Tổng quan cơ sở dữ liệu

Một phần của tài liệu 21-00109_DATA61_REPORT_VietnamTechnologicalChange_Vietnamese_WEB_211025 (Trang 51 - 54)

Nguồn: Nhóm tác giả

Cơ sở dữ liệu bao gồm 2 bộ dữ liệu khác nhau:

Bộ dữ liệu vi mô: Chứa dữ liệu vi mô về các doanh

nghiệp tại Việt Nam. Dữ liệu chính trong bộ dữ liệu này được lấy từ điều tra doanh nghiệp do TCTK và các tổ chức trực thuộc của TCTK.22 Điều tra được thực hiện vào hàng năm (thời điểm cuối năm) kể từ năm 2000 nhằm thu thập thông tin về các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.  Các dữ liệu vi mơ khác được thu thập từ:

• Điều tra về Đổi mới sáng tạo do Ngân hàng Thế giới thực hiện nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam (Dự án FIRST).40 • Các doanh nghiệp cơng bố trên thị trường chứng

khốn Việt Nam. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng như dữ liệu xác thực để chạy lại tất cả các mơ hình nhằm kiểm tra sự chuẩn mạnh của các mơ hình và bổ sung thêm các chỉ báo về nỗ mực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ dữ liệu vĩ mô: Chứa dữ liệu cấp ngành. Dữ liệu bao

gồm thông tin liên quan đến các đặc điểm chính của ngành cũng như nỗ lực đổi mới và sáng tạo công nghệ của ngành. Chúng tơi thu thập dữ liệu từ các nguồn sau: • Dữ liệu từ các điều tra doanh nghiệp và

điều tra vi mơ khác do TCTK tiến hành.22 • Dữ liệu từ Cục SHTT.

• Dữ liệu từ Tổng Cục hải quan.

Dữ liệu được tổng hợp theo mã cấp 5 của mã ngành nghề kinh doanh của Việt Nam (VSIC), bao gồm khoảng 850 phân ngành của nền kinh tế. Hình 24 tóm tắt các đặc điểm chính của hai bộ dữ liệu, phác thảo các nguồn dữ liệu, xác định các bước chính của việc thu thập và lọc dữ liệu, đồng thời đưa ra tổng quan về các chỉ số chính về đổi mới và sáng tạo cơng nghệ cũng như các đặc tính của chúng.

3,25% Đổi mới công nghệ

–1,31% Cải thiện hiệu suất

3,06% Tăng độ thâm dụng vốn 0,63% Mở rộng đường biên công nghệ 5,64% Tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động

4 Các kết quả của mơ hình

4.1 TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CƠNG NGHỆ ĐẾN MỚI CƠNG NGHỆ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Mơ hình của chúng tơi cho thấy đổi mới cơng nghệ đã trở thành động lực chính cho tăng trưởng của Việt Nam trong những năm gần đây.

Có thể thấy ở Hình 25, tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động trung bình là 5,64% trong giai đoạn 2015–2019. Thâm dụng vốn đã đóng góp 55% (3,06% trong tăng trưởng tổng thể 5,64% mỗi năm), 45% cịn lại (2,58%) là đóng góp của TFP vào tăng trưởng.

Hình 25. Các thành tố của tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động mỗi năm – tính trung bình trong giai đoạn 2015–2019

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên điều tra về doanh nghiệp của TCTK22

Đóng góp của TFP vào tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động đến từ:

1. Nỗ lực của các doanh nghiệp dẫn đầu trong nâng cao sản lượng tiềm năng (đường biên công nghệ không điều kiện) của ngành.

2. Cải thiện hiệu suất (nâng cao hiệu quả kỹ thuật) của các doanh nghiệp trung bình (các doanh nghiệp đi sau) trong hoạt động sản xuất. 3. Tác động của đầu tư liên quan đến đổi

mới công nghệ của các doanh nghiệp dẫn đầu nhằm gỡ bỏ các rào cản trong nâng cao hiệu suất và năng lực cơng nghệ. Tính trung bình từ năm 2015 đến 2019, yếu tố đóng góp lớn nhất vào TFP trong số ba yếu tố này là cải thiện năng lực đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Kết quả của mơ hình cho thấy nỗ lực đổi mới cơng nghệ đóng góp 3,25% vào tăng trưởng sản lượng trung bình hàng năm trên lao động (hơn 50% tổng mức tăng trưởng trong giai đoạn được phân tích, đóng góp lớn hơn cả thành tố tăng độ thâm dụng vốn). Nỗ lực của các doanh nghiệp dẫn đầu nhằm mở rộng đường biên cơng nghệ tiềm năng đã đóng góp trên 10% vào tăng trưởng tổng sản lượng đầu ra trên lao động trong giai đoạn được phân tích (0,63% của 5,64%). Những nỗ lực mở rộng đường biên công nghệ của các doanh nghiệp dẫn đầu là yếu tố đóng góp lớn thứ hai vào tăng trưởng TFP và là thành tố đóng góp lớn thứ ba vào cải thiện sản lượng đầu ra trên lao động.

-2% -1% 0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8% 2002–2007 2008–2014 2015–2019 2002–2019

Mở rộng đường biên công nghệ Cải thiện hiệu suất

Nỗ lực đổi mới công nghệ Thâm dụng vốn

CÁC THÀNH TỐ CỦA TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG ĐẦU RA TRÊN LAO ĐỘNG THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN

Trong hai thập kỷ qua, đổi mới công nghệ đã dần vượt qua thành tố thâm dụng vốn (capital deepening) để trở thành động lực chính của tăng trưởng sản lượng đầu ra trên lao động (Hình 26).

Một phần của tài liệu 21-00109_DATA61_REPORT_VietnamTechnologicalChange_Vietnamese_WEB_211025 (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)