Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHO CÔNG CHỨC THUẾ HÀ NỘI (Trang 86 - 91)

C. Nội dung giải thích và tài liệu đính kèm:

1 Thuế GTGT phải nộp trong kỳ ([40 ]= [39 ] [23 ] [])

5.3. Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế

* Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người nộp thuế, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với các quyết định hành chính của cơ quan thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Người nộp thuế có quyền khiếu nại đối với các Quyết định hành chính sau:

- Quyết định ấn định thuế; thông báo nộp thuế; - Quyết định miễn thuế, giảm thuế;

- Quyết định hoàn thuế;

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;

- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; - Kết luận thanh tra thuế;

- Quyết định giải quyết khiếu nại;

- Các quyết định hành chính khác theo quy định của pháp luật.

* Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

5.3.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thuế các cấp

5.3.2.1. Thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại - Quy định chung:

+ Giải quyết khiếu nại lần đầu: Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp nào thì thủ trưởng đơn vị cấp đó có trách nhiệm giải quyết.

+ Giải quyết khiếu nại lần hai: thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại có trách nhiệm giải quyết.

+ Không xem xét giải quyết đối với những vụ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai và những vụ khiếu nại đã được tòa án thụ lý giải quyết.

- Quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với cơ quan Thuế: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là thủ trưởng cơ quan có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại hoặc là thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị cấp dưới có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu bị khiếu nại, cụ thể như sau:

Thẩm quyền

giải quyết Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nạiLần đầu Lần thứ hai

Bộ trưởng Bộ

tiếp quyết nhưng còn khiếu nại Tổng cục

trưởng Tổng cục Thuế

Quyết định của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp

Khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế đã giải quyết nhưng còn khiếu nại

Cục trưởng Cục

Thuế Quyết định của mình, của người cótrách nhiệm do mình quản lý trực tiếp

Khiếu nại mà Chi cục trưởng Cục thuế đã giải quyết nhưng còn khiếu nại

Chi Cục trưởng

Chi cục Thuế Quyết định của mình, của người cótrách nhiệm do mình quản lý trực tiếp Không có

Trưởng các cơ quan, đơn vị, phòng, ban có trách nhiệm giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp thực hiện giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền. Tổ chức tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, tổ chức lấy ý kiến giám định (nếu cần thiết), kết luận nội dung khiếu nại và soạn thảo quyết định giải quyết khiếu nại trình thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp ký ban hành đối với những đơn khiếu nại có nội dung liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của đơn vị mình.

5.3.2.2. Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo

- Quy định chung về thẩm quyền giải quyết tố cáo:

+ Nội dung tố cáo liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước của cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết, liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của cán bộ công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan nào trong ngành Tài chính thì thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

+ Nội dung tố cáo liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan nào thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị đó có trách nhiệm giải quyết; liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính thì do Thủ tướng Chính phủ giải quyết.

- Quy định cụ thể về thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với cơ quan Thuế:

Thẩm quyền giải

quyết Nội dung tố cáo

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức cấp Tổng cục;

- Hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục thuế.

Cục trưởng Cục Thuế

- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức cấp Cục;

- Hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Chi Cục thuế.

Chi cục trưởng Chi cục Thuế

- Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức cấp Chi Cục.

Thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5.3.3.1. Khiếu nại

* Thời hạn giải quyết khiếu nại:

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết như sau:

Vụ việc khiếu nại Thời hạn giải quyết

Lần đầu Lần thứ hai

Trong điều kiện bình thường Không quá 30 ngày Không quá 45 ngày

- Vụ việc phức tạp Không quá 45 ngày Không quá 60 ngày

Tại vùng sâu, vùng xa Không quá 45 ngày Không quá 60 ngày

- Vụ việc phức tạp Không quá 60 ngày Không quá 70 ngày

* Thủ tục giải quyết khiếu nại:

Về thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu: Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần đầu gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra Quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản theo mẫu số 01/KNTC ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC và phải gửi quyết định này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; khi cần thiết thì công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại và người bị khiếu nại.

5.3.3.2. Tố cáo

* Thời hạn, thủ tục giải quyết tố cáo:

Người tố cáo có phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận phải ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.

Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết và phải hoàn toàn giữ bí mật cho người tố cáo; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển cho cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo khi họ yêu cầu.

Trong trường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp

thời hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tố cáo khi họ yêu cầu.

Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình tiếp nhận, giải quyết tố cáo, nếu thấy có dấu hiệu phạm tội thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận giải quyết tố cáo phải chuyển tin báo, chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

5.3.4. Tiếp người đến khiếu nại, tố cáo

Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp và tổ chức việc tiếp người đến trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo; bố trí cán bộ có phẩm chất tốt, có kiến thức và am hiểu chính sách, pháp luật, có ý thức trách nhiệm làm công tác tiếp người đến khiếu nại, tố cáo.

Việc tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, đưa đơn khiếu nại, tố cáo được tiến hành tại nơi tiếp công dân và phải được lập biên bản theo mẫu số 02/KNTC ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC. Lịch tiếp người đến khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan thuế, người đứng đầu bộ phận giải quyết khiếu nại tố cáo cũng được quy định cụ thể như sau:

- Thủ trưởng cơ quan thuế có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:

+ Chi cục trưởng Chi cục thuế mỗi tuần ít nhất một ngày; + Cục trưởng Cục thuế mỗi tháng ít nhất hai ngày;

+ Tổng cục trưởng Tổng cục thuế mỗi tháng ít nhất một ngày.

- Người đứng đầu bộ phận làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại tố cáo có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định sau đây:

+ Ở cấp Chi cục thuế mỗi tuần ít nhất ba ngày; + Ở cấp Cục thuế mỗi tuần ít nhất hai ngày; + Ở cấp Tổng cục mỗi tháng ít nhất bốn ngày.

5.3.5. Xử lý số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan thuế phải hoàn trả tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi tính trên số tiền nộp thừa của tiền thuế, tiền phạt thu không đúng cho người nộp thuế, bên thứ ba trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền. Tiền lãi được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.

5.3.6. Khởi kiện

Việc khởi kiện quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

PHỤ LỤC 1

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHO CÔNG CHỨC THUẾ HÀ NỘI (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w