiệp nội địa ở Việt Nam. Theo lý thuyết, các doanh nghiệp nước ngoài xuất hiện thường kéo theo sự gia tăng về chuyển giao bí quyết cho các doanh nghiệp trong nước cả trong ngành và giữa các ngành trong cùng chuỗi giá trị.36 Tuy nhiên, điều này dường như không đúng với trường hợp của Việt Nam.
Ở Việt Nam, dù vai trò của các doanh nghiệp FDI đến GDP, xuất khẩu và tạo việc làm ngày càng quan trọng, nhưng mối liên hệ giữa FDI và các doanh nghiệp trong nước vẫn còn mờ nhạt. Theo khảo sát của TCTK về các doanh nghiệp sản xuất, mối liên kết trong các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao như điện tử hoặc phương tiện cơ giới là rất yếu so với các lĩnh vực dựa vào tài nguyên như luyện kim hoặc dệt may. Trong lĩnh vực công nghệ cao, các doanh nghiệp FDI tập trung chủ yếu vào khâu lắp ráp và đóng gói, do đó giới hạn khả năng hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp nội địa. Điều này cũng cho thấy sự hạn chế trong các chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong một thời gian dài đã tập trung vào số lượng hơn là chất lượng. Việc thiếu bằng chứng về tác động lan tỏa từ FDI tới các doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với dự đốn theo mơ hình phát triển cơng nghệ sẽ được thảo luận ở phần sau (phần 5). Ở đầu giai đoạn phát triển, khả năng hấp thụ công nghệ thấp hạn chế các doanh nghiệp trong nước thu lợi từ các kênh chuyển giao cơng nghệ chính thống như FDI hoặc nhượng quyền sáng chế, các kênh chuyển giao này chỉ phát huy hiệu quả khi các doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực hấp thụ.
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NỘI BỘ
Gần đây, một kênh phát triển công nghệ quan trọng khác ở Việt Nam là hoạt động R&D nội bộ. Các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động R&D để tạo ra các công nghệ mới hoặc điều chỉnh các cơng nghệ hiện có cho phù hợp với điều kiện của họ. Do khoảng cách về công nghệ của quốc gia, phần lớn hoạt động R&D của các doanh nghiệp ở Việt Nam liên quan đến việc điều chỉnh các cơng nghệ hiện có cho phù hợp với bối cảnh trong nước. Tại Việt Nam, số lượng đăng ký bằng sáng chế cịn ít với tốc độ tăng trưởng rất chậm. Năm 2019, số lượng bằng sáng chế trên một triệu dân ở Việt Nam là 63, cao hơn ở Indonesia (36) hoặc Philippines (40), nhưng vẫn thấp hơn ở Thái Lan (117) hoặc Malaysia (228).34 Hơn nữa, phần lớn các đơn xin cấp bằng sáng chế (92%) là do người nước ngoài nộp.34 Điều quan trọng là phải cải thiện việc chuyển giao cơng nghệ nước ngồi vào Việt Nam, vì các cơng ty nước ngồi đang nỗ lực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ tại thị trường Việt Nam.
Khác với bằng sáng chế, phần lớn đơn đăng ký thương hiệu và giải pháp hữu ích do người Việt Nam nộp. Vì đơn đăng ký thương hiệu không yêu cầu các yếu tố đổi mới đột phá hoặc không yêu cầu chặt chẽ, thương hiệu bao gồm các phát minh đang được thương mại hóa, chẳng hạn như các giải pháp tiếp thị hoặc đổi mới quy trình.35 Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng cơng nghiệp, giải pháp hữu ích ngày càng tăng tại Việt Nam minh chứng các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nỗ lực nội địa hóa và tối ưu hóa cơng nghệ sẵn có trên thị trường.
R&D nội bộ và phát triển bền vững
PHENIKAA GROUP là một tập đoàn đa ngành tại Việt Nam với hơn 20 chi nhánh. Được thành lập năm 2002, PHENIKAA (tiền thân là Công ty Cố phần Vicostone) hiện là một trong bốn nhà sản xuất đá thạch anh chất lượng cao lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt gần 20% trong 3 năm qua.
Phenikaa trở thành đơn vị đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu và thiết bị thông minh để tạo ra ưu thế cạnh tranh dài hạn.
Hiện tại, Phenikaa đã có 4 trung tâm R&D, 3 viện nghiên cứu và trường Đại học Phenikaa.
Hệ sinh thái tăng trưởng của Phenikaa đại diện cho liên kết chặt chẽ giữa Kinh doanh – Nghiên cứu khoa học – Giáo dục và Đào tạo.
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CÔNG NGHỆ
Liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư cố định – đặc biệt là vào máy móc và thiết bị cơng nghệ cao nhập khẩu từ các nước tiên tiến hơn – góp phần tăng năng suất thơng qua đổi mới quy trình hoặc kết hợp đổi mới quy trình và sản phẩm tại những nước đi sau. Đầu tư cố định sẽ đóng góp ngày càng nhiều khi lực lượng lao động được tăng cường học hỏi và nâng cao kỹ năng. Mức đầu tư cao vào năng lực sản xuất và cơ sở hạ tầng bổ sung, cho đến một điểm giới hạn nào đó có thể củng cố động lực tăng trưởng nhờ thay đổi cơ cấu. Tuy nhiên, khi tới điểm giới hạn, khi tích lũy thêm vốn – trừ khi được bù đắp bằng những đổi mới sáng tạo đi kèm – khiến cho lợi nhuận giảm dần và thể hiện qua sự gia tăng của tỷ lệ vốn trên sản lượng đầu ra (ICOR). Điều này đã xảy ra ở Trung Quốc là nước có chi tiêu đầu tư tăng mạnh trong thập kỷ qua và hiện chiếm gần 50% GDP. Tuy nhiên, hiệu quả của khoản đầu tư này dường như đã giảm khi chỉ số